THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP CẢNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 36 - 37)

Như đã phân tích, khi nhu cầu của một bộ phận cư dân có tác động rộng lớn đến một hiện tượng xã hội thì việc các chủ thể chính trị phải hoạch định và ban hành chính sách theo yêu cầu của thực tiễn. Chính sách PL về xuất cảnh, nhập cảnh nói riêng là kết quả của nhận thức và là hình thức ghi nhận nhu cầu khách quan để điều chỉnh các quan hệ xã hội, chính sách xuất cảnh, nhập cảnh không thể tách rời các quan hệ xã hội và càng khơng thể thốt ly các đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng thời kỳ lịch sử. Theo quy luật của lịch sử, chính sách ln thể hiện hai mặt cơ bản: một mặt nó là sự thể hiện và kết tinh những giá trị phổ biến, những kinh nghiệm của những giai đoạn, thời kỳ trước đó và tại giai đoạn nó được ban hành. Mặt khác, nó thuộc phạm trù giai cấp và xã hội được ban hành để bảo vệ cho lợi ích giai cấp, lực lượng đại diện xã hội, cho nên nó phủ nhận những gì khơng cịn phù hợp với đời sống xã hội. Do vậy, sự hình thành và phát triển của chính sách là một q trình kế thừa và phủ nhận một cách biện chứng, mà nó cần phải được nghiên cứu, xem xét trên cả hai mặt để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện.

Thực tiễn cho thấy, sự hình thành và phát triển chính sách PL trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh ở Việt Nam ln được hướng tới việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước liên quan đến quyền xuất cảnh, nhập cảnh và chính sách đối ngoại trong mỗi thời điểm lịch sử.

Sự hình thành tư tưởng về chính sách, có thể nói trong Bản u sách của nhân dân An Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo gửi Hội nghị Versailles vào đầu năm 1919, sau chiến tranh thế giới lần thứ I, Người đưa ra yêu sách yêu cầu dân tộc người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt PL

như người Âu Châu; bảo đảm “Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương” [31, tr.435 - 436]. Sau đó vào năm 1921, tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc phát biểu: “Chúng tơi khơng có quyền cư trú và du lịch ra nước ngồi” [31, tr.22,24].

Theo đó, sự hình thành và phát triển chính sách PL trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh ở nước ta có thể chia ra các giai đoạn sau đây.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w