5 Bố cục của đề tài nghiên cứu:
2.3.1.1 Tình hình hoạt động xúc tiến bán hàng qua các năm tại công ty
Chính sách XTBH được coi là công cụ đòn bẩy mạnh mẽ để đạt được thành công và hiệu quả cao trong chiến lược quảng bá thương hiệu Nước Mắm 584- Nha Trang. Xét cho cùng, XTBH cũng là một dịch vụ đặc biệt mà công ty phải thiết lập và tăng tiến để mang lại lợi ích, giá trị lớn cho khách hàng. Bởi lợi ích của khách hàng chính là lợi ích của công ty. Giá trị thương hiệu càng tăng thì niềm đam mê với thương hiệu càng cao. Thông qua các công cụ XTBH như: Quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ - triển lãm…Công ty đã đưa thông tin, giá trị về sản phẩm về thương hiệu “Nước Mắm 584 Nha Trang” tới khách hàng rất nhanh chóng và thường
xuyên. Hoạt động XTBH được Công ty lập kế hoạch tổng thể cho toàn thị trường về chính sách, chế độ thời gian, dự kiến ngân sách đầu tư một cách bài bản và chặt hẽ theo phương pháp phần trăm theo doanh thu ( dựa vào tỷ lệ chi phí xúc tiến bán hàng so với doanh thu của năm trước và doanh thu dự báo năm sau). Khi doanh thu tăng lên thì kinh phí dành cho XTBH cho năm tới sẽ tăng lên cụ thể là bao nhiêu còn phụ thuộc, linh động thay đổi theo: khả năng và kế hoạch quảng cáo hay khuyến mãi, bán hàng trực tiếp… của Công ty, đối thủ cạnh tranh, tình hình tiêu thụ, thị trường. . . Kinh phí xúc tiến bán hàng thay đổi đã tính đến sự thay đổi của môi trường nhưng chưa sát thực nếu dự báo doanh thu kém chính xác.
Mục tiêu phát triển của XTBH đa dạng hơn không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy cơ hội bán hàng hóa để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà còn nhằm phát triển thương hiệu, quảng bá thương hiệu hay gia tăng vị thế và tầm ảnh hưởng của thương hiệu trên thương trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, dưới nhiều dáng vẻ mới. Đó là tầm nhìn mang tính chiến lược, dài hơi của Công ty ngay khi chuẩn bị những bước đệm vững chắc để cổ phần hóa doanh nghiệp. Nhưng so với yêu cầu và thách thức của thị trường thì sự đầu tư này chưa đủ, chưa chủ động thống nhất là về nguồn nhân lực trình độ cao cho hoạt động XTBH. Đặc biệt khi hoạt động này không còn thu hẹp trong nước mà có tính bức phá, hướng tới xuất khẩu, tham gia vào sân chơi WTO lớn hơn.
Bảng 2.7: Chi phí XTBH tính trên doanh thu
Đvt: 1000Đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 +/- % +/- % Chi phí XTBH (CP) 158.486 314.700 509.700 156.214 98,56 195.000 61,96 Doanh thu (DT) 13.169.467 15.238.035 21.991.192 2.068.568 15,71 6.753.157 44,32 CP/DT(%) 1,2 2,065 2,317 0,865 - 0,252 - ( Nguồn phòngMarketing)
Nhận xét: Từ bảng 2.7 ta thấy: Chi phí XTBH tăng lên qua các năm. Năm 2006
tăng so với năm 2006 là 195.000 nghìn đồng tương đương tăng 61,96 %. Phần trăm chi phí XTBH / DT năm 2005 là 1,2. Có nghĩa là Công ty phải bỏ ra 1,2 đồng chi phí cho hoạt động XTBH để thu được 100 đồng doanh thu. Chi phí này tăng dần qua các năm, năm 2006 là 2,065 và năm 2007 là 2,317. Điều đáng chú ý là chi phí tăng, chứng tỏ công ty vẫn thu được 100 đồng doanh thu nhưng phải chi một khoản chi phí XTBH khác nhau và có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do thị trường diễn biến phức tạp, thị phần Công ty bị các đối thủ tranh giành gay gắt hơn, khách hàng ngày càng khó tính hơn buộc Công ty phải gia tăng các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ- triển lãm. . . và do Công ty xúc tiến mạnh cho sản mới vào những thị trường mới. Tuy nhiên, xét về chiến lược công ty coi kinh phí này là một sự đầu tư dài và hiệu quả của nó định tính, khó định lượng chính xác và ở trong tương lai thì xu hướng tăng lại có mặt tốt. Nó thể hiện công ty chú trọng nhiều hơn cho hoạt động XTBH. Hoạt động này đang có điều kiện phát triển chuyên nghiệp và lớn mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, có những thách thức và cả những thời cơ lớn.
Công ty đã đạt được một số danh hiệu như: Đạt danh hiệu HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn hàng năm do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức., giải thưởng Chất Lượng Vàng năm 2002 tại Hội chợ Triển lãm du lịch Thương Mại - Thuỷ Sản Khánh Hoà, . . .