8. Nội dung đề tài
2.2. Những biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông
2.2.6. So sánh biến đổi trong trang phục của người H’mông đen vớ
người H’mông khác
Hiện nay, cách mặc và sử dụng trang phục của người dân tộc H'mông đen cũng khá giống với các tộc người H’mông khác như H’mông trắng, H’mông đỏ. đa phần người H’mông mặc trang phục thống khơng cịn ngun bản. Người dân cũng đan xem giữa mặc trang phục truyền thống phối hợp với các trang phục người Kinh ví dụ như áo phơng, quần bò. Người dân sẽ mặc bên trong trang phục truyền thống một lớp áo phông (áo xuất xứ từ bên Quảng Châu - Trung Quốc), những phụ kiện trang sức đi kèm cũng được tối giản hóa hoặc thay thế bằng trang sức bên ngoài.
Chất liệu vải để tạo nên trang phục hiện nay cũng dần thay thế bằng các chất liệu vải tổng hợp, vải công nghiệp giúp người làm dễ dàng hơn và rút ngắt được công đoạn đỡ vất vả hơn. Khơng mấy khó khăn để có thể mua được các loại vải, sợi cần thiết để may trang phục truyền thống mà người dân vẫn mặc ngày nay. Các cửa hàng tạp hóa ở ngay trung tâm ln rất sẵn các loại vải và sợi màu để lựa chọn. Vải sợi hóa học tuy khơng có được nhiều thuộc tính tốt như vải, sợi tự nhiên nhưng chúng có độ bền cao và lại rất tiện dụng. Vì vậy, khoảng chục năm trở lại đây, phụ nữ H'mông đen và các tộc người khác nói chung dùng các loại vải, sợi này để may trang phục truyền thống.
Trang phục thường ngày của người H’mông đen cũng như nhưng tộc người H’mông ở Sa Pa như H’mông hoa, H’mông đỏ thường thường khá giống nhau. Họ sẽ tối giản các phần không cần thiết của trang phục và đan xen các loại
áo quần của người kinh như áo phơng, quần bị hay quần vải vào cuộc sống hàng ngày để bớt đi sự rườm rà tiện hơn trong việc sinh hoạt thường nhật hằng ngày của đồng bào dân tộc.
Trong những ngày lễ quan trọng: lễ hội, cưới xin, ma chay cũng tương tự như vậy. Những người lớn tuổi đa phần sẽ mặc trang phục truyền thống ít có sự xuất hiện của trang phục người Kinh, nhưng với những người trẻ sẽ mặc lẫn với trang phục của người Kinh lẫn với trang phục truyền thống.
Trong ngày cưới trọng đại cô dâu và chú rể sẽ mặc trang phục truyền thống của dân tộc khơng có sự đan xen áo phơng hay sơ mi quần bị nhưng trang phục sẽ có sự cách điệu hơn so với trang phục truyền thống xưa.
Trong chay người mất sẽ được mặc trang phục truyền thống hạn chế việc mặc các trang phục khác với quan niệm ông bà tổ tiên sẽ nhận ra được con cháu.
Trong lễ hội những người đứng đầu phụ trách phần lễ cúng bái đặc biệt mặc trang phục dân tộc khơng có sự có mặc của trang phục khác xen lẫn vào để thực hiện nghi thức tế lễ thần linh. Còn những người tham gia lễ hội có người mặc những trang phục truyền thống, có người sẽ có sự pha lẫn giữa truyền thống và Kinh, cũng có một bộ phận giới trẻ sẽ mặc toàn bộ là đồ người Kinh.
2.3. Nguyên nhân của sự biến đổi trong trang phục truyền thống của ngườiH’mông đen thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai