ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 100 - 104)

CSXNC là công cụ của Đảng và Nhà nước ta để điều tiết các quan hệ xã hội trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế trước những địi hỏi khách quan của thực tiễn, là q trình đẩy mạnh dân chủ hóa tồn diện, sâu sắc và triệt để nhằm phát huy tiềm năng của con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Điều kiện chính trị của đời sống xã hội luôn tác động mạnh mẽ đến việc hoạch định, ban hành và hồn thiện chính sách, đây là điều kiện để thể chế hóa đường lối chính sách, ý chí của giai cấp lãnh đạo, định hướng nầy có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phát huy sự chủ động và sáng tạo trong việc đề xuất, hoạch định chính sách trong lĩnh vực XNC, đây là sức mạnh tổng hợp để đảm bảo chính sách được ban hành đúng với quá trình vận động của xã hội, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, cho nên việc ban hành chính sách phải được cụ thể hóa bằng PL để đưa vào thực hiện kịp thời trong đời sống xã hội, làm cho PL về XNC được thực hiện nghiêm, đảm bảo cho chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ANQG, trật tự xã hội; bảo đảm quyền tự do đi lại, cư trú của công dân Việt Nam và người nước ngồi nhập cảnh vào nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn ln vận động và biến đổi không ngừng, không phải bao giờ chính sách PL cũng thể hiện đầy đủ các nhu cầu khách quan, phản ảnh ý chí của tồn xã hội, trong điều kiện ý chí khơng thể thỏa mãn được các điều kiện cụ thể của khách quan sẽ đem lại tác động tiêu cực, vì thế để hồn thiện CSXNC, giảm thiểu tác động chính trị tiêu cực cần chú trọng những vấn đề và các giải pháp sau đây:

Trong khi các nước đau đầu về tình trạng nhập cư trái phép. Mới đây vào tháng 6 năm 2012, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma ra một tuyên bố gây “sốc” trong dư luận cho phép hàng trăm nghìn người nhập cư trái phép (cịn trẻ tuổi)

được phép ở lại Mỹ để làm việc. Khơng ít người phản đối chủ trương nầy, đặc biệt là phe Cộng hịa, cho rằng sắc lệnh của ơng B.Ơ-ba-ma sẽ làm cản trở nỗ lực ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp đến Mỹ. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử hầu hết người mang quốc tịch Mỹ hiện tại có gốc từ các dân tộc khác tại châu Á, châu Âu hoặc châu Phi. Mỗi bàn tay lao động và bộ óc con người khắp nơi đã góp phần làm cho quốc gia này giàu mạnh như ngày nay. Nước Mỹ hưởng lợi từ điều đó. Theo đó khoảng 1,8 triệu người từ 16 đến 30 tuổi có cơ hội ở lại. Trong quá khứ, ngay cả các nước Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Hy Lạp, Ca-na-da cũng hưởng lợi rất nhiều từ làn sóng di dân trong quá khứ.

Việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, hoạch định CSXNC, xây dựng PL về XNC hồn chỉnh giữ vai trị đặc biệt quan trọng. Chính sách PL về XNC có tác động lớn đến tình hình chính trị của nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế, nếu chính sách khơng đạt hiệu quả như mong muốn, và nếu việc xây dựng và hoạch định không phù hợp với thực tiễn và thiếu cơ sở khoa học sẽ gây nhiều tác động tiêu cực về chính trị khó lường. Vì vậy cần thiết phải làm tăng nhận thức trong tiến trình hoạch định, ban hành chính sách từ thu thập, xác định, xử lý và phân tích các số liệu qua khảo sát từ kết quả thực hiện CSXNC và tác động của nó nhằm phát triển, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách PL của Việt Nam về XNC vì mục tiêu hội nhập và phát triển, hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực trong q trình thực hiện chính sách.

Cơng tác nghiên cứu, đánh giá và hoạch định chính sách di cư đòi hỏi phải dựa trên một cơ sở khoa học, trong đó thơng tin và dữ liệu di cư đóng vai trị rất quan trọng. Hiện nay thơng tin và dữ liệu về hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài do các Bộ, ngành liên quan thu thập, xử lý và quản lý theo chức năng và nhiệm vụ của Bộ, ngành mình. Mặt khác, do chưa có sự thống nhất trong việc định dạng các loại hình di cư và việc xây dựng các tiêu chí cho dữ liệu cơ bản, nên mức độ chi tiết của số liệu thường không đầy đủ và không thống nhất. Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin và dữ liệu

này cũng như việc cơng bố, sử dụng chúng cịn hạn chế và chưa chính xác. Theo tham luận của Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao, qua 2 cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê tiến hành vào năm 1999 và 2009 chỉ cung cấp thông tin rất hạn chế mang tính tham khảo về hoạt động di cư đi và đến ở Việt Nam do được tiến hành định kỳ 10 năm một lần nên thơng tin thiếu tính cập nhật.

- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Dữ liệu, thực chất là số lượng lao động, nước đến, ngành nghề ở nước ngoài do Bộ thu thập chủ yếu dựa trên các báo cáo của các doanh nghiệp phái cử lao động, khơng có dữ liệu thống kê về tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ, kỹ năng…Nguồn dữ liệu này khơng bao gồm những người lao động cá nhân tự thu xếp hoặc theo các đường riêng (chiếm khoảng 3-5% số người lao động ở nước ngồi) …, khơng có dữ liệu, thơng tin về người lao động trở về cũng như cơng tác tái hịa nhập số này.

- Bộ Công an là cơ quan quản lý nhà nước về XNC, thực hiện việc cấp phát hộ chiếu cho công dân và quản lý XNC tại các cửa khẩu hàng không quốc tế. Đây là nguồn số liệu khá phong phú nếu được khai thác và sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên việc thu thập thông tin dựa trên Tờ khai XNC chưa phản ánh đầy đủ những người di cư ngắn hạn hay dài hạn, đặc biệt hiện nay thực hiện cải cách hành chính, việc bỏ Tờ khai XNC gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác thu thập theo các tiêu chí thống kê. Việc cấp phát hộ chiếu cho cơng dân có thể trở thành nguồn số liệu hữu ích bổ sung cho số liệu XNC của cơng dân, tuy nhiên thông tin này không phản ánh đúng thực tế bởi nhiều người được cấp hộ chiếu nhưng không xuất cảnh, hoặc việc cấp đổi, cấp lại hộ chiếu, trẻ em đi cùng hộ chiếu người lớn, gia hạn hộ chiếu, cùng với việc sử dụng hộ chiếu Việt Nam XNC là những dữ liệu khác nhau, không thể thống kê vào dữ liệu xuất cảnh đối với từng thời điểm cập nhật.

Các số liệu về hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài nằm rải rác ở một số Bộ, ngành phù hợp với chức năng và nhu cầu quản lý,

từng Bộ, ngành theo quy định nội dung, cấu trúc và quy trình thu thập thơng tin khác nhau. Hơn nữa các số liệu chủ yếu được thu thập ở đầu đi (từ trong nước), khơng phản ánh được những gì diễn ra ở đầu đến (lao động, học tập, sinh sống ở nước ngoài) và đầu về (hồi hương, tái hịa nhập). Vì vậy việc chuẩn hóa số liệu theo các tiêu chí và quy trình thống nhất là một u cầu cần thiết nhằm bảo đảm tính khách quan, liên tục và chính xác.

Dữ liệu thơng tin nhập cảnh của người nước ngồi vào Việt Nam được thu thập tương đối chính xác đối với các cửa khẩu đường Hàng không. Tuy nhiên, khi người nước ngoài vào nội địa việc quản lý cư trú chưa cập nhật đầy đủ, do một số người nước ngồi khơng khai báo tạm trú, số khác do cơ sở lưu trú khơng khai báo đầy đủ, có biểu hiện dấu khách. Việc truyền nhận dữ liệu khai báo tạm trú về cơ quan quản lý XNC địa phương chưa cập nhật thường xuyên, kịp thời theo quy định, nên hiệu quả khai thác quản lý còn sơ hở dễ dẫn đến sót lọt đối tượng.

Liên quan đến việc hồn chỉnh chính sách PL về XNC, mới đây, ngày 20-9-2012, Ban soạn thảo dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam họp phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Bộ Cơng an khởi động xây dựng Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Với mục tiêu từng bước hoàn thiện hệ thống PL về XNC, góp phần thực hiện chủ trương đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài thực hiện quyền nhập cảnh, xuất cảnh trong lãnh thổ Việt Nam, đồng thời đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia, dân tộc, đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Cách đây hơn 100 năm C. Mác đã nói: “ Người làm luật thơng thái cần phải phòng ngừa tội phạm làm sao để khỏi phải trừng phạt chúng” [30, tr.131]. Về sau V.I.Lênin đã viết: “Trong lý tưởng của chúng ta khơng có chỗ bạo lực đối với con người” [25, tr.122] (tiếng Nga), và PL trong thực hiện CSXNC hy vọng sẽ đạt được tư tưởng các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin. Bởi vì PL XNC điều chỉnh

nhóm quan hệ xã hội đặc thù, vượt qua mọi quốc gia, lãnh thổ trong sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới đương đại ngày nay, một thế giới ngày càng biến động, phức tạp, khó lường, càng tiến bộ vượt bậc so với mọi lịch sử vận động trước đó của nhân loại, địi hỏi những nhà quản lý phải có tư duy đúng tầm trong xây dựng PL, PL thể hiện phẩm hạnh chính trị của con người, con người càng yêu PL phẩm hạnh chính trị càng cao. Mongtesquier cho rằng: “Có phẩm hạnh chính trị là con người yêu luật pháp của nước mình và hành động với tình u đó” [34, tr.38]. Luật pháp ngày nay không chỉ tồn tại trong mỗi lãnh thổ quốc gia, dân tộc, mà còn vượt ra khỏi lãnh thổ của mình. PL là cơ sở để CSXNC của Nhà nước đi vào cuộc sống, giữ vai trò tiên tiến, tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w