Trên lĩnh vực ANQG, trật tự xã hội, chính sách của Nhà nước về XNC là điều kiện làm cho công dân tồn cầu, các quốc gia xích lại gần nhau hơn, sự giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, do vậy nguy cơ đe dọa ANQG cùng tăng cao. Để hạn chế bớt tác động tiêu cực này, Nhà nước ta đã có những biện pháp thiết thực trong cơng tác phịng chống tội phạm, đồng thời với việc tăng cường ANQG và đang tích cực hợp tác với các nước khác trong cơng tác phịng chống tội phạm quốc tế.
Trong những năm qua người nước ngoài vi phạm PL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu trên lĩnh vực hành chính, chưa xử lý về hình sự đối với người nước ngoài (xem thống kê 3 của phụ lục). Qua cơng tác quản lý người nước ngồi, lực lượng Quản lý XNC đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm (xem thống kê 4 của phụ lục); trong đó chiếm đa số là hành vi quá hạn tạm trú (201 vụ/201 người vi phạm); đáng chú ý có 35 vụ việc nhập cảnh nhưng có hoạt động khơng được phép của cơ quan có thẩm quyền gồm: truyền đạo trái phép; gây rối mất trật tự; lừa đảo...một số vụ việc với các thủ đoạn điển hình, đáng lưu ý sau:
Từ năm 2008 đến nay, phòng Quản lý XNC CATP đã phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các lực lượng, cơ quan, ban, ngành liên quan xử lý 324 vụ việc vi phạm có liên quan đến người nước ngồi; trong đó có nhiều hành vi vi phạm phổ biến đó là: Q hạn tạm trú (201 trường hợp); khơng khai báo tạm trú (58 trường hợp); nhập cảnh nhưng có hoạt động khơng được cơ quan có thẩm quyền cho phép (35 trường hợp).... (Thống kê 4 của phụ lục); Cục Quản lý XNC Bộ Công an tại Đà Nẵng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 506 vụ; năm 2008 (106 trường hợp); năm 2009 (53 trường hợp; 2010 (110 trường hợp); 2011 (237 trường hợp) vi phạm trên lĩnh vực XNC với những vi phạm phổ biến nêu trên, và nhiều hình thức xử lý khác như: cảnh cáo, phạt tiền, chuyển giao cho các đơn vị nghiệp vụ đấu tranh làm
rõ, rút ngắn thời hạn tạm trú buộc xuất cảnh trước thời hạn, đẩy đuổi khỏi lãnh thổ Việt Nam...(Thống kê 7 của phụ lục).
Với số lượng 70.921 người Trung Quốc đến thành phố tạm trú, hoạt động trên các lĩnh vực, liên tục gia tăng (xem phụ lục 2). Điều nổi lên đáng chú ý là vi phạm PL của người Trung Quốc trên địa bàn thành phố cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 127 vụ việc/127 đối tượng, chiếm 39,1% (xem thống kê 5 của phụ lục). Lực lượng Quản lý XNC đã phối hợp và xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng; trong đó nổi lên một số vi phạm của người Trung Quốc đáng chú ý.
Ngày 02/3/2008, các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính đối với 06 người Hàn Quốc về hành vi hoạt động trái mục đích nhập cảnh, đã tập hợp 19 công dân Việt Nam để truyền đạo Tin lành trái phép tại nhà riêng của ông Trần Văn Tưởng (trú tại thơn Phú Thượng, xã Hịa Sơn, huyện Hòa Vang); trong số các đối tượng người nước ngồi có 01 đối tượng (SEOH KI ILL) đã từng bị xử lý cảnh cáo và đưa vào diện chú ý khi nhập cảnh và tiếp tục tái phạm. Lực lượng Quản lý XNC đã ra quyết định cảnh cáo 05 người Hàn Quốc và đưa vào diện chú ý nhập cảnh; riêng đối với SEOH KI ILL tiến hành xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền), rút ngắn thời hạn tạm trú, buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam và đưa vào diện cấm nhập cảnh Việt Nam.
Ngày 21/4/2008, qua công tác quản lý phát hiện Việt Kiều Mỹ: Lê Ngọc Thương (1958), mang hộ chiếu Mỹ nhập cảnh về Việt Nam với mục đích thăm thân đã tụ tập cùng 18 người Việt Nam tổ chức truyền đạo Tin lành trái phép tại khách sạn Mỹ Khê 2, quận Sơn Trà. Lực lượng chức năng đã ra quyết định cảnh cáo, buộc xuất cảnh trước thời hạn và đưa vào diện chú ý khi nhập cảnh.
Thời gian qua đã xuất hiện tình hình người nước ngồi đến địa bàn thành phố để hoạt động lừa đảo, gian lận trên lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ bằng thủ đoạn mở tài khoản tại ngân hàng để chuyển tiền bất hợp pháp từ nước
ngoài vào Việt Nam và rút tiền tại ngân hàng hoặc giả vờ đổi tiền để dùng thủ thuật đánh tráo, gian lận khi nhân viên ngân hàng mất cảnh giác. Các đơn vị nghiệp vụ đã phối hợp để xử lý, đồng thời phối hợp với công an các tỉnh bạn thơng báo truy tìm những người nước ngồi dùng giấy tờ hộ chiếu, thị thực giả để giao dịch với ngân hàng. Người Hàn Quốc vào TP Đà Nẵng để kinh doanh trò chơi game đã bị buộc xuất cảnh 06 trường hợp, người Trung Quốc vào giả tu hành ăn xin đã bị buộc xuất cảnh 02 trường hơp.
Trên lĩnh vực cấp hộ chiếu cho công dân xuất cảnh, cũng xuất nhiều nhiều trường hợp vi phạm PL về XNC, tình trạng nổi lên đáng chú ý là giả mạo hồ sơ để làm hộ chiếu. Chỉ trong 6 tháng năm 2012, lực lượng quản lý XNC đã phát hiện 03 trường hợp giả mạo đó là: vụ Tạ Văn Đài, giả mạo CMND để làm hồ sơ cấp hộ chiếu thì bị phát hiện; Trần Thị Mỹ Duy, quận Sơn Trà, TP ĐN giả mạo hồ sơ để được cấp CMND, sau khi đối tượng có CMND đối tượng đến làm hồ sơ cấp hộ chiếu thì bị phát hiện, vụ Hà Thúc Anh Khoa, quận Hải Châu TPĐN, sau khi có hộ chiếu, để được nhập cảnh vào Hoa Kỳ, đương sự đã giả mạo các loại giấy tờ như: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy nộp tiền vào kho bạc nhà nước để phục vụ cho việc phỏng vấn thì bị phát hiện, các vụ việc trên được chuyển đến cơ quan điều tra để làm rõ hành vi và đường dây làm giấy tờ giả mạo. Theo thơng báo của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội Bộ Công an từ năm 2011 đến 14/11/2012 Tổng Cục an ninh I và công an các địa phương phát hiện 101/195 người làm giả hồ để được cấp Hộ khẩu, Chứng minh nhân dân để làm hộ chiếu.