Chính sách PL trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh là cơ sở
bảo đảm giữ vững chủ quyền, ANQG và TTATXH
Trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh đặt ra những quy chế đặc biệt (như: quy chế biên giới quốc gia; quy chế quản lý, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh tại cửa khẩu; quy chế trục xuất) là cơ sở để hoạt động quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh được tổ chức chặt chẽ nhằm hạn chế và ngăn chặn những hành vi vi phạm PL, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ vững ANQG và TTATXH.
Ở nước ta, quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh là hoạt động của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh trên cơ sở chính sách PL về xuất cảnh, nhập cảnh nhằm bảo đảm giữ vững chủ quyền, ANQG và TTATXH.
Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh là bảo đảm an tồn và tạo điều kiện cho cơng dân Việt Nam và người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam, đồng thời bảo đảm ANTT, hạn chế, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với những vi phạm chính sách PL về xuất cảnh, nhập cảnh.
Chính sách PL trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh cùng hệ thống chính sách PL của nhà nước ta là phương tiện quan trọng bảo đảm an tồn tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm cùng các quyền lợi nghĩa vụ của công dân. Hành lang pháp lý và địa vị pháp lý của công dân Việt Nam, của người nước ngoài tại Việt Nam được xác định rõ ràng, bảo đảm ANTT trên các phương diện mà công dân hoạt động.
Chúng ta nhận thức rằng: quyền xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú là quyền tự do của công dân gắn liền với nghĩa vụ cá nhân với cộng đồng xã hội, nói cách khác quyền xuất cảnh, nhập cảnh phải trên cơ sở quy định của PL. Điều đó có nghĩa Nhà nước đã tỏ rõ thái độ của xã hội, trong việc xem xét chưa cho xuất cảnh những trường hợp thuộc vì lý do an ninh hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đang bị khởi tố hoặc đang thi hành án... theo quy định của PL). Đối với người nước ngoài chưa được nhập cảnh vào Việt Nam (trong những trường hợp vì lý do đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXH, theo quy định của PL).
Người nước ngồi vào nước ta trong những năm qua cho thấy đã xuất hiện vấn đề tội phạm xuyên quốc gia đó là việc xuất hiện loại tội phạm mới do người nước ngoài thực hiện, sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông, Internet, tấn công các ngân hàng và tài khoản của cơng dân, chỉ tính riêng năm 2010 cả nước ta đã khám phá, bắt giữ và trục xuất 168 đối tượng. Xử lý 3.248 trường hợp người nước ngoài vi phạm quy chế XNC
Quyền nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam của người nước ngồi, được bảo đảm bằng cả hệ thống chính sách PL trong nước và những Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc thừa nhận. Để thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế theo
phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, khơng phân biệt chế độ chính trị, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau", Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút và khuyến khích đầu tư của người nước ngồi và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) vào Việt Nam.
Trong những năm qua, phần lớn người nước ngoài, Việt kiều nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú ở nước ta đã tích cực góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đã lợi dụng kẽ hở của chính sách PL và sự lỏng lẻo trong quản lý của Nhà nước ta, đã có những hành vi, hoạt động phương hại đến ANQG, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam. Vì vậy, chính sách PL trong quản nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh, một mặt phải phục vụ có hiệu quả q trình mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế, mặt khác phải bảo đảm chủ quyền, ANQG và TTATXH.
Đối với TP Đà Nẵng, số lượng người nước ngoài đến tạm trú và hoạt động trên các lĩnh vực ngày càng đông, năm sau cao hơn năm tr ước; theo số liệu thống kê quản lý người nước ngồi tạm trú của Phịng quản lý XNC CATP Đà Nẵng thì:
- Năm 2008 có 58.698 lượt người nước ngoài (người nước ngoài: 53.349; Việt Kiều: 5.349)
- Năm 2009 có 64.891 lượt người nước ngoài (người nước ngoài: 56.988; Việt Kiều: 7.903)
- Năm 2010 có 104.371 lượt người nước ngoài (người nước ngoài: 97.281; Việt Kiều: 7090)
- Năm 2011 có 106.691 lượt người nước ngoài (người nước ngoài: 101.014; Việt Kiều: 5.677).
- Từ năm 2008 đến nay có 07 người nước ngồi nhập Quốc tịch Việt Nam (Quốc tịch Đài Loan 05 người, quốc tịch Cămpuchia 02 người). Có 48 người Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về nước sinh sống tại TP Đà Nẵng.
Để góp phần bảo đảm ANTT, phục vụ phát triển kinh tế đất nước cũng như của địa phương. Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Công an, của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; CATP Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc tổ chức, thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động, cư trú của người nước ngồi nói chung và cơng tác quản lý tạm trú người nước ngồi nói riêng nhằm phục vụ đắc lực cho việc phịng ngừa vi phạm chính sách PL. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, cơng tác quản lý tạm trú người nước ngồi của lực lượng CATP Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, bất cập cả về phân công, phân cấp quản lý giữa các lực lượng an ninh, cảnh sát, giữa các phịng nghiệp vụ CATP với cơng an địa phương còn chồng chéo, trùng dẫm, chưa thống nhất, thơng tin về người nước ngồi tạm trú chưa được thống kê, phản ánh kịp thời để phục vụ cho công tác tra cứu, thống kê... dẫn đến cơng tác quản lý tạm trú người nước ngồi chưa đi vào chiều sâu, chưa nắm và quản lý được hết số người nước ngoài tạm trú trên địa bàn.
- Từ thời điểm năm 1997 (trước khi tách tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng) trở về trước, lượng người nước ngoài đến thành phố chưa nhiều (chưa đến 30 ngàn lượt người/1năm); chủ yếu là hoạt động của các đồn tìm kiếm người Mỹ chết, mất tích trong chiến tranh (POW-MIA); một số các đoàn khách du lịch theo đoàn, theo tour, tuyến của một số nước Châu Âu (Pháp, Đức); một vài nước thuộc khối ASEAN và một số cơng ty, tập đồn kinh tế nước ngồi đến khảo sát, thăm dị, nghiên cứu thị trường.
Từ sau năm 2000 trở đi, lượng người nước ngoài đến thành phố Đà Nẵng có xu hướng tăng dần, đa dạng về Quốc tịch, về mục đích. Đặc biệt là những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thành phố thì người nước ngồi đến cư trú và hoạt động rất đa dạng, phong phú. Nếu xét về mục đích thì trước đây chủ yếu như đã phân tích ở trên, nhưng hiện nay thì hoạt động của người nước ngồi có mặt hầu hết ở mọi lĩnh vực như: du lịch, đầu tư trực tiếp, liên doanh, buôn bán thương mại, kinh doanh, từ thiện, giao lưu văn hóa, hoạt động báo chí, hoạt động trong các văn phòng đại diện các tổ chức của
nước ngồi, các tổ chức phi Chính phủ, hoạt động khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, kết hơn, nhận con ni… trong đó người nước ngồi đến với mục đích du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 50% đến 70% (xem thống kê 1 của phụ lục). Về quốc tịch, những năm gần đây người nước ngoài đến thành phố Đà Nẵng gồm đủ mọi thành phần thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, chiếm số lượng phổ biến vẫn là Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật bản, Hàn Quốc…(xem thống kê 2 của phụ lục).
Để có cái nhìn tồn diện về số lượng người nước ngoài tạm trú tại thành phố cũng như số lượng khách và phương tiện nhập xuất cảnh qua cửa Cảng và Sân bay Đà Nẵng từ năm 2008 đến nay, xem bảng thống kê tổng quát dưới đây:
Bảng 2.1: Thống kê số liệu tổng quát về đăng ký tạm trú người nước ngoài
Năm Tổng số người nước ngoài
và Việt kiều Người nước ngoài Việt Kiều
2008 74.321 65.207 9.114
2009 64.891 56.988 7.903
2010 104.371 97.281 7.090
2011 106.691 101.014 5.677
Đến 6/2012 63.116 60.154 2.962
Nguồn: “Phòng quản lý XNC CATP Đà Nẵng”.
Bảng 2.2: Thống kê phương tiện, số lượng thuyền viên và khách du lịch nhập cảnh qua
Cảng biển Đà Nẵng
Năm Số lượng tàu biển Thuyền viên Hành khách
2008 612 26.051 27.777
2009 684 29.618 23.737
2010 594 30.275 33.029
2011 643 23.703 19.479
Nguồn: “Phòng Tham mưu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng".
Bảng 2.3: Thống kê phương tiện, số lượng thuyền viên và khách du lịch
xuất cảnh qua Cảng biển Đà Nẵng
2008 599 25.956 27.463
2009 683 28.681 23.609
2010 592 30.190 33.068
2011 645 22.816 19.276
Nguồn: “Phòng Tham mưu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng".
Bảng 2.4: Thống kê số lượng chuyến bay và khách nước ngoài nhập cảnh
trực tiếp qua cửa khẩu sân bay Quốc tế Đà Nẵng
Năm Số lượng chuyến bay Phi hành đoàn Hành khách
2008 245 1.012 15.061
2009 201 865 8.202
2010 352 1.695 24.882
2011 533 2.179 44.555
Nguồn: “Đồn Công an cửa khẩu sân bay Quốc tế Đà Nẵng".
Bảng 2.5: Thống kê số lượng chuyến bay và khách nước ngoài xuất cảnh
trực tiếp qua cửa khẩu sân bay Quốc tế Đà Nẵng
Năm Số lượng chuyến bay Phi hành đoàn Hành khách
2008 247 1.027 12.534
2009 205 877 7.559
2010 358 1.862 24.528
2011 562 2.248 44.177
Nguồn: “Đồn Công an cửa khẩu sân bay Quốc tế Đà Nẵng”.
Cùng với lượng người nước ngoài vào ngày càng nhiều ở nước ta, người Việt Nam trong nước ra nước ngoài qua những năm gần đây cũng tăng, qua số lượng cấp hộ chiếu cho công dân của các năm 2008 là 933.463; năm 2009 là 866.330; năm 2010 là 1.107.645; năm 2011 là 1.028.466 hộ chiếu.
Số lượng hộ chiếu cấp cho công dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, năm 2008 là 14.153 hộ chiếu ; năm 2009 là 14.399 hộ chiếu; 2010 là 15.807 hộ chiếu; năm 2011 là 16.986 hộ chiếu.