Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, công cuộc đổi mới trên đất nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chúng ta đã từng bước khôi phục, phát triển và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với tất cả các nước trên thế giới. Để nâng cao hiệu quả hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta vào đời sống quốc tế, khu vực, Nhà nước ta đã có đổi mới về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh. Chúng ta đã tiếp tục mở rộng diện giải quyết xuất cảnh định cư theo chương trình ODP; mở ra chương trình xuất cảnh cho con lai Mỹ và các nước đồng minh (gọi tắt là chương trình AC); chương trình giải quyết xuất cảnh cho những người trước đây cộng tác với Mỹ, chính quyền Ngụy học tập cải tạo, tha về từ năm 1989 (gọi tắt là chương trình HO).
Nhà nước ta cũng đã mở rộng diện xuất cảnh về việc riêng. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 48/HĐBT ngày 26/2/1988 về việc cho phép công dân Việt Nam xuất cảnh có thời hạn để giải quyết việc riêng, đối với xuất cảnh về việc riêng. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 48/HĐBT ngày 26/2/1988 về việc cho phép cơng dân Việt Nam xuất cảnh có thời hạn để giải quyết việc riêng. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh, Chính phủ đã ban hành quy chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài, và các đoàn nước ngoài vào nước ta kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 01/12/1992; Bộ Nội vụ cũng đã ban hành Quy định số 01- QĐ/BNV (A18) ngày 17/6/1988 của Bộ Nội vụ quy định về thủ tục xin xuất cảnh định cư nước ngồi.
Ngày 8/7/1993, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 48/CP về hộ chiếu và thị thực, chuyển chức năng cấp hộ chiếu phổ thông cho người xuất cảnh việc công từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Nội vụ (trước đây, Bộ Nội vụ chỉ cấp hộ chiếu phổ thông cho người xuất cảnh việc tư). Nghị định này quy định Điều kiện để công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu; đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ và phổ thông; thời hạn, giá trị hộ chiếu; các loại thị thực của Việt Nam; cơ quan cấp hộ chiếu; xử lý vi phạm đối với cá nhân vi phạm quy chế sử dụng hộ chiếu, thị thực xuất cảnh, nhập cảnh.
Đối với người nước ngoài: ngày 21/2/1992, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi, lại của người nước ngồi tại Việt Nam. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/CP ngày 18/01/1993 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này; Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao cũng ban hành các thông tư như: Thông tư 04/TT-BNV(A18) ngày 27/3/1993 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 04/CP của Chính phủ; Thơng tư 04/TT-LB ngày 18/01/1993 liên Bộ Nội vụ - Ngoại giao - Ban Việt kiều Trung ương... hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.
Nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, Nhà nước ta đã ký các Hiệp định về biên giới với các nước (Trung Quốc, Lào, Cămpuchia) quy định về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh biên giới như: Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Lào ngày 01/3/1990; Hiệp định tạm thời ngày 7/11/1991 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước, Hiệp định ngày 14/2/1992 giữa hai Chính phủ về miễn thị thực hộ chiếu cho công dân hai nước; Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Cămpuchia ngày 20/7/1993.
Về việc lập danh sách cấm nhập: ngày 24/6/1987, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành chỉ thị số 07/BNV(A18) về việc lập danh sách đối tượng cấm nhập cảnh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Văn bản này chính thức cơng nhận biện pháp lập và quản lý "danh sách đen" của Bộ Nội vụ, phục vụ cho cơng tác xét duyệt cấp phép cho người nước ngồi nhập cảnh. Ngày 11/01/1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
ban hành chỉ thị số 01/CT-BNV(A11) về việc lập danh sách đối tượng "cấm nhập" và đối tượng "chú ý khi nhập cảnh" vào nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thay thế Chỉ thị số 07/BNV(A18) ngày 24/6/1987).
Về bộ máy hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh: Bộ Nội vụ đã ra quyết định số 48/BNV ngày 16/7/1988, thành lập Cục Quản lý XNC trên cơ sở sáp nhập Cục Quản lý người nước ngoài và xuất cảnh, nhập cảnh với Cục Quản lý cửa khẩu. Các cửa khẩu đường bộ và đường biển được giao cho Bộ đội biên phịng quản lý (lúc đó thuộc Bộ Nội vụ). Ngày 15/8/1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 340/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục Quản lý XNC. Quyết định này điều chỉnh, bổ sung một số quyền hạn, nhiệm vụ của Cục Quản lý XNC so với các quy định trước đây để phù hợp với tình hình, tổ chức thực hiện các biện pháp để kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu sân bay quốc tế.
Giai đoạn này, tư duy, quan điểm đổi mới nền hành chính nhà nước nói chung và trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh đã được hình thành. Tuy nhiên, tư tưởng bảo thủ, trì trệ, cục bộ, co kéo lợi ích bộ, ngành trong cán bộ tham gia quản lý và xây dựng chính sách PL về xuất cảnh, nhập cảnh vẫn chưa được khắc phục triệt để, nên dẫn đến tình trạng chính sách PL về xuất cảnh, nhập cảnh được xây dựng và ban hành với những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, kém hiệu lực mang tính phổ biến. Thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh được quy định hết sức rườm rà, phức tạp, gây khó khăn, phiền hà, lãng phí thời gian, tốn kém tiền của và sức lực đối với công người dân khi thực hiện quyền xuất, XNC. Muốn có được hộ chiếu, thị thực xuất cảnh, nhập cảnh người dân phải xuất trình và xác nhận rất nhiều loại giấy tờ để chứng minh mục đích xuất cảnh, nhập cảnh, thủ tục xét duyệt qua nhiều cấp, thời gian kéo dài.
Tình hình thế giới có nhiều diễn biến nhanh chóng và hết sức phức tạp từ sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ. Những diễn biến tình hình nêu trên đã tác động khơng nhỏ tới nền kinh tế - chính trị đất nước ta. Trước những diễn biến tình hình nêu trên, Đảng và Nhà nước đã kịp thời có những điều chỉnh đường lối,
chính sách trên nhiều lĩnh vực thích ứng với tình hình, nhằm ổn định chính trị và phát triển kinh tế của đất nước. Với đường lối nhất quán về đối ngoại, chúng ta đã từng bước khôi phục, phát triển và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với tất cả các nước trên thế giới.
Để nâng cao hiệu quả hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta vào đời sống quốc tế, khu vực, Nhà nước ta đã có đổi mới về chính sách chính sách PL trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh. Đặc biệt là từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh. Chúng ta đã tiếp tục giải quyết chương trình xuất cảnh tái định cư đối với những người không được các nước cho phép định cư hồi hương tại các trại tị nạn (gọi tắt là chương trình ROVR); chương trình xuất cảnh người Thượng ở Tây Nguyên.
Nghị định số 24/CP ngày 24/3/1995 và Nghị định số 76/CP ngày 16/11/1995 của Chính phủ về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đã cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam. Tiếp sau đó, để mở rộng dân chủ Quyết định 957/1997/QĐ-TTg ngày 11/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ đã cải tiến một số thủ tục xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam xuất cảnh nhưng không về nước đúng hạn. Đây là quyết định đánh dấu một nét nhấn sâu sắc về sự đổi mới trong tư duy chính trị của các nhà quản lý XNC. Nội dung quyết định có nhiều đổi mới, tạo sự thơng thống, dễ dàng cho người có nguyện vọng xuất cảnh, như: xóa bỏ chế độ thị thực đối cơng dân Việt Nam đã có hộ chiếu hợp lệ khi xuất cảnh, nhập cảnh (trước đó Nghị định 48/CP ngày 08/7/1993 quy định cơng dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh cần phải có thị thực) và bãi bỏ việc xử phạt hành chính đối với cơng dân Việt Nam ở lại nước ngồi q hạn. Quyết định cịn quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong quản lý cán bộ nhân viên mình khi xuất cảnh, cách giải quyết những trường hợp ở lại nước ngồi. Theo đó, Bộ Ngoại giao đã ban hành Thơng tư số 02/1998/TTLT/NV-NG ngày 19/5/1998 hướng dẫn thực hiện Quyết định 957/1997/QĐ-TTg ngày 11/11/1997 của Thủ
tướng Chính phủ. Ngày 30/01/1999, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 55/QĐ-BCA(A11) quy định về xác định, lập hồ sơ đăng ký đối tượng cấm nhập cảnh, cần chú ý khi nhập cảnh; đối tượng chưa được xuất cảnh và cần chú ý khi xuất cảnh. Ngày 27/10/1999, Chính phủ ra Quyết định 210/1999/QĐ-TTg về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Quyết định nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngồi nhập cảnh, xuất cảnh và đầu tư về nước.
Ngày 03/03/2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2000/NĐ/CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nghị định này đổi mới căn bản chính sách, thủ tục hành chính (xóa bỏ cơ chế xin cho) tạo thơng thống và thuận lợi cho công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh, phù hợp với thơng lệ quốc tế. Theo đó, Bộ Cơng an đã ban hành Thơng tư số 09/2000/TT-BCA ngày 07/6/2000 hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định số 05/2000/NĐ/CP. Nội dung của Thông tư tiếp tục cải tiến, đổi mới thủ tục cấp hộ chiếu: khi công dân Việt Nam làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu không phải xin xác nhận của công an phường, xã nơi cư trú nếu (nếu xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu hợp lệ). Ngày 29/01/2002, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2002/TTLT/BCA-BNG, hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành cho công dân Việt Nam ở nước ngồi. Theo Thơng tư này, người làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu (lần đầu) phải xuất xuất trình giấy tờ (bản chính) chứng minh có quốc tịch Việt Nam và giấy tờ chứng nhận thân nhân (có ảnh đóng dấu giáp lai do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp).
Ngày 28/04/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh năm 2000). Pháp lệnh này ra đời trên cơ sở nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh năm 1992, nhằm đáp ứng địi hỏi thực tiễn của cơng cưộc đổi mới, hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam. Pháp lệnh này, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính (theo hướng đơn giản hóa) trong quản lý nhà
nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh đối với người nước ngồi. Theo đó, ngày 28/5/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngồi. Ngày 29/01/2002, Bộ Cơng an và Bộ Ngoại giao cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP. Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh năm 2000 và Điều 10 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Cơng an đã ra Quyết định số 1279/2002/QĐ-BCA ban hành Quy chế quản lý người quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch.
Ngày 30/01/1999, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 55/QĐ-BCA(A11) quy định về xác định, lập hồ sơ đăng ký đối tượng cấm nhập cảnh, cần chú ý khi nhập cảnh; đối tượng chưa được phép xuất cảnh và cần chú ý khi xuất cảnh. Quyết định trên đến nay được thay thế bởi Thông tư 20/2011/TT-BCA ngày 25/4/2011, và Thông tư 21/2011/TT-BCA ngày 25/4/2011 của Bộ Công an.
Ngày 02/07/2002, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thơng qua Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, ngày 12/12/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an tồn xã hội. Trong đó có quy định rõ hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và hình thức xử phạt. Nghị định này thay thế Nghị định số 49/CP ngày 15//9/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008; ngày 12/7/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2010/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 150); Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tại Điều 20 Nghị định 73/2010/NĐ-CP khung tiền phạt được quy định từ 100.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú, đi lại. Theo quy định hiện hành thì việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến người
nước ngồi phải phục vụ chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; đề cao chủ quyền quốc gia, sự nghiêm minh của PL, góp phần giữ vững an ninh chính trị và TTATXH; chủ động phịng ngừa và đấu tranh với các hành vi xâm phạm ANQG và phát hiện sơ hở, thiếu sót để khắc phục kịp thời trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh.
Trong giai đoạn này, việc thu, nộp và sử dụng lệ phí cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi hộ chiếu, thị thực và giấy tờ trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh được quy định tại các văn bản như: Thông tư Liên Bộ Tài chính - Ngoại giao - Nội vụ số 71/1991/TTLB; Thông tư số 26/1993/TC/HCVX và Thông tư số 54/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính; Quyết định số 136/1999/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính; Thơng tư số 103/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính; Thơng tư số 37/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính (có ban hành kèm theo: biểu mức thu lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực và các loại giấy tờ về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam), sau đó được thay thế tại Thông tư số 60/2005/TT-BTC ngày 01/5/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực và giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Trên cơ sở sự phân tích ở trên cho thấy, từ khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi tới nay, CSXNC của Nhà nước ta thể hiện tư duy chính trị mỗi giai đoạn ngày càng cao trong việc đảm bảo quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân ngày càng được mở rộng, chính sách PL trong quản lý nhà nước về xuất