Thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn hoặc cuộc thi về

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 69 - 71)

8. Nội dung đề tài

3.3. Những giải pháp góp phần giữ gìn trang phục truyền thống của

3.3.2.5. Thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn hoặc cuộc thi về

phục truyền thống của dân tộc thiểu số

Bằng chính sách và việc làm thực tế, ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai, tùy theo điều kiện mà có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, gắn liền với việc phơ trương, trình diễn trang phục truyền thống của người người H’mông đen. Hiện nay Đảng và Nhà nước chủ trương khơi phục các hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng, trong đó, đặc biệt khuyến khích các loại hình văn nghệ dân gian, bao gồm cả trình diễn trang phục truyền thống.

Trong những năm vừa qua trên địa bàn cả nước, nhiều địa phương, chính quyền, cùng với các cơ quan chức năng như ngành văn hóa thơng tin đã phối hợp với các đồn thể, xây dựng được những chương trình, dự án khơi phục văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Theo đó, nhiều hoạt động văn nghệ dân gian được lồng ghép với các hoạt động lễ hội truyền thống ở địa phương. Đối với đồng bào các dân tộc ở vùng núi phía Bắc nói chung, và tỉnh Lào Cai nói riêng, trong tổng số 12 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, một trong những di sản văn hóa người H’mơng góp mặt là kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh, đó là một tín hiệu đáng mừng về văn hóa dân gian của người H’mơng. Điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho việc khơi phục những nét văn hóa dân gian truyền thống, cũng như khôi phục lại các yếu tố văn hóa vật chất, gắn liền với bộ trang phục của người H’mông ở nơi đây. Bởi vậy, mỗi năm việc trình diễn di sản trang phục truyền thống nên được diễn ra đều đặn.

H’mông càng nên ý thức được giá trị văn hóa truyền thống và càng biết trân trọng, giữ gìn các giá trị ấy. Điều đó được thể hiện qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, giống như phong tục của mỗi gia đình H’mơng đen, khi người mẹ truyền dạy lại cho người con gái những kĩ thuật thêu thùa, dệt vải,… để làm nên bộ trang phục truyền thống ngàn đời của họ.

Cơ hội để trưng diện bộ trang phục truyền thống cũng là vấn đề cần được quan tâm. Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đã khó khăn trong việc hồn thành, sử dụng, nay càng khó khăn hơn khi cơ hội xuất hiện ngày một thu hẹp. Nói rằng để làm ra bộ trang phục truyền thống tốn kém tiền bạc và mất thời gian nhưng trước đây, khi điều kiện kinh tế còn thấp, đồng bào vẫn thiết tha với quần áo dân tộc. Bởi họ có cả một môi trường lớn để trưng diện những bộ váy áo truyền thống, trong cả sinh hoạt và lễ hội. Tuy nhiên hiện nay hầu hết trang phục của các dân tộc thiểu số chỉ được mặc vào các dịp trọng đại như ngày tết, lễ hội hoặc các ngày kỉ niệm lớn của đất nước. Đây là cơ hội để những bộ trang phục xuất hiện trang trọng trong niềm tự hào, hân hoan của người mặc và những người chiêm ngưỡng xung quanh. Tiếc rằng những cơ hội ấy cịn q ít. Vừa qua, chúng ta đã tổ chức chương trình Trình diễn trang phục dân tộc lần thứ I nhưng một ngày hội tụ trang phục của 54 dân tộc anh em như vậy cũng rất hiếm hoi. Bên cạnh đó, các lễ hội chỉ tạo điều kiện trưng diện trang phục chứ chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho người tham gia.

Ở Hà Nội hiện nay, có nhiều hội sinh viên các dân tộc thiểu số như: Hội sinh viên H’mông Hà Nội,… Vài năm trở lại đây, Hội sinh viên người H’mông tại Hà Nội thường tổ chức ăn tết. Các bạn gặp nhau, cùng tổ chức các hoạt động văn hóa đặc trưng của dân tộc H’mông như: khèn H’mông, hát dân ca H’mông, múa sinh tiền, ném pao,… đây là những hoạt động duy trì văn hóa truyền thống rất đáng quý, đáng trân trọng góp phần duy trì và phát triển văn hóa dân tộc trong giới trẻ người dân tộc thiểu số. Các bạn đến đây mang theo những nét đặc sắc của người H’mông trên các vùng miền của tổ quốc với những trang phục truyền thống của các nhóm dân tộc H’mơng hoa, H’mơng trắng, H’mơng đen…,

cùng nói và hát tiếng H’mơng và tham gia các hoạt động văn hóa của dân tộc mình. Đây chính là một trong những cơ hội để văn hóa tộc người được hiện diện, lưu giữ và phát triển rõ nhất.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)