Chất liệu trang phục truyền thống

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

8. Nội dung đề tài

2.1. Trang phục truyền thống của người H’mông đen ở Sa Pa

2.1.1. Chất liệu trang phục truyền thống

Cũng giống với người H’mơng nói chung, người H’mơng đen cũng dệt vải từ sợi cây lanh là chính chứ khơng phải từ sợi bơng. Gia đình nào cũng có một nương trồng lanh. Ngồi khâu cày xới cần tới bàn tay nam giới, cịn việc gieo trồng, chăm bón hồn tồn do phụ nữ đảm nhiệm. Lanh đã tới độ thu hoạch, người ta cắt buộc lại từng bó đem về phơi khơ trong khoảng từ 10-15 ngày, sau đó tước lấy vỏ và trải qua nhiều bước khác nhau như se sợi, dệt, nấu rồi mới tạo ra một miếng vải hồn chỉnh.

Người H’mơng đen cũng trồng chàm và chế biến thuốc nhuộm chàm (cao chàm). Cách thức chế biến thuốc nhuộm của họ không khác mấy với các dân tộc láng giềng. Chàm cắt về đem ngâm cho mục rã, sau đó gạn lấy nước cốt đem hồ với nước tro bếp và nước vơi, khuấy đều, để lắng lấy cao chàm. Loại cao chàm này trữ lại dùng lâu dài trong cả năm, vừa để nhuộm vải mới, vừa nhuộm lại những váy áo đã bạc màu. Trước khi nhuộm vải, bao giờ cũng nhúng qua nước là cho vải ngâm đều, rồi mới nhúng vào vai nước chàm. Vải nhúng nước chàm xong vớt ra đem ủ qua đêm, hôm sau giặt qua nước lã rồi mới đem phơi. Cứ thế, qua 10-18 lần thì vải có màu chàm đen ánh là được. Ở người H’mông đen hoa văn trên trang phục của họ được in bằng sáp ong sau đó mới được may vá vào bộ trang phục. Cũng cần nói thêm rằng, nghề trồng và dệt vải lanh đã gắn bó lâu đời với người H’mơng, nó khơng chỉ là thứ vật liệu cơ bản để dệt vải may mặc, một nhu cầu quan trọng của đời sống vật chất của con người, mà cây lanh, sợi lanh đã đi vào thế giới tâm linh, tình cảm, trở thành một thứ biểu tượng cho sự bền chắc của đời người, của tuổi thọ, sự gắn bó của lứa đơi, là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên, là cái cầu để linh hồn tổ tiên đầu thai trở lại với con cháu.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)