CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 80 - 86)

Thực hiện CSXNC của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua tình hình cơng dân Việt Nam ra nước ngồi, và người nước ngoài vào nước ta tạo ra tác động chính trị tiêu cực đáng quan tâm đó là:

Trong những năm gần đây, hoạt động đưa người ra nước ngồi bất hợp pháp và bn bán người có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay việc thông tin tuyên truyền về âm mưu, thủ đoạn và tác hại của loại hình tội phạm này vẫn chưa đầy đủ, sâu rộng. Do nhu cầu của người dân ra nước ngoài lao động, làm việc, học tập, chữa bệnh, di du lịch, thăm thân, kết hơn, đồn tụ gia đình,…là rất lớn và da dạng, nên xuất cảnh bất hợp pháp là vấn đề khó có thể tránh khỏi. Ðây khơng phải là hiện tượng mới, trong nhiều năm qua đã có nhiều đường dây đưa người ra nước ngồi, thu lợi bất chính, gây nguy hiểm đến tính mạng của họ. Trong thực tế, các đường dây tội phạm quốc tế này không chỉ tổ chức đưa người Việt Nam nhập cư trái phép trong những điều kiện thiếu an tồn, phi nhân đạo mà cịn lợi dụng vị thế bấp bênh của họ để đẩy một bộ phận người xuất cảnh dạng này vào con đường bị bn bán, bóc lột tình dục và lao động cưỡng bức. Người Việt Nam nhập cư trái phép vẫn là vấn đề tác động chính trị nổi trội trong quan hệ giữa Việt Nam và nhiều nước hữu quan trong nhiều năm qua, nhất là ở Anh. Với con số ước tính 30.000 người, Việt Nam nằm trong tốp 5 nước có số người nhập cư bất hợp pháp vào Anh lớn nhất.

Về xuất lao động hầu hết lao động đi xuất khẩu là người nơng thơn, có nhiều hạn chế về tay nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, cùng với tâm lý đi làm thuê nên nhiều người khơng muốn tham gia sinh hoạt đồn thể, cộng đồng. Hiểu biết của họ về văn hóa, phong tục tập quán và PL nước sở tại cịn kém do khơng được bồi dưỡng đầy đủ trước khi đi, tay nghề không bảo đảm so với yêu cầu, không quen với tác phong công nghiệp và các quy định chặt chẽ về kỷ luật lao động. Một bộ phận lại ảo tưởng về mức thu nhập ở nước ngoài và thất vọng với công việc thực tế nên nảy sinh ý thức kém, vi phạm hợp đồng lao động đã ký kết, sau khi hết hợp đồng lao động đã không chịu về nước, mà tìm cách bỏ trốn, cư trú trái phép lại nước họ, gây phức tạp về trật tự xã hội nước sở tại, làm ảnh hưởng quan hệ ngoại giao của nước ta trong giải quyết vấn đề lao động quốc tế. Gần đây thông tin về thị trường "xuất khẩu lao

động" sang Hàn Quốc có nguy cơ bị đóng cửa vĩnh viễn (hiện tại là tạm dừng) làm đau đầu các nhà quản lý, nhất là người đứng đầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Thực tế cho thấy công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ, trang bị những kiến thức cơ bản về văn hóa, phong tục, tập quán và PL của nước đến cũng như công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết PL và ý thức công dân cho người lao động trước khi xuất cảnh chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Công tác quản lý lao động ngồi nước cịn có những bất cập, đại diện doanh nghiệp và cán bộ quản lý trong lĩnh vực này còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đạt yêu cầu, nhân sự thường xuyên thay đổi nên quan hệ phối hợp với chủ sử dụng lao động và việc theo dõi nắm bắt tình hình lao động tại địa bàn cịn nhiều hạn chế; không kịp thời phát hiện và bị động, lúng túng.

- Phụ nữ Việt Nam kết hơn với người nước ngồi

Sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu kinh tế - thương mại, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam với các nước và nhiều nguyên nhân khác nữa đã làm gia tăng nhanh chóng việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam, chủ yếu là phụ nữ, với người nước ngồi. Xuất phát từ hồn cảnh kinh tế gia đình, do tác động về tâm lý về lấy chồng ngoại và sự nở rộ của hoạt động môi giới hôn nhân, số phụ nữ lấy chồng nước ngồi thơng qua dịch vụ mơi giới hơn nhân tăng mạnh trong những năm gần đây. Tình trạng trên do tác động của sự già hố dân số, mất cân bằng giới tính; do tác động và áp lực của xã hội đương đại. Theo các con số thống kê của Bộ Tư pháp, số lượng phụ nữ lấy chồng nước ngồi khơng có xu hướng giảm. Chỉ riêng trong ba năm gần đây (2007-2010), đã có gần 32.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, phần lớn là người Trung Quốc (Ðài Loan) và Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, hiện có trên 40.000 phụ nữ Việt Nam đang làm dâu và chủ yếu sinh sống trong các gia đình nơng thơn. Bên cạnh những khó khăn chung của cơ dâu Việt Nam ở nước ngồi, các cơ dâu Việt ở Hàn Quốc cịn phải

đương đầu với tính khép kín và gia trưởng của xã hội nơng thơn Hàn Quốc. Trái với kỳ vọng ban đầu, hầu hết cô dâu Việt chỉ ở nhà chăm con, không thể đi làm kiếm tiền dù nhà chồng có nghèo khó đi chăng nữa. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phúc lợi xã hội do thiếu thông tin, do thủ tục phức tạp, do khơng có khả năng giao tiếp ở nước sở tại. Ngoài ra kết hơn theo “hợp đồng” vì mục đích lợi nhuận tại Hàn Quốc cũng là lý do dẫn đến ly hôn. Những trường hợp kết hơn qua mơi giới lại càng khó có có hội bền vững và hạnh phúc. Gần đây nhiều thông tin xã hội cho thấy phụ nữ giả vờ ly hôn để ra nước ngồi lao động, rồi hơn nhân đổ vỡ thật sự. Trường hợp hợp khác giả vờ ly hôn để kết hôn với người nước ngồi mong muốn được định cư, đó là điều kiện dễ được chấp nhận của nước nước đến.

- Tình hình mua bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

Tình hình mua bán người, đặc biệt là phụ nữ trẻ em ra nước ngoài vẫn diễn ra phức tạp. Theo báo cáo năm 2010 của Văn phòng thường trực Chương trình Hành động Quốc gia phòng chống mua bán người (Chương trình 130/CP), trên phạm vi cả nước có 255 địa bàn trọng điểm, 89 tuyến trọng điểm về mua bán người. Họat động mua bán người diễn ra trên cả các tuyến đường bộ, đường thủy và đường hàng khơng. Nhiều vụ chiếm đoạt, bắt cóc phụ nữ, trẻ em đã xảy ra tại một số tỉnh biên giới Việt-Trung (Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang). Nhìn chung, các nạn nhân thường bị bán với mục đích làm gái mại dâm, lấy chồng hoặc bóc lột sức lao động. Nhiều trẻ em Việt Nam bị đưa trái phép sang Thái Lan ép bán hàng rong cho khách du lịch. Một số trường hợp bị bán để lấy nội tạng, hoặc đẻ thuê được phát hiện sau khi nạn nhân đã bị đem ra nước ngoài. Trên tuyến hàng không, các nạn nhân chủ yếu bị đưa qua hai cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sang nhiều nước và vùng lãnh thổ như Ma-lai-xi-a, Hồng Kông, Ma Cao..., và một số nước châu Âu, Hoa Kỳ... dưới hình thức du lịch, kết hơn, xuất khẩu lao động, cho nhận con ni nước ngồi. Tội phạm mua bán người vẫn diễn ra với thủ đoạn, hình thức hết sức tinh vi, phức tạp trên nhiều địa phương.

- Chảy máu chất xám

Thực tế cho thấy phần lớn học sinh, sinh viên đi du học tự túc đã quyết định không trở về nước sau khi tốt nghiệp. Ða số muốn tiếp tục ở lại làm việc để có kinh nghiệm và chút vốn liếng và sau đó sẽ về làm việc cho các cơng ty có vốn nước ngồi tại Việt Nam hoặc làm việc cho các công ty tại các nước láng giềng như Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a... Thậm chí, con em của nhiều gia đình khá giả, quyền thế, học hành tới nơi tới chốn sau khi tốt nghiệp vẫn muốn ở lại nước ngồi để tích lũy kinh nghiệm làm việc. Nhiều địa phương có chính sách “chiêu hiền - đãi sĩ” nhằm thu hút sinh viên du học và cả những người gốc Việt Nam hiện mang quốc tịch khác muốn trở về sinh sống, làm việc ở trong nước. Các biện pháp được đưa ra khá hấp dẫn như hỗ trợ tiền lương, trợ cấp nhà ở, miễn thuế đối với hàng loạt các tư liệu sinh hoạt cao cấp…, song trên thực tế, Việt Nam khơng có điều kiện thực sự để cung cấp những việc làm phù hợp và môi trường thuận lợi cho nhóm lao động có trình độ, có tay nghề và kỹ năng này. Ðây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất xám ở trong nước ngày càng thiếu hụt. Đã xảy ra tình trạng sinh viên trong nước được cử đi học tập theo các đề án, chương trình do Nhà nước, chính quyền địa phương cử đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, hết thời hạn học tập khơng về nước phục vụ theo cam kết, tìm các lý do trì hỗn để ở lại nước ngồi.

Từ tình hình trên cho thấy có những tác động chính trị đáng quan tâm trong thực hiện CSXNC đối với lĩnh vực cơng dân Việt Nam ra nước ngồi như đã phân tích thực trạng trên, mặt khác việc công dân Việt Nam ra nước ngoài đây cũng là điều kiện để các thế lực thù địch móc nối, lơi kéo gây hoạt động phương hại trên lĩnh vực ANQG trong quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện CSXNC của Đảng và Nhà nước ta.

Sự mở cửa, tăng cường giao thương với các nước trên thế giới khiến lưu lượng khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam tăng vọt. Với lượng lớn người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam du lịch, cư trú; bên cạnh

những mặt tích cực cịn kéo theo nhiều vấn nạn vi phạm PL, khơng ít vụ gây hậu quả nghiêm trọng gây tác động khó lường trong lĩnh vực an ninh chính trị - TTATXH.

Với xu hướng Việt Nam ngày càng hội nhập toàn diện với khu vực và trên thế giới, thời gian qua, lượng người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, nghiên cứu, học tập không ngừng tăng cao. Bên cạnh những mặt tích cực góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, việc người nước ngồi nhập cảnh địi hỏi phải đảm bảo các điều kiện an tồn theo quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế, kéo theo đó là một số vấn đề phức tạp về ANTT. Tình trạng vi phạm PL của người nước ngồi thời gian gần đây có những biểu hiện gia tăng về số lượng, đa dạng về loại hình, với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau như giết người, đe dọa khủng bố, tàng trữ vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí, lừa đảo, trộm cắp tài sản sử dụng cơng nghệ cao, hoạt động theo kiểu xã hội đen, tổ chức hoạt động mại dâm, lao động trái phép, cư trú quá hạn. Thời gian qua, tình trạng người nước ngồi nhập cảnh vào theo con đường du lịch để vi phạm PL có xu hướng gia tăng như mượn du lịch để buôn bán trái phép, chủ yếu là khách Trung Quốc, Hàn Quốc; lợi dụng visa du lịch để làm công nhân xây dựng trong công trường; lợi dụng du lịch để chiếm dụng tài sản của công dân chủ yếu tập trung vào khách Trung Quốc; Thổ Nhĩ Kỳ; Iran; Iraq… Môi giới kết hôn trái phép, chủ yếu là người Hàn Quốc, Trung Quốc; lợi dụng du lịch vào Việt Nam để tuyên truyền tôn giáo trái phép, phát tán tài liệu trái thuần phong mỹ tục; hoạt động báo chí trái phép; lợi dụng du lịch để vào Việt Nam đánh bạc, lừa đảo…Công dân nước ngoài vi phạm PL tại Việt Nam đến từ nhiều quốc gia, chủ yếu từ Mỹ, Canada, Australia, Đức, Áo, Bỉ, Cộng hòa Czech, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia, Australia, một số nước châu Phi... Đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam có thời hạn, trong thời gian lưu trú tại Việt Nam tìm cách câu móc với đối tượng trong nước lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhưng khi bị

phát hiện thì chúng đã xuất cảnh từ trước đó. Do vậy, việc đấu tranh, xử lý gặp nhiều khó khăn.

Đà Nẵng vốn có vị trí chiến lược quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của cả nước, đặc biệt là trong tầm nhìn hướng ra biển Đơng. Với việc Hồng Sa được đặt dưới sự quản lý của chính quyền Đà Nẵng từ ngày 1/1/1997 (thời điểm Đà Nẵng tách khỏi tỉnh QN-ĐN trở thành TP trực thuộc TƯ) thì vị trí của TP này càng trở nên đặc biệt quan trọng, nhất là trong tình hình biển Đơng đang như hiện nay.

Cần hết sức quan tâm là có thể đối tượng nhập cảnh dưới nhiều lớp vỏ ngụy trang khác nhau để đi đến khắp mọi nơi trên địa bàn này, nhất là trong bối cảnh Đà Nẵng đang cùng cả nước có nhiều hoạt động khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phản đối Trung Quốc liệu các đối tượng này có thực hiện mục đích trá hình, thu mua thủy, hải sản hay làm các loại hình du lịch để hoạt động gây phương hại về ANQG trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 80 - 86)