THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 51 - 54)

THỊ TRƯỜNG EU

2.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới.

Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng cao của ngành Dệt - May, với con số 34.5%, đạt kim ngạch xuất khẩu 7.78 tỷ USD, tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam cùng với dầu thô; tăng 33.35% so với năm 2006 (Phụ lục 2.14).

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của nước ta tăng mạnh chủ yếu do xuất khẩu sang Mỹ bứt phá mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ năm đạt 4.47 tỷ USD, tăng 46.65% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 16.97% của năm 2006.

EU là thị trường lớn thứ 2 đối với xuất khẩu hàng may mặc nước ta (Phụ lục

2.15). Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 19.74%, thấp

hơn so với mức 37.46% của năm 2006 nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm từ 21.32% của năm 2006 xuống 19.14% trong năm 2007.

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản tăng 12.14% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 3.93% của năm 2006. Hiện tại, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3, chiếm 9.05% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi không phải là thị trường lớn đối với xuất khẩu hàng may mặc của nước ta trong năm 2007 nhưng có mức tăng trưởng kim ngạch rất cao, tăng lần lượt 563.8% và 294.27% so với năm 2006, cao hơn mức tăng trưởng 134.99% và 124.38% của năm 2006.

Về tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại hàng may mặc trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu 2 chủng loại hàng dệt may chủ yếu của nước ta đều tăng so với năm 2006, nhất là mặt hàng áo thun (Phụ lục 2.16). Ngồi các mặt hàng chính, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng váy, quần áo trẻ em, quần áo ngủ, găng tay, khăn, quần Jean, áo nỉ và bít tất có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với năm 2006. Bên cạnh đó, số lượng thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết các mặt hàng tăng mạnh so với năm 2006.

2.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.

Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng may mặc có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537.1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882.8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49 tỷ USD, tăng 19.74% so năm 2006, tăng 62.2% so năm 2005, gấp gần 3 lần so năm 2003. Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu hàng may mặc của nước ta sang EU chỉ đạt khoảng 1,65 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2007 (Phụ lục 2.17, 2.18, 2.19).

2.2.2.2. Các mặt hàng may mặc xuất khẩu

Trong năm 2007, các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic… và giảm xuất ở một vài mặt hàng như áo len, đồ lót, caravat, khăn, quần áo jacket…

Xét về trị giá, mặt hàng quần là chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu

tăng cao nhất, tăng tới 81 triệu USD so với năm 2006, đạt 205 triệu USD. Đứng thứ hai là mặt hàng áo jacket với mức tăng 63 triệu USD. Tuy nhiên, xét theo tổng kim ngạch xuất khẩu thì áo jacket là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt 246 triệu

USD. Đứng thứ ba là áo thun, với mức chênh lệch kim ngạch xuất khẩu lên tới 50 triệu USD, tăng 81% so với năm 2006, đạt 112 triệu USD.

Trong khi xuất khẩu áo sơ mi lại tăng thấp, chỉ tăng 9 triệu USD, tương đương với 8,32% so với năm 2006, đạt 117 triệu USD – là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng cao thứ ba. Tuy nhiên, xuất khẩu đồ lót và mặt hàng áo len lại giảm so với năm 2006. Bên cạnh đó, các mặt hàng như áo gió, áo ghilê, khăn, màn… cũng giảm xuất khẩu sang EU. Các mặt hàng như túi ngủ, quần áo mưa, găng tay có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng rất cao trong năm 2007. Cùng với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, xuất khẩu các chủng loại mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2008.

2.2.2.3. Các quốc gia nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam

Năm 2007 được coi là năm thành công của ngành dệt may Việt Nam, đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của ngành dệt may tại thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang hầu hết các nước thành viên, từ các nước thành viên cũ như Đức, Anh, Pháp, … đến thành viên mới là CH Séc, Áo, Ba Lan, Hungary… đều có sự tăng trưởng mạnh. Kết quả này thể hiện sự tăng trưởng ở tất cả các nước EU, chứ không chỉ tăng tập trung vào một vài thị trường. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam tại EU. Hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức đạt kim ngạch cao nhất trong các nước thành viên EU, đạt 321 triệu USD, tăng 35,68% so với năm 2006. Tiếp đến là Anh với tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là 43%, đạt 220 triệu USD và Pháp với tốc độ tăng 37%, kim ngạch xuất khẩu đạt 142 triệu USD. Xuất khẩu sang Hà Lan đạt 116 triệu USD, tăng 46% và xuất khẩu sang Tây Ban Nha đạt 109 triệu USD, tăng 30%. … Tiếp theo những kết quả xuất khẩu tốt đẹp trong năm 2007, dự đoán xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU trong năm 2008 tiếp tục tăng trưởng mạnh.

2.2.2.4. Tốc độ tăng thị phần của hàng may mặc

Với sự thành công trong năm 2007, hàng may mặc Việt Nam đã chiếm được một vị trí đáng chú ý trong thị trường EU. Về mặt sản lượng hàng may mặc xuất khẩu, Việt Nam xếp vị trí thứ năm trong 30 quốc gia hàng đầu xuất khẩu vào EU với tỉ trọng 4.1% sau Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ (Phụ lục 2.20) với tốc độ tăng bình quân từ 3.8% (2001-2004) lên đến 60.8% (2004-2007).

Tuy nhiên, về giá trị xuất khẩu vào thị trường EU, Việt Nam chỉ xếp thứ 10 trong 30 quốc gia hàng đầu xuất khẩu vào EU với tỉ trọng 1.8% và có tốc độ tăng trưởng chậm hơn từ 6.1% (2001-2004) lên đến 25.9% (2004-2007) (Phụ lục 2.21). Nguyên nhân của tình trạng này là do các chủng loại hàng may mặc của Việt Nam chưa thật sự đa dạng và giá trị của hàng hóa khơng cao, chủ yếu là các mặt hàng thơng thường.

Bên cạnh đó, như mục 1.3.8. thuộc chương 1 đã nêu, các quốc gia thuộc EU-27 như Romania, Bulgaria, … hay như các quốc gia Châu Âu khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Macedonia, Ai Cập, … nằm trong 30 quốc gia hàng đầu xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường EU cũng có xu hướng tăng thị phần xuất khẩu từ 10%-20% trong giai đoạn 2004-2007 (Phụ lục 2.20, 2.21) và là đối thủ rất cạnh tranh so với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)