Nguyên nhân của sự biến đổi trong trang phục truyền thống của

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 52 - 55)

8. Nội dung đề tài

2.3. Nguyên nhân của sự biến đổi trong trang phục truyền thống của

Trang phục ra đời trước hết là vì con người, đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống. Do q trình hội nhập, tồn cầu hóa nhanh chóng, sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ cùng với sự tác động của kinh tế thị trường, nhất là Sa Pa lại là một điểm du lịch, trang phục dân tộc H’mông đen đang ngày càng biến đổi. Sự biến đổi về trang phục H’mông đen hiện nay do hai nguyên nhân: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Hiện nay, do sống trong mơi trường du lịch phát triển, người dân có điều kiện tiếp xúc với văn hóa bốn phương thông qua khách du lịch (chủ yếu là khách

phương tây) cùng với q trình tồn cầu hóa, thơng tin bùng nổ, sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau là xu thế chung của thời đại, thanh niên hiện nay đã có quan điểm sống hướng ngoại và cởi mở hơn, thị hiếu của giới trẻ cũng có nhiều thay đổi. Cuộc sống hiện đại nhường chỗ cho những bộ trang phục phương tây tiện lợi, nhiều cơ gái trẻ khơng cịn quan tâm đến thêu thùa váy áo truyền thống. Trước đây, người ta đánh giá vẻ đẹp, đức tính của một cơ gái thơng qua trang phục họ tự thêu và số chăn đệm họ tự dệt, để mang về nhà chồng, thì nay ít người quan tâm đến. Điều đó cho thấy, sự thay đổi tâm lý cộng đồng rất rõ, nhiều thanh niên còn ngại mặc trang phục truyền thống của mình vì lý do khơng phù hợp với cuộc sống hiện đại. Qua đó, thấy rõ sự đổi thay về thị hiếu của một bộ phận giới trẻ dân tộc H’mông đen trong thời kỳ hội nhập và đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự mai một trong trang phục của người H’mông đen.

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là do kinh tế và tác động về mặt văn hóa và biến đổi về ý thức tộc người. Trước đây, nền kinh tế của người H’mơng đen hồn tồn dựa trên nền kinh tế tự cung tự cấp, tương đối bó hẹp, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi đồng bào còn phải lo cái ăn từng bữa. Trong khi, để làm ra một bộ trang phục truyền thống phải mất nhiều thời gian và tiền bạc để hoàn thành khi điều kiện kinh tế còn eo hẹp nên sản phẩm làm ra chỉ đáp ứng nhu cầu thường nhật nhưng họ vẫn thích tạo ra quần áo dân tộc, bởi họ rất tự hào về trang phục truyền thống của mình. Nhưng hiện nay, các địa phương nơi người H’mông đen sinh sống ở Sa Pa, nền kinh tế thị trường đang đà phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực hoạt động du lịch. Nếu như trước đây, sản phẩm của đồng bào làm ra chỉ đảm bảo nhu cầu mặc của các thành viên trong gia đình thi nay đã trở thành hàng hố, có mặt trên thị trường, đem lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, sự xuất hiện nhiều loại quần áo may sẵn bán trên thị trường được người dân lựa chọn rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, màu sắc đẹp mắt, mới lạ, đã tạo ra sức hút đối

với người H’mơng đen, đặc biệt là tầng lớp trẻ có tâm lý thích “diện” và thích đối "mốt". Để có quần áo và các loại vải may mặc, họ có thể mua sẵn bởi chúng vừa rẻ lại rất tiện ích bởi chất liệu nhẹ, tiện dụng, dễ giặt và nhanh khô và phù hợp trong q trình sử dụng, kéo theo là khơng phải mất nhiều cơng sức, thời gian và phí tốn kém để làm ra bộ trang phục truyền thống. Do đó, việc lựa chọn sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm sẵn để sử dụng cũng là điều dễ hiểu.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã giúp chúng ta nhận biết rõ các loại trang phục, nói rõ về chất liệu, quy trình làm ra một bộ trang phục như nào. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, con người chạy theo xu hướng, sở thích riêng từ đó dẫn đến sự biến đổi trong quy trình sản xuất, sự thay đổi về kiểu dáng trang phục. Càng ngày trang phục truyền thống không được sử dụng nhiều nữa mà thay vào đó là trang phục của người Kinh.

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA TRANG PHỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRANG PHỤC

TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở THỊ XÃ SA PA TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)