Quy trình sản xuất vải lanh

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 27 - 31)

8. Nội dung đề tài

2.1. Trang phục truyền thống của người H’mông đen ở Sa Pa

2.1.2.1. Quy trình sản xuất vải lanh

Trồng lanh: Lanh là loại cây ưa ánh sáng nên mảnh đất trồng lanh phải được phát quang làm cho xung quanh thống đãng, khơng có cây to che bóng. Đất trồng lanh phải là đất tốt, độ phì cao, thường ở ven chân núi hay trong các thung lũng nhỏ, được chiếu sáng cả ngày. Đất trồng lanh phải được cày ải, làm cỏ, bón phân trước khi gieo. Để lợi dụng những yếu tố thuận lợi và tránh những yếu tố tiêu cực của tự nhiên, người H’mông đen ở Sa Pa đã căn cứ vào điều kiện địa hình thành các dạng đồi thoải lượn sóng hoặc phân bậc của địa hình mà lựa chọn địa điểm trồng lanh ở sát cạnh những sườn dốc chắn gió hướng Đơng Bắc. Những mảnh đất ấy thường là tương đối bằng phẳng và khơng có đá nhơ đầu, ít lẫn đá phong hố. Cây lanh thường được trồng vào tháng tư âm lịch và thu hoạch trong vòng 3 - 4 tháng.

Sơ chế vải: Nghề se lanh dệt vải đã hình thành từ xa xưa trong cộng đồng dân tộc H’mông, tỉnh Hà Giang. Đến độ tuổi trưởng thành, người phụ nữ H’mông ai cũng biết se lanh dệt vải để phục vụ cuộc sống gia đình.

Để làm ra bộ quần áo theo đúng phương pháp truyền thống họ phải trải qua những công đoạn công phu, cầu kỳ. Cây lanh sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, tước vỏ rồi cho vào cối để giã cho mềm. Sau đó nối sợi, cơng đoạn tuy đơn giản này lại đòi hỏi sự bền bỉ, khéo léo, kỹ thuật chính xác nâng đến tầm nghệ thuật. Để tạo một mối nối, họ phải tước vỏ lanh cùng một cỡ, trình tự hợp lý để nối vỏ lanh lại là nối ngọn với ngọn, gốc với gốc. Hai đầu đoạn vỏ lanh được xoắn vào nhau và se dọc theo chiều dài của vỏ về hai phía. Nối được bao nhiêu họ lại quấn vào lòng bàn tay tạo thành cuộn. Sau khi nối, cuộn vỏ lanh được ngâm trong nước rồi se thành sợi. Khi đó chúng vẫn có màu nâu nhạt của vỏ, người ta sẽ luộc sợi cùng tro của cây gỗ trai để tẩy trắng.

Người H’mơng có kỹ thuật nhuộm và tạo hoa văn độc đáo. Để tạo độ bền, đẹp của sợi họ luộc sợi cùng với nước sôi pha sáp ong rồi đem đi ép hết nước. Sau khi sơ chế họ đem sợi ra phơi lên một chiếc dàn phơi, quay và gỡ những sợi

lanh để không bị rối. Đến lúc này việc chế biến sợi nguyên liệu dệt được hoàn thành, sợi được đưa vào khung dệt thành vải, in hoa văn, nhuộm màu, để chế tác những bộ trang phục truyền thống.

Kỹ thuật và các công đoạn sơ chế lanh thành sợi: Để có được một bộ y phục từ cây lanh, người H’mông đen phải trải qua một q trình lâu dài với nhiều cơng đoạn sơ chế khác nhau. Trong tồn bộ quy trình dệt thì việc là sợi là mất thời gian nhất và tốn khá nhiều cơng sức. Việc phân cơng lao động trong q trình tạo nguyên liệu cho nghề dệt của người H’mông đen ở đây diễn ra theo giới tính và lứa tuổi. Thơng thường, người đàn ông tham gia làm đất, giao trồng và thu hoạch lanh, cịn tất cả q trình tạo ra sợi đều do những người trong gia đình đảm nhiệm. Cây lanh sau thu hoạch xong sẽ được phơi khô và tước thành sợi. Sợi lanh sau đó sẽ được treo lên lên xà nhà và vuốt cho thẳng để hai đến ba ngày cho khơ sau đó cuộn thành những cuộn to cất đi và xe dần. Sau đây là các công đoạn sơ chế:

Tước vỏ lanh: Sau khi thân cây lanh được phơi nắng, phơi sương đủ độ, lanh được tước lấy vỏ tiếng H’mơng đen gọi là “têz mangx”. Vị trí tước vỏ đầu tiên được thực hiện bắt đầu từ giữ thân về phía ngọn. Sau đó, sợi lại tiếp tục được tước từ giữa thân cây về phía gốc. Theo cơng thức đó, người phụ nữ H’mơng dùng hai đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái của cả hai bàn tay vê và lắc nhẹ giữa đoạn thân cây cho dập rồi luồn móng tay cái của một bàn tay bất kỳ (Thường thì sẽ luồn bằng bàn tay thuận luồn vào giũa lớp vỏ thân cây để tách sợi).

Nhuộm vải: Theo quan điểm của đồng bào thì nhuộm vải có tác dụng làm cho vải tăng độ bền, đẹp và làm nền để thêu được các hoa văn nổi bật, đồng thời khi mặc những vết bẩn khó phát hiện, tuy màu này rất cổ xưa nhưng nó rất phù hợp với điều kiện sống và lao động của người H’mông. Mặt khác, màu chàm đối với người miền núi nói chung với người H’mơng đen nới riêng, là màu gắn với rừng núi rất có lợi cho đồng bào bởi nó dễ lẫn với lá cây rừng, các loại thú và khó phát hiện khi họ đi săn bắn, hái lượm, hoặc lao động nên họ thường mặc màu chàm.

Nguyên liệu nhuộm vải: Sau khi dệt thành vải, vải lanh vẫn có màu ngà ngà trắng. Để có một màu chàm truyền thống người H’mơng đen ở Sa Pa dùng lá của cây chàm để nhuộm lên vải. Cùng là màu chàm như các dân tộc miền núi khác nhưng màu chàm của vải lanh có vẻ cứng cỏi, ánh sắc hơn so với màu chàm của vải bông.

Cây chàm, người H’mông đen ở Sa Pa gọi là “gangx”, là loại cây dùng để nhuộm vải của nhiều dân tộc ở các tỉnh miền núi phía bắc. Chàm là loại cây thuộc họ thân cỏ, dễ sống, mọc thành bụi, được nhân giống bằng cách dâm cảnh. Cây chàm dễ sống nên có thể trồng trên đất dốc, trồng trên nương gần nhà, một số gia đình cịn tận dụng mảnh đất trồng gần nhà để trồng làm hàng rào xung quanh vườn. Đồng bào chọn giống bằng cách xem nhiều cây cao, mập mạp, những cây chàm tốt, đem chặt thành những đoạn dài từ 30 đến 50cm, trồng bằng cách cấm tháng xuống đất rồi lấp một lớp đất phủ kín lên nó. Đồng bào thường trồng chim vào tháng tư, tháng năm âm lịch, có những nơi trồng sớm hơn một đến hai tháng. Khi cây chùm mọc được khoảng một tháng đồng bào bón phân cho nó, kết hợp với nhặt cỏ. Sau sáu tháng có thể thu hoạch được. Trồng chàm, theo quan niệm của đồng bào cũng phải chọn ngày tốt, đồng bào thường trồng vào đầu tháng, gốc nào có vì trồng vào đầu tháng sẽ tươi tốt, trồng vào cuối tháng thường bị sâu bệnh. Thu hoạch chàm cũng phải đúng thời vụ, nếu thu hoạch muộn, lá chàm già quá sau khi pha chàm sẽ không được nhựa chàm như ý muốn. Để có thể nhuộm màu chàm đẹp, cơng đoạn đầu tiên người ta phải sơ chế cây nguyên liệu nhuộm, tạo ra cao chàm.

Chế biến chàm thành thuốc nhuộm: Việc tạo ra cao chàm phải trải qua rất nhiều khâu, từ khi đề giống cây chàm, làm đất trồng chàm, làm cỏ, chăm sóc cây chàm, đến khi thu hoạch, cây được cho vào nước ngâm và tạo ra cao chàm. Bên cạnh đó, cịn một cơng đoạn khơng thể thiếu chất phụ gia, đó là nghề đốt vội truyền thống, lấy vơi bột để hịa với nước ngâm cây chàm, dùng để lọc lấy nhựa chàm. Công việc đốt vôi là một công việc rất nặng nhọc, tốn nhiều thời gian, kiêng kỵ nghiêm ngặt, thường người đàn ơng trong gia đình đảm nhiệm, từ kinh

nghiệm chọn đá, đập đá, vận chuyển đá, chặt đốn củi, vận chuyển củi, cơng việc đào lị, đốt lị, khi vơi chín gỡ vơi trong lị ra, đều do đàn ông làm. Công việc nhuộm màu chàm cho vải và nhuộm màu của chỉ thêu hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm. Do vậy, việc tạo ra màu chàm này, địi hỏi khá cơng phu, cần sự giúp đỡ của các thành viên nam, nữ trong gia đình. Bên cạnh đó, đồng bào cịn phải nhờ đến bàn tay khéo léo của người thợ mộc để làm ra những chiếc thùng đựng chàm, bằng cách ghép các mảnh gỗ pơ mu lại với nhau. Cây chàm sau khi cắt về cả thân và lá được ngâm nước trong thùng gỗ Pơ mu hoặc thùng nhựa khoảng từ hai đến ba ngày. Thùng nhuộm chàm tiếng H’mông đen gọi là “trơưr”, được chia ra hai phần: phần trên để vải nhuộm, bên dưới thùng chứa cạn bã hoặc cao chàm. Vật ngăn cách giữa thùng là một cái phên đan mắt cáo bằng tre hoặc nứa.

Dệt vải: Công cụ dệt vải truyền thống của người H’mông đen ở Sa Pa là chiếc khung dệt “ndêx txus”. Đây là loại khung dệt dùng dây buộc lưng hay gọi một cách khác dễ hiểu hơn là khung dệt dùng thân người (kết hợp với dây đai) để căng sợi dọc, chiếc khung của người H’mơng ở Sa Pa chỉ có hai chân. Vì vậy, để cho khung có thể dùng được trong q trình vận hành người ta phải buộc gắn nó vào một điểm tựa chắc chắn (vách tường nhà hoặc cột gỗ). Khung dệt được làm chủ yếu từ gỗ pơ mu, gỗ dồi hoặc gỗ khảo. Những loại gỗ này xưa nay được tìm trong rừng già, trên những sườn núi dốc trong rừng Hồng Liên. Để làm khung dệt, người ta khơng cần phải chặt và cả cây gỗ mà chỉ cần lấy những đoạn cây có thể đáp ứng được về chất liệu, kiểu dáng và kích thước cảu khung dệt là được. Vì thế, có thể thu nhặt những loại cây được người khác mang về làm nhà là được. Ngồi ra, cũng có thể lấy gỗ làm khung dệt từ những thân cây đổ vì việc làm chiếc khung dệt từ những thân cây đổ vì việc làm chiếc khung dệt khơng cần kiêng kỵ gì, trong khi đó, gỗ từ các thân cây đổ (nếu chưa mục) lại có ưu điểm là dễ lấy, khơng cần chặt. Nếu như việc dệt vải là công việc của phụ nữ thì việc chế tác cơng cụ là của đàn ông. Nhưng lúc nông nhàn những người đàn ông H’mông thương tranh thủ vào rừng để chọn gỗ làm khung. Tuy chế tác công cụ là việc của đàn ông nhưng trên thực tế không phải người đàn ông H’mông nào cũng biết làm khung dệt.

Những người biết làm khung dệt, do còn phải thực hiện “chức năng” chế tác ra những chiếc khung dệt cho cộng đồng, nên họ cũng thường có những sự chuẩn bị trước.

Bộ công cụ chế tác khung dệt của người H’mơng đen ở Sa Pa gồm có: cưa, đục và dao. Với loại khung dệt này, độ căng của sợi dọc được tạo ra bằng cách cuốn thành nhiều vòng vào trục cuốn sợi. trục này được đóng vào giữa hai cột cao khoảng 150cm bằng gỗ. Đầu dây bên kia được buộc một đầu vào trục cuốn vải. Khi dệt, người phụ nữ người phụ nữ lấy dây buộc vào trục cuốn vải, dùng thân người để căng sợi dọc. Vải dệt đến đâu được cuộn trịn vào trục cuộn vải đến đó.

Người phụ nữ ngồi trên ghế, buộc đai nối với trục cuốn vải vào lưng để làm căng sợi dọc, chân buộc vào vào dây nối với cơ cấu nâng sợi, họ trở thành một bộ phận của khung dệt. Trong khi dệt, người phụ nữ dùng chân để điều khiển dây nối. Khi kéo dây về phía sau, cần tách sợi sẻ thành hai luồng sợi là đôi tạo một khoảng trống để đưa thoi vào, dùng lực bép dập cho các sợi khít lại với nhau. Khi thả chân, mặt sợi dọc trùng xuống, cần tách sợi trượt về phía trên để trở lại thế ban đầu.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)