Giảng dạy cho thế hệ trẻ về nét đẹp và giá trị của bộ trang

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 64 - 67)

8. Nội dung đề tài

3.3. Những giải pháp góp phần giữ gìn trang phục truyền thống của

3.3.2.2 Giảng dạy cho thế hệ trẻ về nét đẹp và giá trị của bộ trang

truyền thống H’mơng đen

Chúng ta có thể thơng qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép với các hoạt động hay các chương trình văn hóa văn nghệ. Có thể tổ chức các tổ văn hóa, các nhóm tình nguyện trong chính những người dân để tự tuyên truyền, hoặc chính các thành viên trong đội văn nghệ ở tại địa phương. Họ là những hạt nhân tiên phong trong việc sử dụng các loại đồ dùng, nhất là mặc các loại trang phục dân tộc. Mặt khác cần có biện pháp lồng ghép với việc giáo dục trên học đường. Đối với các cấp tiểu học hay trung học cơ sở, giữa ngành văn hóa với ngành giáo dục cần phải phối hợp với nhau, đưa chương trình văn hóa truyền thống vào dạy học. Chính việc giáo dục các em ngay từ khi cịn nhỏ có tác dụng như việc trang bị vũ khi tinh thần để bảo vệ, tơn vinh nền văn hóa

truyền thống của dân tộc ta thông qua các bộ trang phục.

Tại các vùng dân tộc, hiệu trưởng cần khuyến khích học sinh mặc trang phục dân tộc vào ít nhất một ngày trong tuần. Hoặc có thể lấy trang phục dân tộc làm đồng phục khi đi học. Đưa vào bài giảng ý nghĩa về trang phục truyền thống đối với dân tộc mình.

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cần có chính sách giáo dục mang tầm vĩ mô đối với các đối tượng khác nhau. Khơng chỉ là giáo dục trong chính mỗi dân tộc mà cần phải giáo dục đồng đều về văn hóa các tộc người cho mọi đối tượng. Trên cơ sở đó, các dân tộc sẽ hiểu biết nhau hơn, tơn trọng nhau hơn, cùng nhau đồn kết xây dựng và bảo tồn nền văn hóa chung của cả nước. Muốn được như vậy thì cần phải tăng cường giáo dục trong các trường học ở cấp cao hơn trong cả nước.

3.3.2.3. Đẩy mạnh cơng tác bảo tồn, giữ gìn nét đẹp và phát huy giá trị của bộ trang phục truyền thống H’mông đen trên địa bàn

Bảo tồn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một trong những việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay, bởi lẽ văn hóa là một mục tiêu, vừa là một động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển, trong đó, văn hóa truyền thống tốt đẹp là cái cốt lõi để giữ gìn và phát triển như các nghị quyết mà Đại hội Đảng đã đề ra. Do đó, việc xác định thế nào là văn hóa truyền thống tốt đẹp, thế nào là phản văn hóa hay văn hóa lạc hậu cũng hết sức quan trọng. Chúng ta có thể phải tơn trọng và thừa nhận các yếu tố văn hóa được đơng đảo quần chúng sáng tạo và lưu truyền, bởi đó là tất cả những sinh hoạt văn hóa đời thường, gắn với cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều yếu tố văn hóa ngoại nhập từ xa xưa đã in đậm trong tiềm thức của nhân dân, được nhân dân tiếp thu, bảo tồn trong đời sống cũng là một yếu tố cần được phát huy.

Theo chúng tơi, để bảo tồn văn hóa truyền thống nước Việt tốt đẹp nói chung và bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số nói riêng, cần phải đồng thời kết hợp giữa điều kiện pháp luật làm cơ sở với các giải pháp về chuyên môn,

nhận thức.

Công tác nghiên cứu là một trong những hoạt động thiết thực cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nó vừa mang tính lý luận giá trị thực tiễn, bảo tồn văn hóa dưới dạng thành văn hay dưới dạng lý luận nghiên cứu, khám phá. Công tác nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa có nhiều dạng thức khác nhau: Nghiên cứu tồn diện, tổng thể, nghiên cứu chuyên đề theo chiều sâu về những vấn đề bức thiết hay những vấn đề mà chủ thể quan tâm; nghiên cứu theo dạng miêu thuật cung cấp thông tin từ thực tiễn; sưu tầm các bài dân ca dân vũ, các câu chuyện kể… từ đó tiến hành nghiên cứu, phân loại và tổng hợp, rút ra những quy luật phát triển của các loại hình văn hóa truyền thống đó, định ra hướng phát triển và bảo tồn cho mỗi loại hình văn hóa.

Trong nhiều năm qua, ở nước ta, nhiều cơng trình nghiên cứu hay sưu tầm, miêu thuật về văn hóa truyền thống các tộc người đã được cơng bố, làm cho quần chúng nhân dân hiểu biết hơn về các giá trị văn hóa của cha ơng, từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự phát triển và bình đẳng giữa các dân tộc. Việc nghiên cứu văn hóa hay nghiên cứu lịch sử tộc người cần được phối hợp chặt chẽ và linh hoạt giữa các ngành, các chuyên ngành khoa học và bảo đảm tính khoa học, chân thực và khách quan, bình đẳng. Trong nhiều năm trước đây, việc nghiên cứu văn hóa dân tộc được một số cơ quan khoa học Việt Nam thực hiện như Viện Dân tộc học, Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Văn hóa thơng tin và một số trường đại học thuộc khoa xã hội nhân văn... đã nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá văn hóa của 54 dân tộc người ở Việt Nam, đóng góp đáng kể vào cơng cuộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trước những quan điểm khoa học về dân tộc học truyền thống chi phối nên một phần đã ảnh hưởng đến chất lượng các cơng trình. Trong thời gian gần đây, ngành văn hóa học và chuyên ngành nhân học văn hóa đã có những bước chuyển rất quan trọng về nhận thức trong công tác nghiên cứu về con người, làm cho việc nghiên cứu văn hóa và con người được đi theo nhiều chiều, đa dạng hóa trong nghiên cứu, đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống tộc người một cách

khách quan, trung thực. Bên cạnh đó, cơng tác nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa ở nước ta cũng ra đời; nhiều loại hình di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa vật chất, phi vật chất và trang phục nói riêng của đồng bào dân tộc đã được nhiều nơi biết đến; nhiều người đã ý thức tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo, cơng tác nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc người được đẩy mạnh hơn, đem lại hiệu quả thiết thực hơn.

Công tác sưu tầm, tài liệu khoa học và bảo quản hiện vật bảo tàng cũng là một trong những hình thức nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa. Đó là cơng việc của nhà bảo tàng học và của các nhà nghiên cứu thuộc các hội, các viện... Thơng thường trước đây, người ta quan niệm có hai loại hình nghiên cứu là nghiên cứu lý thuyết với sản phẩm là các bài viết , các cơng trình khoa học dạng thành văn và loại nghiên cứu sưu tầm vật thể đưa di sản văn hóa về các bảo tàng để phục vụ công chúng hoặc phục vụ công tác nghiên cứu tiếp theo. Ngày nay, cơng tác nghiên cứu văn hóa dân tộc được phối hợp giữa các hình thức với nhau: vừa nghiên cứu các hiện tượng, sự vật, sự kiện để tạo ra các cơng trình khoa học dưới dạng thành văn, vừa tiến hành sưu tầm các hiện vật di sản văn hóa dưới dạng vật thể và phi vật thể. Đến nay nhiều sưu tập hiện vật đã được xây dựng trong các bảo tàng và các sưu tập nằm trong các nhà nghiên cứu sưu tầm tư nhân.

Hiện nay tại Hà Nội, đã có bảo tàng Dân tộc học là nơi lưu giữ những bộ trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, chúng ta cần xác định đúng tính cấp thiết của cơng tác sưu tầm di sản văn hóa, bởi nếu lơi lỏng cơng tác này thì theo thời gian, các di sản văn hóa sẽ dần biến mất, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa, hội nhập hiện nay, nhiều nét truyền thống trên những bộ trang phục xưa đã khơng cịn ngun vẹn. Cần phải huy động các nguồn lực khác nhau trong việc sưu tầm, thu thập các di sản văn hóa, cho dù các sưu tập hiện vật.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người h’mông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)