Đảm bảo an ninh chính trị, ổn định xã hội trong thực hiện chính sách xuất nhập cảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 109 - 112)

chính sách xuất nhập cảnh

Những năm gần đây, tình hình xuất, nhập cảnh Việt Nam tăng nhanh về số lượng, đa dạng và phức tạp về thành phần. Theo đó, vi phạm PL về xuất cảnh, nhập cảnh ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn loại hình vi phạm, tình hình vi phạm này khơng những gây khó khăn cho quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh mà còn ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế, ảnh hưởng tới việc bảo đảm ANQG, TTATXH. Đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước nói chung và xử lý vi phạm PL về xuất, nhập cảnh nói riêng phải được chú ý,

quan tâm nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tối ưu cho hoạt động xử lý để đảm bảo an ninh chính trị, ổn định xã hội thực hiện chính sách mở rộng đối ngoại, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. Quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh ở Việt Nam cũng đã được đổi mới, đặc biệt là thủ tục xuất, nhập cảnh ngày càng được cải tiến tạo điều kiện thơng thống, thuận lợi cho cơng dân Việt Nam và người nước ngồi xuất, nhập cảnh để công tác, học tập, đầu tư, thương mại, du lịch, thăm thân, chữa bệnh… Lợi dụng sự cởi mở, thơng thống và những thiếu sót trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh nói riêng, các tổ chức tội phạm trong và ngoài nước đã hội nhập và tiến hành các hoạt động vi phạm PL như: mua bán và vận chuyển các chất ma túy, mua bán và vận chuyển vũ khí quân dụng, kinh doanh, đầu tư chui, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sử dụng tiền giả, séc giả, tổ chức đánh bạc, chứa chấp và môi giới mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh trái phép… gây phức tạp và làm ảnh hưởng về an ninh chính trị và TTATXH.

Tuy nhiên, nguy cơ của các hoạt động tình báo, gián điệp ngầm chống phá Nhà nước của cá nhân và các tổ chức, cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch của Việt Nam, các hoạt động của tổ chức khủng bố và các tổ chức tội phạm quốc tế là hết sức nguy hiểm, nhằm xâm hại tới độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xâm hại tới ANQG và TTATXH. Do vậy, trong việc thực chính sách xử lý với những vi phạm PL xuất, nhập cảnh cần đặc biệt chú ý đối với các hoạt động sai mục đích của người nước ngồi tại Việt Nam; và cần áp dụng các biện pháp xử lý cưỡng chế mạnh của Nhà nước và nghiêm minh; đồng thời địi hỏi phải có sự phối hợp đấu tranh phịng ngừa của các cơ quan chức năng bảo vệ PL của Nhà nước.

Việc từ chối cho phép nhập cảnh nhằm ngăn chặn và loại trừ những người thuộc diện chưa được xuất cảnh, chưa được nhập cảnh, những người thuộc diện tạm hoãn xuất cảnh và những người khơng có thị thực nhập cảnh Việt Nam,

những người sử dụng hộ chiếu, giấy tờ không hợp lệ, hộ chiếu báo mất, báo hủy, những người có vi phạm PL Việt Nam lần nhập cảnh trước hoặc vi phạm quy chế biên giới, quy chế về xuất, nhập cảnh trong lần nhập cảnh đầu tiên... góp phần giữ vững độc lập chủ quyền, bảo đảm ANQG và TTATXH.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, lưu lượng người xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam sẽ ngày một tăng hơn, kéo theo đó là hành vi phạm PL nói chung và vi phạm PL xuất nhập cảnh ngày càng tăng với tính chất xu hướng ngày càng phức tạp, với thủ đoạn ngày càng đa dạng hơn, tinh vi hơn và có tổ chức chặt chẽ hơn, cùng với việc các thế lực thù địch sẽ cùng đẩy mạnh việc lợi dụng con đường nhập xuất cảnh vào Việt Nam một cách công khai hợp pháp để tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực, bên cạnh đó khơng loại trừ việc các đối tượng khủng bố và các băng nhóm tội phạm nước ngoài lợi dụng con đường nhập xuất cảnh để tiến hành các hoạt động nhằm xâm hại tới ANQG và TTATXH.

Để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong thực hiện CSXNC của Nhà nước ta, công tác xử lý vi phạm PL xuất nhập cảnh có tính quan trọng góp phần thực thi hiệu quả chính sách trong hội nhập. Đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phát hiện, xử lý vi phạm PL xuất nhập cảnh đồng thời để nâng cao hiệu quả của công tác này trong những năm tới, cần chú trọng:

Đối tượng vi phạm PL xuất nhập cảnh bao gồm cả tổ chức và cá nhân cơng dân trong đó có tổ chức, cá nhân cơng dân mang yếu tố nước ngồi. Do vậy, việc xử lý cần áp dụng cả các quy phạm PL quốc gia lẫn các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực XNC mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Chú ý tới nguyên tắc ưu tiên áp dụng các quy phạm của điều ước quốc tế.

Trong xử lý vận dụng những vấn đề có tính ngun tắc trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm PL về xuất nhập cảnh, kết hợp nhuần nhuyễn tính "cứng rắn" và "mềm dẻo" của các chính sách: về hình sự, về hành chính, về dân sự, nhằm bảo đảm kỷ cương của Nhà nước. Vận dụng hài hòa quan điểm giữa hợp tác và đấu tranh, giữa đối tác và đối tượng; trong đối tác có đối

tượng và trong đối tượng có đối tác; về mặt nầy, lĩnh vực nấy là đối tác ở mặt kia, lĩnh vực kia là đối tượng.

Lực lượng quản lý XNC khi xử lý vi phạm PL xuất nhập cảnh phải tính tốn, cân nhắc giữa u cầu giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ với yêu cầu của chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nư- ớc, cần phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an và các cơ quan hữu quan để phát hiện, xử lý người vi phạm PL xuất nhập cảnh, cần kết hợp công tác xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục PL về xuất nhập cảnh nhằm xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành PL nói chung và PL XNC nói riêng.

Trong q trình xử lý phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa biện pháp hành chính với biện pháp nghiệp vụ, khắc phục tư tưởng hành chính đơn thuần hoặc nghiệp vụ đơn thuần trong quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh nói chung và trong công tác phát hiện và xử lý vi phạm PL xuất nhập cảnh nói riêng.

Chăm lo đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ quản lý xuất, nhập cảnh và trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu công tác phát hiện, xử lý vi phạm PL xuất, nhập cảnh trong tình hình mới.

Tăng cường quan hệ quốc tế trong thực hiện chính sách về xuất nhập cảnh nhằm thường xuyên trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh nói chung và trong cơng tác phát hiện các vi phạm PL xuất nhập cảnh nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w