Biến đổi về chất liệu

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 44 - 45)

8. Nội dung đề tài

2.2. Những biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông

2.2.1. Biến đổi về chất liệu

Chất liệu tạo ra trang phục khơng bó hẹp vào sợi lanh mở rộng sang vải dệt công nghiệp. Đối với người H’mông đen quần áo của họ thường được may bằng vải lanh, đồng bào vẫn trồng lanh để dệt vải. Khi được hỏi tại sao không sử dụng chất liệu vải truyền thống để may, người dân cười nói rằng vải cơng nghiệp được bày bán tràn lan, phong phú về chủng loại, mẫu mã đẹp, giá cả rẻ hơn chất liệu truyền thống. Trong khi muốn dệt một tấm vải truyền thống lại phải trải qua nhiều khâu từ trồng lanh, phơi khô, tước lấy sợi, nối sợi, quay

thành cuộn, sau đó luộc sợi, giặt sợi, làm trắng sợi, lên khung dệt, nhuộm chàm, vè sáp ong, thêu thùa hoa văn… Thời gian trung bình cũng phải mất vài tuần, một tháng mới có thể có được tấm vải ưng ý. Điển hình như chiếc quần cộc của nữ người H’mông đen ở Sa Pa hiện nay hầu hết được may bằng vải công nghiệp từ Trung Quốc đưa sang hoặc đưa từ dưới xuôi lên.

Về nguyên liệu nhuộm: Người H’mông đen ở Sa Pa họ vẫn trồng chàm để nhuộm vài may quần áo bởi họ rất thích với nhuộm chàm, đa số các gia đình vẫn trồng chàm để lấy thuốc nhuộm vải. Tuy nhiên, về thuốc nhuộm cũng có sự thay đổi đáng kể, ngồi màu truyền thống, đồng bào cịn mua các loại thuốc nhuộm hóa học được bày bán sẵn ở chợ về nhuộm, nhất là các loại chỉ thêu.

Về cơng cụ: Người H’mơng đen ở Sa Pa có sự thay đổi về khung dệt, cơng cụ chính để làm ra vải may quần áo. Qua khảo sát cho thấy, Người H’mơng đen một số cịn dệt vải bằng khung dệt của mình, một số khác họ tiếp thu khung dệt của người Giáy, có lẽ do sự tiện dụng của nó khiến cho họ chuyển sang khung dệt này.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)