Quy trình in sáp ong

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 31 - 32)

8. Nội dung đề tài

2.1. Trang phục truyền thống của người H’mông đen ở Sa Pa

2.1.2.2. Quy trình in sáp ong

Ngày nay, đồng bào người H’mông đen ở xã thị xã Sa Pa vẫn còn lưu giữ được kỹ thuật in, vẽ sáp ong. In sáp ong là dùng khn có chạm khắc các hoạ tiết trang trí từ trước rồi nhúng vào sáp ong được đun nóng và dập lên vải trắng. Còn vẽ sáp ong các nghệ nhân dùng bút vẽ riêng và chấm vào bát sáp ong, vẽ theo ý thích của mình. Bút để vẽ có đầu làm từ 3 miếng đồng ghép lại và thân bút làm bằng gỗ. Những cô gái H’mông sẽ dùng bút, chấm vào bát sáp ong và vẽ trực tiếp lên vải lanh. Kỹ thuật này địi hỏi người vẽ hoa văn phải vơ cùng tập trung có tính chính xác cao bởi nếu đã vẽ ra thì sẽ khơng sửa được nữa, vì thế người làm cơng việc này phải thật tinh tế, sáng tạo và có tính thẩm mĩ. Kỹ thuật cơng phu địi hỏi sự tài tình này có vẻ đang bị mai một theo thời gian bởi sự phức tạp cũng như yêu cầu cao của nó.

Khi khơ, sáp ong đơng đặc như sáp nến, người ta mang đi nhuộm chàm nhiều lần và phơi khô. Việc nhuộm chàm nhiều lần cũng tạo nên những sắc khác nhau cho hoa văn. Những hoa văn màu trắng được nhuộm 1 đến 2 lần, hoa văn được vẽ lên vải trắng có màu trắng ngà, hoa văn có màu xanh nhạt thì sau khi nhuộm chàm 1 lần người Mơng sẽ vẽ sáp lên lớp hoa văn đó và nhuộm cho đến khi ưng ý. Có một lưu ý khi mang đi phơi không được phơi chỗ nắng quá sáp ong sẽ bị tan hết. Cuối cùng, người ta đem luộc tấm vải đó với nước sơi, sáp ong gặp nhiệt độ cao sẽ tan ra để lộ các đường trắng của vải, sản phẩm hoàn thiện tạo thành hoa văn trắng trên nền chàm xanh.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)