Biến đổi về cách tạo trang phục

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 45 - 47)

8. Nội dung đề tài

2.2. Những biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông

2.2.2. Biến đổi về cách tạo trang phục

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, diện mạo ở Sa Pa đã đổi thay về mọi mặt, đời sống tinh thần được nâng lên, việc trao đổi giao lưu văn hóa được mở rộng, du lịch phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới ấy, những bản sắc văn hố truyền thống của người H’mơng ngày càng mất dần đi, trong đó có trang phục truyền thống của người H’mông.

Điều đáng suy ngẫm là nếu như trước đây, khi đến vùng của người H’mông chúng ta đều thấy nam nữ người H’mơng từ già đến trẻ đều mang trên mình những bộ trang phục truyền thống có nét đặc trưng riêng của dân tộc, thì nay những bộ trang phục truyền thống ấy ở nơi người H’mông đã dần biến mất. Từ váy áo của nữ giới đến quần áo của nam giới khơng cịn được may bằng vải lanh như trước kia mà được thay bằng vải cotton, vải láng.

thị xã Sa Pa sử dụng. Họ khơng cịn làm nghề dệt vải như trước nữa. Những công cụ làm ra vải và trang phục khơng cịn được sử dụng. Hiện nay đa phần trang phục truyền thống của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa, Lào Cai mua chủ yếu của Trung Quốc. Họ khơng cịn tự tay mình làm ra những bộ trang phục. Có chăng cũng chỉ là mua những phụ kiện về và máy lại với nhau chứ khơng cịn tự tay mình làm ra bộ trang phục của mình từ đầu tới cuối. Vải làm trang phục cũng chỉ là vải cơng nghiệp dệt sẵn chứ khơng cịn là vải lanh tự nhiên như trước đây. Hiện nay các hoa văn in trên vải chủ yếu là in cơng nghiệp chứ khơng cịn thêu tay như trước nữa. In như thế này hoa văn trở nên đều đẹp và vải mịn không bị thô như vải thêu tay thơng thường.

Vải được mua từ chợ có thể là vải trắng đem về nhuộm chàm hoặc đồng bào mua trực tiếp các loại vải màu về cắt may quần áo cho mình. Những mảnh vải cơng nghiệp được bán trong các phiên chợ. Đồng bào mua vải sẽ đỡ tốn một khoảng thời gian dài để gia công xe sợi làm vải. Tuy vải công nghiệp không được tốt và bền như vải lanh truyền thống nhưng nó có một ưu thế là đẹp, mịn mềm, tuy không phải là rẻ nhưng lại đỡ mất thời gian và công sức nên hiện nay người H’mông chọn mua vải về làm váy hơn là tự làm vải. Một số mua hẳn bộ váy, những bộ váy mặc thường ngày để làm sản xuất có giá giao động từ 2- 4 triệu đồng một bộ (bao gồm cả áo, váy, khăn đội đầu, xà cạp, yếm ) còn những bộ váy đã được cách điệu để đi hội, đi chơi thì có giá giao động từ 7-10 triệu đồng. Hiện nay váy người H’mông được cách điệu lên rất nhiều.

Người phụ nữ H’mông vẫn thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của mình trên những mảnh vải thêu. Tuy nhiên số người hứng thú và yêu thích cơng việc này càng ít. Do hiện nay trên thị trường có nhiều mặt hàng có mẫu mã đẹp thu hút được thị hiếu của người dân. Hiện nay trang phục ghép những mảnh vải thêu ngày càng trở nên ít hơn do thêu vải tốn rất nhiều thời gian. Trang phục truyền thống hiện nay đang dần bị mai một nó được thể hiện qua hình ảnh người đàn ông mặc quần áo sơ mi, áo phông khi tiết trời nắng ấm hoặc mặc những chiếc áo khốc từ miền xi mang lên đã trở thành phổ biến ở vùng cao.

Quần cũng vậy, nhiều người khơng cịn dùng quần do mình tự thêu dệt mà là những chiếc quần may sẵn (hàng của Trung Quốc) được bày bán ở chợ, các họa tiết hoa văn trên quần không phải là thêu bằng sợi chỉ mà là những họa tiết được in ấn bằng mực với máy hiện đại lên mặt chất vải.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)