8. Nội dung đề tài
2.1. Trang phục truyền thống của người H’mông đen ở Sa Pa
2.1.4.1. Trang phục trong cưới xin
Trang phục của nữ
Một sự kiện quan trọng trong đời sống người H’mông đen là đám cưới. Trong đám cưới, cô dâu vẫn ăn mặc giống như ngày thường nhưng trang phục mới hơn gồm có: khăn đội đầu, áo, dây lưng nhuộm chàm, có trang trí hoa văn ở phía sau lưng, xà cạp, đeo đồ trang sức. Đồng bào khơng có kiểu quần áo cưới riêng mà chỉ là những bộ quần áo được may, thêu thùa và ghép vải công phu hơn và thưởng được mặc trong đám cưới (mặc về nhà chồng) và mặc trong các ngày lễ hội, mặc trong ngày tết.
Người H’mông đen đánh giá tài năng, vẻ đẹp của người phụ nữ qua khả năng thêu thùa thể hiện trên bộ trang phục mặc đi chơi ngày chợ tình, ngày tốt, ngày hội. “Muốn biết người tốt thì xem gác bếp, muốn hay người đẹp thì xem áo quần”. (Xangr pâuz nênhs jông zuôr sêiz sau ntangz, Xangz jông nênhs quangl zuôr sêi yao jơng). Một số nam giới người H’mơng đen có tiêu chí để chọn vợ thơng qua những mẫu thêu trang trí trên cổ áo, thắt lưng và cánh tay. Họ cho rằng, một mẫu thêu đẹp phải đều nhau, cân xứng về tỷ lệ và màu sắc, phải rực rỡ tươi sáng. Nếu người con gái nào có những mẫu thêu đẹp thì chứng tỏ một điều rằng họ là người khéo léo đảm đang, cần cù chăm chỉ, khoẻ mạnh, khơng ít chàng trai đã chọn được bạn tình qua những ngày lễ hội hay trong những phiên chợ. Trong lễ cưới, các cô gái H’mông đen luôn dành hết thời gian, công sức cho bộ váy áo mới của mình. Mức độ thành thạo trong việc dệt vải, thêu thùa cũng là một phần thước đo giá trị của người phụ nữ, người giỏi thêu thùa được
cả cộng đồng mà trước hết là gia đình nhà chồng đề cao, coi trọng. Vì vậy, những bộ trang phục mà người phụ nữ người H’mông đen mặc, thường được may, thêu hết sức cầu kỳ, do họ tự làm, nếu bố mẹ có thì có thể tặng cho. Cơ dâu khi về nhà chồng thường mang theo miếng thêu ở cổ áo để tặng cho bố mę chồng hoặc cũng có thể may bộ quần áo tặng cho bố mẹ chồng. Cịn bố mẹ đẻ, nếu gia đình nào khá giả sẽ cho con gái một vòng tay hoặc vòng cổ bằng bạc, một bộ quần áo, một váy vẽ sáp ong, váy này dùng để mặc lúc đẻ con và mặc khi chết, có thể nói đó là của hồi mơn.[8]
Trang phục của nam
Lễ cưới là một nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi người vì vậy, trước khi cưới, gia đình phải chuẩn bị các lễ vật hết sức cần thiết nhất là phải chuẩn bị cho mình một bộ lễ phục thật đẹp trong ngày quan trọng này. Trong ngày cưới chú rể người H’mông đen ở Sa Pa mặc một bộ trang phục truyền thống mới và bắt buộc phải mặc áo khốc ra bên ngồi áo ngắn tay. Chú rể phải mặc đầy đủ ảo truyền thống gồm: mũ, áo trong, ngồi, quần, vịng bạc, dép quay hậu vàng. Đầu cuốn khàn hai lớp dành cho người đại diện thay bố mẹ nhà trai khi sang nhà gái mới phải đội hai lớp khăn bên bằng vải lanh nhuộm chàm đen và đeo một sừng trâu bên trong đựng rượu, khi đi đường gặp ai thì cho họ uống để mừng, đến nhà gái rót rượu trong sừng ra để nói chuyện người lớn với nhà gái. Người chủ hôn (người đại diện nhà trai), phù rể và bố chủ rể cũng mặc giống như ngày thường nhưng phải là quần áo mới và khốc thêm áo khốc cộc tay ra bên ngồi áo ngắn dài tay.