Thiết lập cơ cấu vốn phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược tài trợ vốn cho tập đoàn dầu khí việt nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 26 - 28)

1.2 Chiến lược tài trợ vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1.2.2.4 Thiết lập cơ cấu vốn phù hợp

Tỷ trọng giữa các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn chính là cơ cấu vốn. Trong thực tế, các doanh nghiệp thường quan tâm đến cơ cấu vốn thể hiện qua cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu.

Việc thiết lập cơ cấu vốn phù hợp cĩ vai trị rất quan trọng đối với doanh

nghiệp trong quá trình quản lý sự vận động của các nguồn vốn. Mục tiêu này cĩ thể thay đổi theo thời gian khi những điều kiện thay đổi, nhưng tại bất kỳ điểm nào cho trước ban quản lý doanh nghiệp đều cĩ một cơ cấu vốn nhất định và những quyết

định tài trợ riêng lẻ đều phải phù hợp với mục tiêu này. Đây chính là vấn đề then

chốt, giúp các Nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn, huy động nợ hay phát hành cổ phiếu.

Cơ cấu vốn thay đổi cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức hay lãi suất do các

nguồn vốn đem lại. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh chính sách cơ cấu vốn cĩ liên quan tới việc “trao đổi” giữa rủi ro và lãi suất. Việc tăng sử dụng nợ làm tăng rủi ro của luồng tiền thu của doanh nghiệp. Mặt khác, tỷ lệ nợ cao thường dẫn đến lãi suất mong đợi cao hơn.

17

Vì vậy rủi ro cao hơn cùng với nợ lớn hơn cĩ khuynh hướng làm giảm giá cổ phiếu, nhưng lãi suất mong đợi cao hơn làm tăng giá cổ phiếu. Cơ cấu vốn tối ưu là một cơ cấu hướng về sự “cân bằng” giữa rủi ro và lãi suất và bằng cách đĩ tối đa

hĩa giá trị cổ phiếu. Bằng phương pháp tốn học người ta cĩ thể xác định được cơ

cấu vốn tối ưu. Tuy nhiên việc xác định cơ cấu vốn tối ưu là một vấn đề khá phức

tạp, để tính tốn cần thiết phải cĩ một khối lượng lớn các số liệu thống kê. Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn:

- Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp, đĩ là rủi ro cố hữu trong tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp khơng sử dụng nợ. Rủi ro kinh doanh càng lớn, tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp.

- Thuế là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp cĩ sử dụng nợ hay khơng. Lãi nợ vay được tính trong chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng cĩ lợi khi sử dụng nợ.

- Khả năng linh hoạt tài chính hay là khả năng tăng vốn một cách hợp lý trong

điều kiện cĩ tác động xấu. Các nhà quản lý doanh nghiệp biết rằng việc cung cấp ổn định nguồn vốn cho nhu cầu họat động là điều kiện sống cịn của doanh nghiệp, tuy

nhiên các nhà cung cấp vốn cũng phải cân nhắc yếu tố rủi ro khi quyết định cĩ

những doanh nghiệp cĩ bảng cân đối tài sản khơng vững chắc. Như vậy, nhu cầu vốn tương lai và những hậu quả thiếu vốn là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đối với

mục tiêu cơ cấu vốn.

- Khi giám đốc doanh nghiệp quyết định sử dụng vốn chủ sở hữu hay nợ nhiều hơn (để làm gia tăng lợi nhuận). Khi đĩ mục tiêu cơ cấu vốn của doanh nghiệp cũng thay đổi.

Bốn nhân tố trên cĩ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu cơ cấu vốn. Trên cơ sở

nắm vững các nhân tố đĩ, các nhà quản lý cĩ thể vận dụng để điều hành cơ cấu vốn phù hợp gĩp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn đối với doanh nghiệp.

18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược tài trợ vốn cho tập đoàn dầu khí việt nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)