Cơ chế huy động vốn hình thành các quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược tài trợ vốn cho tập đoàn dầu khí việt nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 57)

2.3 Thực trạng chiến lược tài trợ vốn đối với Tập đồn Dầu khí Việt Nam

2.3.5.1 Cơ chế huy động vốn hình thành các quỹ

2.3.5 Cơ chế điều hịa vốn trong nội bộ Tập đồn Dầu khí Việt Nam:

2.3.5.1 Cơ chế huy động vốn hình thành các quỹ của Tập đồn Dầu khí Việt Nam: Nam:

Theo Nghị định số 24/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/09/2007 về Quy chế quản lý tài chính của Cơng ty mẹ - Tập đồn Dầu khí Việt Nam quy định các khoản thu và phân phối các khoản thu của Tập đồn Dầu khí Việt Nam như sau:

a. Các khoản thu:

Doanh thu của Cơng ty mẹ bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác do văn phịng Cơng ty mẹ, các đơn vị hạch tốn phụ thuộc thực hiện, bao gồm:

- Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh thơng thường là tồn bộ số tiền

phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hĩa, cung cấp dịch vụ của Cơng ty mẹ, gồm cả 1,5% tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà của các Hợp đồng dầu khí

48

- Các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền; cho các bên khác sử dụng tài sản của Cơng ty mẹ; tiền lãi từ việc cho vay vốn; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả gĩp;

- Lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;

- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn; cổ tức; lợi nhuận được chia từ việc đầu tư và các cơng ty con, cơng ty liên kết và đầu tư ra ngồi Cơng ty mẹ;

- Tiền lãi dầu khí sau thuế Cơng ty mẹ được chia với tư cách nhà thầu; - Tiền dầu thu hồi chi phí thu được từ các hợp đồng dầu khí;

- Các khoản thu khác từ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro và các Hợp đồng dầu khí;

- Các khoản thu khác từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định;

- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; các khoản nợ phải trả nay mất chủ; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;

- Khoản tiền đền bù khơng thực hiện đầy đủ cam kết tối thiểu của Nhà thầu

trong các Hợp đồng Dầu khí;

- Các khoản thu khác được ghi tăng thu nhập.

Các khoản thu sau đây khi phát sinh thực tế thì Cơng ty mẹ - Tập đồn Dầu khí Việt Nam, các đơn vị khai thác hoặc nhà thầu Việt Nam được ủy quyền thực hiện kê khai, nộp trực tiếp vào ngân sách Nhà nước một phần, phần cịn lại Nhà nước để lại cho Cơng ty mẹ để đầu tư và được phản ánh thu, chi qua ngân sách Nhà nước như sau:

- Tiền lãi từ dầu mà nước chủ nhà được chia từ Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsovpetro nộp ngân sách Nhà nước 50% và được để lại cho cơng ty mẹ 50%;

- Tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia từ các Hợp đồng phân chia sản

phẩm sau khi đã trừ 1,5% để Cơng ty mẹ bù đắp các chi phí quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí thì phải nộp ngân sách Nhà nước 50% và được để lại cho cơng ty mẹ 50%;

49

- Tồn bộ tiền thu về hoa hồng dầu khí các loại (hoa hồng chữ ký, hoa hồng phát hiện, hoa hồng sản xuất,…) nộp ngân sách Nhà nước 100%;

- Tiền thu về đọc và sử dụng tài liệu dầu khí được để lại Cơng ty mẹ 70% và nộp ngân sách Nhà nước 30%.

Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện nộp và quyết tốn các khoản thu này. Số tiền từ các khoản thu Nhà nước để lại một phần cho Cơng ty mẹ dùng để

đầu tư vào các dự án trọng điểm được cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt và bổ sung một

phần vào Quỹ tìm kiếm thăm dị dầu khí. Mức bổ sung vào Quỹ tìm kiếm thăm dị dầu khí khơng vượt quá 10% số tiền Nhà nước để lại hàng năm cho Cơng ty mẹ.

b. Quy định về trích lập các Quỹ của Tập đồn Dầu khí Việt Nam:

Lợi nhuận sau thuế của Cơng ty mẹ sau khi trừ các khoản để lại đầu tư vốn cho cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (nếu cĩ) mà Cơng ty mẹ là chủ sở hữu

được phân phối như sau:

- Trích 10% vào Quỹ dự phịng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì khơng trích nữa.

- Trích 10% lập Quỹ tìm kiếm thăm dị dầu khí; khi số dư quỹ bằng 10% vốn

điều lệ thì khơng trích nữa.

- Trích Quỹ đầu tư phát triển tối thiểu 35%.

- Trích lập Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành Cơng ty mẹ. Mức trích một năm khơng vượt quá 1.000 triệu đồng.

Số lợi nhuận cịn lại được phân phối vào Quỹ khen thưởng, phúc lợi theo chế

độ tài chính hiện hành, nếu cịn dư thì chuyển vào Quỹ đầu tư phát triển.

2.3.5.2 Cơ chế điều hịa vốn trong nội bộ Tập đồn Dầu khí Việt Nam:

Ngồi quy định nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp trong việc trích nộp để hình thành các Quỹ của Tập đồn, trong Quy chế tài chính cịn quy định cơ chế điều hịa vốn nội bộ Tập đồn như sau:

- Tập đồn cĩ quyền điều hịa vốn Nhà nước giữa doanh nghiệp thành viên

thừa vốn sang doanh nghiệp thành viên thiếu vốn. Tổng Giám đốc xây dựng phương án điều hịa vốn trình Hội đồng Quản trị phê duyệt và ra quyết định điều động theo

50

nguyên tắc ghi tăng, giảm vốn và báo cáo cho cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp biết.

- Tập đồn cĩ quyền điều hịa vốn cố định, vốn lưu động, quỹ dự trữ tài chính của đơn vị để đảm bảo quản lý vốn trong tồn Tập đồn cĩ hiệu quả.

Việc điều hịa vốn được thực hiện thơng qua Hệ thống tài khoản trung tâm và Cơng ty tài chính.

a. Huy động vốn thơng qua hệ thống tài khoản trung tâm:

Hệ thống tài khoản trung tâm đã giúp Tập đồn tăng cường quản lý các nguồn vốn trong tồn ngành, sử dụng linh hoạt và cĩ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đồn và các doanh nghiệp thành viên. Việc áp dụng Hệ thống tài

khoản trung tâm cĩ những lợi ích sau:

- Hệ thống tài khoản trung tâm của tồn ngành được thiết lập trên cùng một hệ thống Ngân hàng nên rất thuận lợi trong việc điều chuyển tiền, tiết kiệm được thời gian chuyển tiền (trước đây thời gian chuyển tiền mất từ 3 – 5 ngày, nay chỉ cùng ngày hoặc đến 1 ngày), đồng thời tiết kiệm được các chi phí chuyển tiền.

- Tiềm năng tài chính của tồn ngành được khai thác tốt, luân chuyển nhanh, tiết kiệm được thời gian, đồng thời gia tăng được lãi suất tiền gửi của của Tập đồn.

- Khắc phục một phần tình trạng bất hợp lý giữa việc vốn của tồn ngành cĩ nơi thừa gửi ngân hàng hưởng lãi suất thấp, cĩ nơi đi vay thiếu vốn chịu lãi suất

cao.

- Việc thấu chi trên tài khoản trung tâm đã phần nào giảm được số dư nợ ngắn hạn của cả ngành, tiết kiệm được nhiều chi phí và lãi vay, đồng thời tạo được sự chủ

động về thời gian cũng như về vốn trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị.

- Các đơn vị trong Tập đồn khi tham gia Hệ thống tài khoản trung tâm cịn cĩ lợi trong việc thanh tốn L/C vì được phép mở L/C miễn ký quỹ tại các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đối với các giao dịch thuộc đề án cĩ thẩm

quyền của Tập đồn (phê duyệt hoặc cấp vốn).

Tuy nhiên, quá trình vận hành của Hệ thống tài khoản trung tâm cịn cĩ một số

51

- Số dư trên Hệ thống tài khoản trung tâm thường xuyên là lớn nhưng chủ yếu là số dư của Tập đồn Dầu khí Việt Nam, số dư của các đơn vị thành viên thấp, các

đơn vị sử dụng thấu chi là sử dụng tiền của Tập đồn Dầu khí Việt Nam.

- Các đơn vị khơng sử dụng thấu chi trên Hệ thống tài khoản trung tâm thì

tham gia chưa tích cực, số dư thường xuyên thấp (mặc dù cĩ tiền nhàn rỗi), chưa thấy được lợi ích của Hệ thống tài khoản trung tâm là rất lớn trên diện rộng tồn ngành.

- Chưa thỏa thuận được biện pháp với ngân hàng áp dụng lãi suất ưu đãi cho

các đơn vị nên xảy ra tình trạng chỉ cĩ lợi cho các đơn vị sử dụng thấu chi (chịu lãi suất thấp), khơng cĩ lợi cho các đơn vị cĩ số dư lớn (được hưởng lãi suất thấp).

Do đây là vấn đề mới nên cả Tập đồn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương vừa vận hành vừa hồn thiện nên hệ thống cịn chưa hồn chỉnh, nguyên nhân chủ yếu là:

- Tính tiện ích và mức lãi suất nội bộ chưa đủ thuyết phục các đơn vị, nhất là các đơn vị cĩ nhu cầu thu, chi tích cực tham gia Hệ thống tài khoản trung tâm vì thực tế hệ thống này chỉ cĩ lợi đối với các đơn vị thiếu tiền sử dụng thấu chi (chịu lãi suất thấp), khơng cĩ lợi cho các đơn vị cĩ tiền nhàn rỗi (hưởng lãi suất thấp).

- Đơi khi cịn thiếu cơng bằng và bình đẳng trong việc điều hành khai thác Hệ

thống tài khoản trung tâm giữa các đơn vị trong Tập đồn Dầu khí Việt Nam. b. Huy động vốn thơng qua Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí:

Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) tiền thân là Cơng ty Tài chính Dầu khí, được thành lập ngày 19/6/2000 với số vốn Điều lệ ban đầu là 103 tỷ đồng, hoạt động với phương châm “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”.

Ngay từ khi ra đời, PVFC đã nhanh chĩng hội nhập vào cộng đồng Tập đồn

Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các định chế tài

chính trong nước và quốc tế. PVFC xác định hợp tác chặt chẽ, chân thành với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngồi nước nhằm đảm bảo nguồn vốn cho

52

các dự án của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam- yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo sự thành cơng của PVFC.

Tháng 3/2008, PVFC chính thức chuyển thành Tổng cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng.

Các lĩnh vực PVFC hoạt động như sau:

- Tổ chức thu xếp, tài trợ vốn cho các dự án đầu tư của ngành và các đơn vị thành viên.

- Sử dụng Tài khoản trung tâm của Tập đồn để kinh doanh và điều hồ nhu

cầu vốn theo quy định của Tập đồn đối với các đơn vị thành viên.

- Thực hiện các nhiệm vụ Tập đồn giao về đầu tư tài chính và quản trị vốn đầu tư. Thực hiện quản lý phần vốn đầu tư vào các Cơng ty con hoặc gĩp vốn, mua

cổ phần vào các doanh nghiệp theo định hướng phát triển của Tập đồn.

- Xây dựng các phương án huy động vốn và làm đại lý phát hành trái phiếu trong và ngồi nước của Petrovietnam và các đơn vị thành viên. Tổ chức xây dựng và triển khai các phương án huy động vốn từ các nguồn vốn xã hội để đầu tư các dự án được Petrovietnam giao.

- Phối hợp với các định chế tài chính khác trong Tập đồn cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân phục vụ chính sách nhân viên của Tập đồn.

- Thực hiện kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh

được phê duyệt.

Do tính chất hoạt động của loại hình Cơng ty tài chính này ở nước ta chưa cĩ kinh nghiệm nhiều như hệ thống các ngân hàng thương mại nên khối lượng vốn huy

động được cịn ở mức độ hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Nguyên nhân

cơ bản là:

- Mặc dù với số vốn 5.000 tỷ đồng như hiện nay là khá lớn nhưng bản thân

Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí khơng thể huy động vốn đáp ứng nhu cầu của các dự án rất lớn cĩ tổng mức đầu tư hàng trăm triệu USD của Tập đồn Dầu khí Việt Nam.

53

- Việc huy động và cho vay của Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí phải tuân thủ theo các quy định, các chế độ do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Đồng thời cơng ty cũng phải thực hiện các quy định của Bộ Tài chính, Chính phủ và Hội đồng Quản trị Tập đồn Dầu khí Việt Nam trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Việc huy động, tập trung các nguồn vốn trong tồn Tập đồn cũng là điều khĩ khăn do Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí khơng cĩ chức năng thanh tốn như một Ngân hàng.

2.3.6 Quản lý vốn khấu hao cơ bản:

Vốn khấu hao cơ bản là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mọi doanh

nghiệp. Cĩ một cơ chế trích lập và quản lý vốn khấu hao cơ bản hợp lý sẽ cĩ ảnh hưởng tích cực đến cơng tác huy động vốn của doanh nghiệp.

Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành ở nước ta áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính quy định: doanh nghiệp được lựa chọn thời gian sử dụng tài sản cố định trong

khung quy định để làm căn cứ trích khấu hao tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp

muốn xác định thời gian sử dụng tài sản cố định khác với khung thời gian quy định của chế độ này thì doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định đĩ để đề nghị Bộ Tài chính xem xét quyết định.

Chế độ quản lý nguồn vốn khấu hao cơ bản đối với Tập đồn Dầu khí Việt

Nam cịn cĩ điểm khác biệt so với các doanh nghiệp nhà nước độc lập khác, đĩ là cơ chế điều hịa nội bộ nguồn vốn khấu hao cơ bản của Tập đồn theo quy định sau:

- Các doanh nghiệp thành viên Tập đồn cĩ nghĩa vụ trích nộp Tập đồn một phần Quỹ khấu hao cơ bản để hình thành Quỹ đầu tư phát triển của Tập đồn như

sau:

+ Đối với các phần quỹ khấu hao cĩ nguồn gốc từ vốn của Tập đồn thì đơn vị phải trích nộp Tập đồn 100%.

+ Đối với phần quỹ khấu hao cĩ nguồn gốc từ vốn tự cĩ của đơn vị và từ Ngân sách Nhà nước đơn vị được giữ lại 100% cho nhu cầu đầu tư và phát triển của đơn vị.

54

- Tập đồn Dầu khí Việt Nam cĩ quyền huy động vốn khấu hao cơ bản chưa dùng đến ở các doanh nghiệp thành viên hạch tốn độc lập để sử dụng vào mục đích tái đầu tư chung tồn Tập đồn theo nguyên tắc cĩ vay, cĩ trả theo lãi suất nội bộ do Hội đồng quản trị quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc Tập đồn Dầu khí

Việt Nam.

Các quy định nĩi trên đã tạo điều kiện để Tập đồn Dầu khí Việt Nam cĩ được một phần chủ động trong việc lựa chọn hình thức và mức trích khấu hao. Tuy nhiên, chế độ khấu hao quy định mức trích khấu hao phải nằm trong khung quy định của Nhà nước, điều này cịn chưa hợp lý đối với đặc thù ngành dầu khí.

Bảng 2.9: Tỷ lệ khấu hao áp dụng tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam Tài sản cố định Tỷ lệ khấu hao (%)

Cơng trình dầu khí 14-20

Nhà cửa, vật kiến trúc 4-20

Máy mĩc, thiết bị 16-33 Phương tiện vận chuyển 16-67

Thiết bị, dụng cụ quản lý 20-30

Tài sản cố định khác 5-20

(Nguồn: Tập đồn Dầu khí Việt Nam)

Các thiết bị, cơng trình dầu khí tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam cĩ đặc điểm là cĩ độ hao mịn thực tế cao hơn bình thường do thường xuyên tiếp xúc với mơi

trường nước mặn do vậy tỷ lệ khấu hao cần phải được điều chỉnh cho phù hợp.

2.3.7 Đánh giá thực trạng chiến lược tài trợ vốn đối với Tập đồn Dầu khí Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược tài trợ vốn cho tập đoàn dầu khí việt nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)