Việt Nam tiếp tục quá trình đổi mới, mở cửa, cùng với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế, "tranh thủ các thời cơ để hội nhập", xác định độc lập, tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất cơ bản, bảo đảm sự bền vững của độc lập, tự chủ về chính trị trên nguyên tắc bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo đảm
ANQG, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường; hợp tác bình đẳng cùng có lợi, chống lại sự áp đặt khơng cơng bằng.
Trong q trình hội nhập tồn cầu tác động tới tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…ở trên hai lĩnh vực vừa tích cực, vừa tiêu cực. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Để ngăn chặn tác động tiêu cực đến CSXNC trong quan hệ quốc tế ở lĩnh vực chính trị tư tưởng cần lưu ý đến những tác động trong thời gian qua đó là:
Những năm qua lợi dụng con đường XNC vào Việt Nam, thông qua hoạt động của Việt Kiều về nước thăm thân, các đối tượng phản động trong tổ chức Việt Tân đã móc nối cài cắm đối tượng vào cơ sở nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng đã kết nạp 10 đối tượng cho xâm nhập vào địa bàn, các lực lượng nghiệp vụ CATP đã phối hợp với Bộ và các đơn vị địa phương bóc gỡ. Trong số đó có đối tượng đã được đưa ra nước ngồi huấn luyện, đã nhận tiền, tài liệu của tổ chức phản động để về nước hoạt động, bằng các hình thức viết bài gửi cho các đối tượng phản động ở nước ngoài đăng trên các trang web phản động, xuyên tạc, đả kích vào hệ thống chính trị, tác động vào tư tưởng của cán bộ quần chúng trên địa bàn. Tại thành phố Đà Nẵng đã phát hiện đối tượng đã tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam của thế kỷ 21, chúng hoạt động qua mạng internet để phát triển lực lượng trong nước. Ta đã phát hiện 01 đối tượng (trú Hòa Cường Đà Nẵng) là đảng “Dân chủ nhân dân”, đối tượng trên đã tiến hành tổ chức rải tờ rơi các tỉnh miền Tây Nam bộ và Đà Nẵng, công khai chống Đảng và Nhà nước, đã bị ta đấu tranh bắt giữ và đưa ra xét xử, kết án 4 năm tù giam về tội chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, hiện nay đối tượng nay đã ra tù về địa phương.
Thành phố Đà Nẵng là địa bàn hội đủ các yếu tố để đối tượng phản động lợi dụng con đường XNC để cài cắm tượng phản động từ nước ngoài về qua việc xuất cảnh đi nước ngoài về nước. Vụ Giáo xứ Cồn Dầu, đến nay bị các thế lực nước ngồi kích động đã có 49 đối tượng q khích trốn sang Thái Lan và xin tị nạn chính trị. Mặt khác là địa bàn còn số lượng lớn đối tượng
tham gia chế độ cũ là ngụy quân, ngụy quyền, việc xâm nhập và tác động tư tưởng phản động của bọn phản động lưu vong, phản động trong nước qua đối tượng nầy là một kênh đặc biệt có hiệu quả trong chiến dịch phá hoại về tư tưởng chính trị. Những năm gần đây tổ chức NGO tăng cường các hoạt động giao lưu, gặp gỡ truyên truyền văn hóa phương Tây vào các đối tượng là sinh viên, lợi dụng con đường nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động từ thiện, nhân đạo. Trên lĩnh vực giáo dục đến nay nhiều trường đã đưa “Hoa Kỳ học” vào thành mơn học trong chương trình, thơng qua đó phía Mỹ trun truyền, quảng bá hình ảnh, tư tưởng giá trị Mỹ đến với cán bộ, giáo viên, và sinh viên Việt Nam. Đối với hoạt động truyên truyền phát triển đạo, hiện tại địa bàn thành phố Đà Nẵng có 6 tổ chức NGO liên quan đến tơn giáo. Qua cơng tác nắm tình hình phát hiện một số tổ chức có dấu hiệu lợi dụng việc tài trợ các chương trình dự án, để hỗ trợ phát triển đạo trái phép. Đối với người nước ngồi hoạt động sai mục đích nhập cảnh, ta đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp nhập cảnh để truyên truyền phát triển đạo trái phép. Từ những tình hình trên có thể nói đây là điều kiện để các thế lực thù địch tác động về tư tưởng, thúc đẩy con bài dân chủ trong âm mưu chiến lược DBHB.
Để giảm thiểu tác động về tư tưởng chính trị trong việc thực hiện CSXNC của Đảng và Nhà nước ta cần chú trọng các giải pháp trong thời gian tới là:
Có biện pháp phịng ngừa, quản lý đối tượng có nguy cơ dễ bị địch móc nối, lơi kéo trong việc xuất cảnh ra nước ngồi. Đối với đối tượng là người nước ngồi nhập cảnh, số có hoạt động nghi vấn xâm phạm ANQG cần quản lý chặt chẽ việc cư trú và đi lại hoạt động ngồi mục đích.
Làm tốt cơng tác chính trị nội bộ, giáo dục, nâng cao sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên không để địch lợi dụng tác động tư tưởng chính trị, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về mặt tư tưởng. Thực hiện nghiêm Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, quản lý an ninh thơng tin mạng. Đấu tranh lên án và xử lý kịp thời những hành vi phá hoại về tư tưởng chính trị của các đối tượng
trong ngoài nước. Tăng cường chức năng của cả hệ thống chính trị trong cơng tác đấu tranh chống tác động về tư tưởng.
Kết luận chương 2
Có thể nói từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam đã có CSXNC, tuy ở giai đoạn đầu của thời kỳ cách mạng, nhưng chúng ta đã ghi vào Hiến pháp 1946 về quyền tự do đi lại của cơng dân, đã góp phần thể chế hóa, thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đối ngoại. Qua các thời điểm lịch sử CSXNC đã khơng ngừng được bổ sung và hồn thiện. Nhất là từ sau 1986 đến nay, với tiến trình giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thể hiện ngày càng đảm bảo đầy đủ việc thực hiện quyền công dân, vừa đảm bảo chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế. Các CSXNC ngày càng thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế là độc lập tự chủ….. Chính sách đối với người Việt Nam xuất cảnh trong thời gian 7 năm từ khi Nghị định 05/2000 /NĐ-CP đến Nghị định 136/2007/NĐ-CP đã có những đổi mới tồn diện trong việc thể hiện quan điểm của Đảng ta về việc giải quyết cho công dân Việt Nam ra nước ngồi dưới nhiều hình thức, từ việc xác định mục đích đi nước ngồi tại Nghị định 05/2000 /NĐ-CP để đề ra các loại thủ tục khác nhau, thẩm quyền cho phép, kèm theo các văn bản giấy tờ chứng minh cho việc XNC, thủ tục rườm rà, thời gian kéo dài trong giải quyết (30) ngày trong việc cấp hộ chiếu phổ thơng, đến Nghị định 136/2007 /NĐ-CP đã xóa bỏ việc xuất trình thủ tục làm căn cứ để đi nước ngồi, mọi cơng dân đều có quyền làm hộ chiếu để xuất cảnh, tách việc quản lý xuất cảnh và việc làm hộ chiếu là hai giai đoạn khác nhau trong quản lý của các bộ ngành, và thời gian giải quyết thủ tục chỉ cịn 8 ngày.
Chính sách về xuất cảnh, nhập cảnh đã được khẳng định và đề cao, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả hạn chế các trường hợp xuất cảnh, nhập cảnh trái PL. Thông qua thực thi và áp dụng các quy phạm PL trong lĩnh vực này,
cơ quan an ninh đã phát hiện nhiều đối tượng thù địch lợi dụng việc xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú công khai để hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Các chế định nhằm đáp ứng yêu cầu giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ANQG và TTATXH cũng đã được cụ thể hóa, vừa phục vụ cơng cuộc đổi mới, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mặc dù đã được quan tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của các mục tiêu kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước, nhưng chính sách về xuất cảnh, nhập cảnh đã bộc lộ một số hạn chế đó là: Văn bản chính sách tồn tại chủ yếu hình thức các văn bản dưới luật chưa thống nhất, thiếu tính đồng bộ, và chậm đi vào cuộc sống. Tình trạng chậm tổng kết, đánh giá một cách tồn diện mang tính lý luận; thiếu sự thống nhất cao trong áp dụng và xây dựng, hoàn thiện thành Bộ luật, và cơ chế quản lý thiếu tập trung, dữ liệu phân tán, cập nhật không kịp thời, thông tin không đầy đủ, chia cắt, làm giảm hiệu quả trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh.
Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia ngày càng rộng mở và phát triển. Bên cạnh những cơ hội và thành tựu có được từ chính sách mở rộng giao lưu hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia, trong đó có Việt Nam đang phải đứng trước các nguy cơ thách thức đó là sự hội nhập của thế giới tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức của khu vực và quốc tế như: mua bán phụ nữ và trẻ em, vận chuyển, mua bán các chất ma túy, buôn lậu quốc tế, vận chuyển, mua bán vũ khí quân dụng trái phép, khủng bố, và các tội phạm khác. Các tổ chức tội phạm quốc tế và khu vực thường lợi dụng con đường xuất cảnh, nhập cảnh công khai hợp pháp và bất hợp pháp để trốn tránh sự truy nã của các quốc gia họ cư trú.
Quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú bằng PL ở Việt Nam ngoài ý nghĩa quan trọng là thực thi PL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú, cịn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh phịng ngừa tội phạm, góp phần giữ vững độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ANQG và TTATXH. Đối với ngành Công an, công tác quản lý XNC vừa là biện pháp hành chính vừa là biện pháp nghiệp vụ, giúp chủ động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm quốc gia và quốc tế.
Chính sách PL trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của nước ta nhìn chung phù hợp với các nguyên tắc của PL và thông lệ quốc tế. Cơng dân trong và ngồi nước vẫn có thể thực hiện quyền xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú một cách thuận lợi ở Việt Nam mà khơng có nhiều sự khác biệt so với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Thực hiện chính sách quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh đã tạo được môi trường pháp lý cho việc thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú của công dân, và điều kiện thơng thống để người nước ngồi vào nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị của đất nước. Việc thực thi chính sách PL XNC góp phần tích cực nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú. Thông qua thực thi và áp dụng các quy phạm PL trong lĩnh vực này, cơ quan an ninh đã phát hiện và làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong lợi dụng việc xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú công khai để hoạt động chống phá cách mạng nước ta; đấu tranh ngăn chặn và làm giảm thiểu dòng người xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ANQG và TTATXH.
Chương 3