3.2.1 .Giải pháp phát triển thị trường EU cho hàng may mặc
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ, BỘ,
3.3.2.5. Một số điểm cần lư uý đối với các doanhnghiệp may mặcViệt Nam
Trong xu hướng kinh doanh trên thế giới hiện nay, cuộc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dần dần lớn mạnh bên cạnh cuộc cạnh tranh về giá. Căn cứ vào việc phân tích rõ các dữ liệu, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần chú ý các điểm sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại hơn nữa, tận dụng
các thông tin từ các cơ quan đại diện, tận dụng tính linh hoạt và hiệu quả của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Tất cả nhằm tạo dựng uy tín cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đồng thời, khai thông con đường buôn bán trực tiếp với các bạn hàng quốc tế.
Thứ hai, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng may mặc cần thiết kế mặt
hàng với mẫu mốt phù hợp. Đặc biệt, mỗi đơn vị xây dựng phong cách, nhãn hiệu riêng và các bộ sưu tập theo từng mùa cho sản phẩm của mình. Việc này cần được tiến hành đồng thời với việc coi trọng công tác xây dựng, đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Hơn thế nữa, cần trang bị đầy đủ các yếu tố để thực hiện xuất khẩu theo giá FOB, để dần dần thay thế các phương thức may gia công xuất khẩu. Quảng bá hoạt động của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua việc sử dụng và khai thác tốt các phương tiện thông tin hiện đại như Internet, tiến hành kinh doanh qua mạng (e - commerce).
Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp giữa các doanh nghiệp có nhu cầu
xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu trên cùng một khu vực thị trường nên là một vấn đề được ưu tiên, vì khơng phải ở mọi nước trên thế giới, những vấn đề thanh toán đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đều được thực hiện dễ dàng. Do đó, việc đổi hàng hay việc thực hiện mậu dịch tam giác có thể giúp các sản phẩm của chúng ta thâm nhập được thị trường EU.
Thứ tư, phân tích xu hướng tiêu dùng trong tương lai của khách hàng, giúp nhận
thức cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc để tổ chức sản xuất hiệu quả hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp nên nhận thức rằng, thái độ thân thiện hơn với môi trường sẽ chi phối hành vi mua sắm trong tương lai của khách hàng, đặc biệt khách hàng của những nước phát triển, khiến họ ưa thích sản phẩm may mặc làm từ chất liệu thiên nhiên như lụa, vải lanh, sợi bông ...
Bước vào năm 2008, bên cạnh những thuận lợi được mở ra, khó khăn, thách thức và sức ép cạnh tranh ngày một lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam phải nhanh chóng phân tích lại nội lực của mình và tìm cách vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, để từ đó xây dựng những bước đi đúng đắn trong việc phát triển và hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Yếu tố quan trọng nhất là yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phát huy nội lực, tạo sức cạnh tranh thông qua việc mở rộng thị trường, song song với nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đây cũng chính là xu thế phát triển bền vững của ngành và cũng là cách thức duy nhất để ngành dệt may Việt Nam có thể vững bước vào một cuộc chơi không cân sức trên thị trường dệt may thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận văn đã nêu ra và phân tích rõ xu hướng tiêu dùng và những ưu tiên lựa chọn đối với hàng may mặc của các khách hàng EU, đây là điểm mới quan trọng khi nghiên cứu về nhu cầu hàng may mặc của các khách hàng EU. Việc hiểu rõ xu hướng đó có thể giúp các doanh nghiệp may mặc và ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận đúng khách hàng, đối tượng và những mặt hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường EU. Việc hiểu rõ xu hướng tiêu dùng cũng như các yêu cầu của khách hàng EU đã giúp ngành dệt may và các doanh nghiệp có những giải pháp hợp lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất kinh; bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ ngành liên quan cũng sẽ đưa ra những chính sách đúng đắn, chiến lược phù hợp nhằm đẩy mạnh khả năng đóng góp của ngành dệt may Việt Nam vào sự tăng trưởng kinh tế của các nước.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU, cần có những giải pháp mang tính khả thi và mang lại hiệu quả cao. Có rất nhiều giải pháp nhưng qua phân tích, luận văn nêu ra giải pháp đầu tiên mang tính quyết định thành công trong nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU là nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng thị trường hàng may mặc trên thị trường EU. Tiếp đến là mở rộng kênh phân phối hàng may mặc với việc tiếp cận nhiều kênh phân phối, hàng may mặc Việt Nam nên tập trung vào những nhà bán lẻ trực tiếp nhập khẩu từ các doanh nghiệp sản xuất và đưa vào hệ thống cửa hàng trên khắp lãnh thổ EU. Bên cạnh đó, hàng may mặc Việt Nam cần có những giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn của EU nhằm hoàn thiện sản phẩm may mặc xuất khẩu. Hàng may mặc Việt Nam nên đa dạng hoá về chủng loại, chất liệu mới lạ, kiểu dáng mới lạ, thời trang và phù hợp theo từng mùa, từng nhóm khách hàng. Các doanh nghiệp cũng nên sớm đăng ký nhãn hiệu và tạo ra thương hiệu của riêng mình trên thị trường EU nhằm khẳng định đẳng cấp hàng may mặc Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh. Song song với những giải pháp đó là cần thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại
với thành lập các trung tâm thương mại tại những thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn của EU, thực hiện tốt các hoạt động quan hệ công chúng.
Các giải pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chuỗi những tác động, phù hợp với thực trạng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam và các yếu tố thay đổi trong môi trường kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.
Cùng các giải pháp đó, hàng may mặc Việt Nam khơng thể tự tạo ra khả năng cạnh tranh cho mình mà rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các Hiệp hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng may mặc thơng qua các chính sách, cơ chế thực hiện.
KẾT LUẬN
EU là một trong những thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới cho nên ln có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia nhằm cung cấp sản phẩm may mặc cho thị trường này. Vì thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hàng may mặc Việt Nam tại thị trường EU.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu và phân tích, luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơn bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh, đồng thời nêu ra những tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam ở cấp độ sản phẩm. Ngoài ra, luận văn còn làm rõ những đặc trưng cơ bản của hàng may mặc như chu kỳ sống của sản phẩm, tính nhạy cảm của sản phẩm và các giá trị được thể hiện qua sản phẩm. Luận văn đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của một số đối thủ cạnh tranh mạnh như Trung Quốc, Srilanca, … từ đó tìm ra được những bài học quan trọng nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU. Với những kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hàng may mặc xuất khẩu; hạ giá bán sản phẩm may mặc xuất khẩu dựa trên việc giảm chi phí và phát huy lợi thế trên qui mơ lớn; đa dạng hố mẫu mã và đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu sử dụng ở mọi cấp độ như cao cấp, trung cấp và bình thường; xây dựng hệ thống phân phối rộng trong thị trường EU; đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và môi trường; quan tâm tốt hơn nữa đối với nguồn nhân lực của ngành đồng thời là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, liên kết chặt chẽ giữa các nguồn nguyên liệu nhằm tận dụng tối đa sức mạnh và lợi thế nội địa. Để những kinh nghiệm này có thể được vận dụng vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là cả một quá trình đánh giá, tích phân nhằm tạo nên những giải pháp khả thi, ổn định và phù hợp với xu thế cạnh tranh trong quá trình tự do hoá thương mại như hiện nay.
Các tiêu chí nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU dựa trên chất lượng sản phẩm, mức độ hấp dẫn, thương hiệu, giá cả và
luận văn này đã khẳng định rằng khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU đang bị giảm sút và chịu rất nhiều áp lực. Việc nghiên cứu các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU đồng thời phân loại những nhóm hàng may mặc đang được ưa chuộng và xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường EU là một trong những nội dung quan trọng nhất ở chương 2 và một phần trong chương 3 được nêu ra rất rõ và là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam sang thị trường EU trong chương 3.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, luận văn đã nêu ra năm nhóm giải pháp mang tính khả thi và thiết thực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.
Trong nhóm giải pháp về phát triển thị trường, luận văn đã nêu rõ sự cần thiết phải nghiên cứu và đánh giá lại thị trường hàng may mặc của EU sao cho phù hợp với xu thế hiện nay của người tiêu dùng Châu Âu. Tiếp đến sẽ mở rộng kênh phân phối hàng may mặc của Việt Nam. Theo luận văn, hàng may mặc của Việt Nam cần phải tiếp cận với nhiều hệ thống bán lẻ lớn, các đại lý, các nhà bán buôn và kết hợp với kênh phân phối của nhà sản xuất. Giải pháp phát triển thị trường là vô cùng quan trọng vì nó xuất phát từ nhu cầu thực tế về hàng may mặc và là cơ sở để thực hiện các giải pháp khác.
Đảm bảo các tiêu chuẩn của Châu Âu là một trong những giải pháp rất cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam. Đối với giải pháp này thật sự đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc Việt Nam phải thực hiện ngay và cam kết duy trì và phát triển liên tục. Bởi vì trong thời đại ngày nay, những yêu cầu của người tiêu dùng được xem xét rất chặt chẽ và phải ln đảm bảo sự an tồn cũng như thoã mãn thị hiếu của họ.
Bên cạnh hai giải pháp trên thị một yêu cầu cấp thiết mà buộc các doanh nghiệp may mặc phải thường xuyên cập nhật đó là đa dạng hố hơn về mẫu mã hàng hố, chất
liệu và có nhiều ý tưởng sáng tạo. Chính giải pháp này cũng sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng may mặc trên thị trường EU vừa để tăng uy tín và thương hiệu của mình, vừa để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng EU để tránh phải sử dụng hàng giả, hàng nhái và nhiều vụ khiếu kiện không cần thiết. Mặt khác, giải pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh cũng cần được áp dụng để giảm giá bán của hàng may mặc Việt Nam nhằm cạnh tranh hợp lý với các đối thủ khác đang có xu hướng giảm giá bán như hiện tại.
Giải pháp cuối cùng là một giải pháp gắn kết hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam với người dân Chân Âu. Đó là cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại mà luận văn tập trung vào đề xuất thành lập các trung tâm thương mại và thực hiện tốt quan hệ công chúng. Các trung tâmm thương mại không chỉ là nơi giới thiệu và trưng bày sản phẩm may mặc của Việt Nam mà còn là nơi thu thập thông tin giữa các doanh nghiệp may mặc Việt Nam với các nhà phân phối hàng may mặc của EU, đồng thời tăng cường tốt hơn nữa mối quan hệ công chúng với các Hiệp hội, Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để thực hiện tốt các giải pháp trên, cần phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các Hiệp hội, Phịng Thương mại, … thơng qua các ơ chế, chính sách, hướng dẫn thiết thực giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trong lĩnh vực hàng may mặc xuất khẩu.
Tóm lại, với những phân tích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn, luận văn đã nêu ra những vấn đề còn hạn chế của ngành may mặc Việt Nam về vị thế cạnh tranh trên thị trường EU và cũng thơng qua đó để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam, phù hợp với tình hình phát triển của ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam cũng như phù hợp với xu thế của hàng may mặc trên thị trường EU nói riêng và trên thế giới nói chung. Những kiến nghị của luận văn được đưa ra dựa trên những kết quả nghiên cứu thực tế, từ kinh nghiệm trong quá trình cơng tác trong doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU cũng như
những trao đổi với các nhà quản lý trong ngành. Những kiến nghị này khơng chỉ mang tính chất nghiên cứu khoa học mà còn là những mong muốn thực tế sớm được áp dụng cho hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.
Những giải pháp và kiến nghị trong luận văn sẽ là điều kiện góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang EU.
trang 148-163.
[02]. Ban Thư ký WTO (2007), Báo cáo về thương mại thế giới năm 2007, Báo
Thương mại 12/07/2007.
[03]. Bùi Huy Khoát (2001), “Thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI”, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, trang 61-66.
[04]. Carlo Altomonte – Mario Nava (2004), “Kinh tế và chính sách của EU mở rộng”, NXB Chính trị quốc gia, trang 453-455.
[05]. Carlo Filippini, Bùi Huy Khoát, Stefan Hell (2004), “Mở rộng EU và tác động
đối với Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, trang 63-75.
[06]. CIEM-UNDP (2004), “Báo cáo khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam”, Dự án VIE/01/025, Hà Nội, trang 97-99.
[07]. Commision regulation (EC) (2005), “Những nguyên tắc chung về nhập khẩu
những sản phẩm dệt may từ các quốc gia thứ ba”, số 1084/2005, ngày 8/7/2005.
[08]. Công Thắng (2005), “Thương hiệu - câu chuyện nhân văn”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 45-2005, trang 26-27.
[09]. Công ty Cổ phần thông tin Kinh tế đối ngoại (2005), “Dệt May Việt Nam cơ hội
và thách thức”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 49-80.
[10]. Dominique Van Der Mensbugghe (2004), “Sự mở rộng Liên minh Châu Âu và
những tác động của nó đến khu vực Đơng Á”, Journal of Asian Economics số 14, Viện
nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trang 12-22.
[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
trang 233-234.
[14]. Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU – Những điều cần biết,
NXB Thống kê.
[15]. Ganeshan Wignaraja (2003, Bản dịch), Phân tích khả năng cạnh tranh và chiến
lược, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
[16]. Lê Văn Đạo (2001), Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU cơ hội và thách thức, Hội thảo khoa học lần 1, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
[17]. Nguyễn Anh Tuấn (2005), Các giải pháp thiết yếu nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số
100, tháng 10/2005.
[18]. Nguyễn Anh Tuấn (2005), Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc
Việt Nam sang thị trường EU, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 99, tháng 09/2005.