Qui mô, năng lực xuất khẩu hàng may mặc của các doanhnghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 33)

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG

1.3.1. Qui mô, năng lực xuất khẩu hàng may mặc của các doanhnghiệp Việt Nam

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của nước ta tăng mạnh nhờ số lượng cũng như quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh. Theo số liệu thống kê năm 2007, tồn ngành cơng nghiệp dệt may nước ta có 2,390 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (Phụ lục 1.6), tăng 85 doanh nghiệp so với năm 2006. Phần lớn, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2006.

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhưng đa phần thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực sản xuất khơng cao (Phụ lục 1.7). Tuy nhiên, ngồi các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cùng với một số ít doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực về vốn đã tiến hành đổi mới và đầu tư thêm trang thiết bị và cải tiến cơng nghệ; cịn lại là năng lực sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế như thiếu vốn, thiếu công nghệ hoặc cơng nghệ lạc hậu. Vì thế,

các doanh nghiệp Việt Nam muốn tăng qui mô sản xuất, tăng năng lực xuất khẩu cũng gặp phải nhiều khó khăn.

1.3.2. Máy móc, thiết bị, cơng nghệ trong sản xuất hàng may mặc

Xét về công nghệ và máy móc thiết bị trong sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam, mức độ đổi mới máy móc cơng nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mức độ chuyển giao công nghệ của Việt Nam thấp hơn nhiều các quốc gia khác, kể cả những quốc gia chậm phát triển như Srilanca, Pakistan, …

Về trình độ cơng nghệ, nếu như trình độ cơng nghệ của ngành may là khá tiên

tiến và có thể cạnh tranh được với một số nước khu vực thì trình độ cơng nghệ trong ngành dệt lại được đánh giá là chậm hơn các nước xung quanh khoảng 20 năm.

Tình hình đổi mới cơng nghệ: trong những năm gần đây, trước sức ép cạnh tranh

ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp dệt may đã đầu tư tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ, tuy nhiên việc đổi mới giữa ngành dệt và ngành may còn nhiều chênh lệch. Ngành may có tốc độ đổi mới cơng nghệ khá nhanh. Trong vòng mấy năm trở lại đây, ngành đã đổi mới được khoảng 95% máy móc thiết bị, trong đó, đã đưa được 30% máy chất lượng cao, tự động hố vào sản xuất. Trong khi đó, ngành dệt, tốc độ đổi mới rất chậm. Đến nay, ngành dệt mới đổi mới được khoảng 30 - 35%.

Đặc điểm nguồn cung cấp công nghệ trong nước cho ngành dệt may: các tổ

chức nghiên cứu trong nước chính là một nguồn cung cấp cơng nghệ cho cơng nghiệp dệt may thông qua các hoạt động nghiên cứu. Các loại hình cơng nghệ chính được cung cấp bao gồm các lĩnh vực công nghệ may mặc, công nghệ vật liệu may mặc, công nghệ thiết kế. Hiện nay ngành dệt may có 2 tổ chức nghiên cứu khoa học là (1) Viện công nghệ dệt sợi và (2) Viện mẫu thời trang. Ngồi ra, khoa cơng nghệ dệt Trường đại học Bách khoa Hà Nội cũng là một tổ chức cung cấp công nghệ cho công nghiệp dệt may.

1.3.3. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp may mặc

Hiện nay, các doanh nghiệp may mặc trong nước ngồi việc khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất do tình trạng thiếu hụt lao động còn phải đối mặt với sự sa

sút về chất lượng nguồn lực lao động, lao động liên tục chuyển sang các ngành khác. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã liên tục hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng từ trình độ văn hoá, tay nghề đến sức khoẻ để tuyển đủ lao động. Điều này kéo theo việc sụt giảm chất lượng nguồn lao động.

- Thứ nhất, giá lao động khơng cịn là lợi thế. Một lợi thế là giá nhân công tại

Việt Nam hiện vẫn tương đối thấp, với mức lương 0,3 - 0,6 USD/giờ (cùng nhóm Indonesia, Trung Quốc), thấp hơn giá lao động tại Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan ... (Phụ

lục 1.8) nhưng chi phí cho mỗi lao động lại rất cao do cạnh tranh về nguồn nhân lực và

việc di chuyển của các nguồn nhân lực.

- Thứ hai, về trình độ chun mơn của người lao động. Theo nghiên cứu của

VINATEX năm 2006, số lượng lao động trong ngành may có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0.01%, trình độ đại học và cao đẳng là 4% (Phụ lục 1.9). Quan trọng hơn, những người lao động được coi là lành nghề, có chuyên môn cao đạt bậc thợ 5/7 trong ngành may chỉ chiếm 6.03%, trong khi lao động phổ thông trong ngành may mặc chiếm phần lớn với 78.9%.

- Thứ ba, sự phân bổ về lao động. Mức độ tập trung lao động trong các doanh

nghiệp khơng cao, do có hơn 70% các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, có số lao động dưới 300 người, số doanh nghiệp từ 1,000 người trở lên chỉ có 6%. Với độ phân tán như vậy, nếu không liên kết lại thì hoạt động đào tạo sẽ khó triển khai hiệu quả. Lao động trong ngành hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành.

Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện nay đang phân bổ theo các cụm công nghiệp dệt may. Hai vùng tập trung nhiều lao động ngành và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm qua là Vùng Đông Nam Bộ (chiếm gần 62% lao động của toàn ngành) và Đồng bằng sơng Hồng (hơn 22%). Do đó ngành cơng nghiệp dệt may cần có những chiến lược qui hoạch và phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao

động trong các cụm công nghiệp dệt may, nếu không sẽ ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam.

1.3.4. Các yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng may mặc

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhưng hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài: 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu.

Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi (Phụ lục 1.10, 1.11, 1.12). Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành cơng nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy để sản xuất ổn định, hầu như các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận gia công cho đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận thấp. Bởi khi gia công, đối tác sẽ cung ứng kịp thời, đầy đủ nguyên phụ liệu.

1.3.5. Phương thức sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc

Hai hình thức xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam sang thị trường EU là: gia công xuất khẩu, chiếm tới 70%; xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB, chỉ mới chiếm 30%. Hình thức gia công là xuất khẩu qua một nước trung gian, chủ yếu là qua các nước NICs có nền cơng nghiệp dệt may phát triển - với vị trí là nhà đặt hàng. Các nhà nhập khẩu EU đóng vai trị là chủ hàng nước ngồi và là nguồn cung ứng chính về nguyên phụ liệu. Xuất khẩu trọn gói theo FOB là doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể thoả thuận tự cung ứng nguồn nguyên phụ liệu trong và ngoài nước có giá thành rẻ, hình thức này mang lại lợi nhuận thực tế cao hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường và xu hướng thế giới.

1.3.6. Uy tín của thương hiệu hàng may mặc Việt Nam

Các chuyên gia khẳng định, vấn đề thương hiệu mới được quan tâm chỉ trong vòng 07 năm trở lại đây trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh

nghiệp trong ngành dệt may nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã có nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp - một hoạt động hết sức quan trọng đối với một ngành sản xuất hàng tiêu dùng thời trang như ngành dệt may.

Đối với thị trường EU, chỉ có khoảng 30% số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng thường xuyên, trong đó chỉ có một số rất ít doanh nghiệp Việt Nam được biết rộng rãi trong cộng đồng các nhà nhập khẩu lớn. Và bên cạnh đó, tên nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng chỉ được các nhà nhập khẩu biết tên thông qua mối quan hệ với công ty mẹ của họ tại nước ngoài.

1.3.7. Tiềm năng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

Trong những năm gần đây Ngành Dệt – May Việt Nam cũng đã tạo nhiều điều kiện tích cực để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh năng suất lao động và mở rộng qui mô ngành. Trong những năm qua đã có 534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD (Phụ lục 1.13).

Số dự án của các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, HongKong, Nhật Bản… đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là ngành may, sau đó là ngành dệt, cuối cùng là phụ liệu. Điều này cũng dễ hiểu bởi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm may mặc, nên các nước tập trung đầu tư vào ngành này. Còn ngành phụ liệu, xu hướng ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt may (trên 80%) nên các nhà đầu tư chưa tập trung mạnh vào lĩnh vực này vì lợi nhuận không cao bằng ngành may.

1.3.8. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU

Ngành công nghiệp Dệt – May Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu nói riêng sẽ phải chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn trong thời gian tới. Một thực tế mà tình hình dệt may thế giới có thể phải chấp nhận với nhiều điểm nổi

bật: có sự biến động đáng kể do sự tái cơ cấu lại ngành dệt may tồn cầu theo hai nhóm: nhóm sản xuất các mặt hàng cao cấp và nhóm sản xuất các mặt hàng thấp cấp; số lượng nhà cung cấp sẽ thu hẹp ở mức độ hợp lý.

Theo tình hình này, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất thế giới với thị phần dao động từ 30-40% thời gian tới, sau đó thu hẹp lại và duy trì ở mức 30%. Ấn Độ sẽ là nhà cung cấp lớn thứ hai, chiếm khoảng 10% thị phần. Ngoài ra, Pakistan cũng sẽ là nước được lợi từ việc dỡ bỏ hạn ngạch. Các quốc gia có chi phí sản xuất thấp như Việt Nam, Bangladesh, Srilanka sẽ không biến động nhiều trong khi một số quốc gia đang phát triển khác như Hong Kong, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Đài Loan có sự suy giảm quy mơ sản xuất và sẽ chuyển đổi sản phẩm theo hướng cao cấp và đặc trưng. Khơng chỉ có Trung Quốc mà các nước phát triển khác như Italy, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, một số thành viên của EU-27 như các nước Đông Âu và Mỹ nằm trong danh sách các đại gia cung cấp hàng dệt may cao cấp. Điều này có nghĩa là dựa trên lợi thế so sánh về vốn, công nghệ hay tài nguyên sức lao động rẻ, các quốc gia sẽ có sự phân cơng sản xuất hàng dệt may một cách hợp lý. Xu hướng này bao hàm cả sự phá sản của nhiều doanh nghiệp dệt may hoạt động kém hiệu quả không đủ sức cạnh tranh ở các quốc gia.

1.3.9. Mối quan hệ giữa Việt Nam – EU

Nhìn chung trong thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trong EU luôn phát triển mạnh mẽ theo hướng tích cực và tương đối ổn định, Việt Nam và EU ln duy trì và trao đổi kinh nghiệm và cơ hội phát triển và đầu tư giữa các ngành, các cấp và trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Việt Nam đánh giá EU là một trong những thị trường trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Chính vì thế, Việt Nam ln nhận được những hộ trợ và ưu đãi thương mại khi xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường EU. Theo đánh giá về Hiệp định Dệt – May được ký tắt ngày 15/02/2003 giữa Việt Nam và EU, tuy bị áp dụng hạn ngạch nhưng hàng may mặc của Việt Nam vẫn thuận lợi hơn so với hàng may mặc của Trung

Quốc, Thái Lan, Indonesia là nhờ hàng may mặc Việt Nam có nhiều ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan khác. Và cũng từ ngày 01/01/2005, EU đã bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng may mặc Việt Nam và hiện nay Việt Nam cũng là thành viên của tổ chức WTO. Đây là những tín hiệu tích cực và điều kiện thuận lợi có tác động đến việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU, đồng thời đây là cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG EU CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

Hiện nay, thị trường EU có rất nhiều nhà cung cấp hàng may mặc từ rất nhiều quốc gia với năng lực cạnh tranh rất đa dạng và tiềm năng và họ đều có những hướng phát triển và chiến lược chiếm lĩnh thị trường riêng. Trong đó, nổi bật là các đối thủ như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Srilanca, Bangladesh với năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh rất cao.

1.4.1. Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia cung cấp hàng may mặc lớn nhất trên thị trường EU, hàng may mặc của Trung Quốc là mặt hàng cạnh tranh nhất so với nhiều đối thủ khác trên thị trường EU với lợi thế về năng lực xuất khẩu lớn, chất lượng khá cao, mẫu mã đa dạng. Một số biện pháp thể hiện rõ nét của hàng may mặc Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp Trung Quốc ln

đầu tư phù hợp và nhanh chóng nhằm hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ hai, giá bán sản phẩm thấp: giá cả hàng may mặc của Trung Quốc thường

thấp hơn của các đối thủ cạnh tranh do chi phí sản xuất hàng may mặc ở Trung Quốc thấp vì các nguyên phụ liệu chủ yếu được sản xuất trong nước và qui mô sản xuất lớn, hiện đại tạo điều kiện tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

Thứ ba, đa dạng hoá mẫu mã và nhu cầu sử dụng: Trung Quốc đã xây dựng được

mơ hình “các liên kết cơng nghiệp”, đó là sự liên kết giữa các vùng, miền sản xuất các loại sản phẩm, các nguyên phụ liệu cho sản xuất và ngành công nghiệp thiết kế thời trang đã tạo thành các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thứ tư, hệ thống kênh phân phối rộng khắp thị trường EU: Với qui mô sản xuất

lớn, đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng, các doanh nghiệp may mặc của Trung Quốc thường ký được các hợp đồng sản xuất trực tiếp với các tổ hợp thương mại lớn của EU, các doanh nghiệp này trực tiếp là người cung cấp hàng hoá cho các tổ hợp thương mại, chính vì thế họ đã nhanh chóng thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng may mặc rộng khắp thị trường EU.

Thứ năm, nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu về sản phẩm “xanh và sạch”.

Trung Quốc đã có thời điểm chuẩn bị rất lâu việc đua ra thị trường EU những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về môi trường. Những qui định và kiểm soát nghiêm ngặt của Chính phủ về qui trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn môi trường (ECO Friendly) như đổi mới công nghệ, sử dụng nguyên phụ liệu chất lượng tốt, thực hiện đúng các qui trình sản xuất bao gồm cả hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải độc hại. Đây là chiến lược đi tắt đón đầu của Trung Quốc trước những yêu cầu mới trong cạnh tranh trên thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)