Khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 60 - 64)

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH XUẤT KHẨU

2.3.3.1. Khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm may mặc Việt Nam được đánh giá chung là có chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu là làm gia cơng cho nước ngồi; tỷ lệ giá cả/chất lượng cao, thường cao hơn các nước trong khu vục khoảng 10 - 15% và cao hơn giá hàng Trung Quốc khoảng 20%; cơ cấu mặt hàng và khả năng đổi mới mặt hàng còn nhiều bất cập; năng lực thiết kế thời trang còn yếu, mẫu mốt tuy là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhưng chỉ mới được quan tâm nghiên cứu gần đây, nên còn nhỏ bé và chỉ mang tính hình thức.

Thơng thường, các quốc gia EU khơng yêu cầu cụ thể đối với chất lượng hàng may mặc, phần lớn hàng may mặc có chất lượng khi các doanh nghiệp xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như ISO, hoặc là sản phẩm đạt được những tiêu

chuẩn Châu Âu như EN, ECOTEX; các tiêu chuẩn quốc gia như Đức có DIN, Hà Lan có NEN, Anh có BS.

Hầu hết những tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, EU có tới 80% các tiêu chuẩn dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, trong khi Việt Nam chỉ có khoảng 25% các tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế, nếu hàng may mặc Việt Nam chỉ lấy tiêu chuẩn của Việt Nam làm căn cứ cho chất lượng hàng hố thì khơng thuyết phục được khách hàng EU, các doanh nghiệp Việt Nam nên lấy các tiêu chuẩn chất lượng trong hệ thống quốc tế đã đạt được làm căn cứ, chứng minh gián tiếp sản phẩm có chất lượng cao.

Để đánh giá chất lượng sản phẩm, khách hàng EU thường đánh giá thông qua hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà doanh nghiệp đạt được như ISO 9000, ISO 14000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 hoặc các nhãn hiệu sinh thái được dán lên sản phẩm (Phụ lục 2.22). Cho nên, hàng may mặc của các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ trên thường được các khách hàng EU ưu tiên lựa chọn và sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Theo Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX), hiện nay có khoảng 81 doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 9000, chiếm tỷ lệ 2.5% tổng số doanh nghiệp toàn ngành, khoảng 8 đơn vị có chứng chỉ ISO 14000, có khoảng 26 doanh nghiệp có được chứng chỉ SA 8000. Con số này quá nhỏ so với tổng số các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, sản phẩm may mặc được dán nhãn sinh thái lại càng khó khăn với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam bởi chi phí thực hiện những tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình sản xuất, kiểm sốt chặt chẽ dư lượng kim loại nặng, chất tẩy nhuộm độc hại sử dụng trong quá trình nhuộm, may vượt quá khả năng của các doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng có thể đáp ứng được kể cả doanh nghiệp có qui mơ lớn của nhà nước. Cụ thể, trong thực tế đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc là cho đến nay, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm áp dụng đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành

doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với các sản phẩm may mặc xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các cơng ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm-hồn tất vẫn cịn sử dụng một số hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm và các hóa chất gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, sức khỏe người lao động và thậm chí đến cả người sử dụng sản phẩm. Có thể nêu lên vài ví dụ nổi bật sau: Trong hồ sợi, ngày càng sử dụng nhiều hóa chất độc hại đến nguồn nước, làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hóa học) trong nước thải khó xử lý vi sinh. nước thải rũ hồ thông thường chứa 4000-8000 mg/l COD. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bông kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000 mg/l. Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt-nhuộm hiện nay, có khoảng 300-400 mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B 3-4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700-800 mg/l và có thể cịn tăng hơn nữa trong tương lai.

Nếu như tình hình ơ nhiễm mơi trường, trước hết là “nhiễm nước thải khơng được kiểm sốt, thì các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường, mới đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về môi trường, cũng như để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn thân thiện về môi trường.

Trong khi đó, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu lại vừa tăng chất lượng sản phẩm thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Hơn nữa, hàng may mặc của Trung Quốc cũng đang nỗ lực dán nhãn hiệu sinh thái khi nhập khẩu vào thị trường EU. Đây là bước tiến nhanh chóng của các sản phẩm may mặc Trung Quốc trước thực tế cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ cạnh tranh, một trong những biện pháp chứng minh chất lượng sản phẩm là các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Trung Quốc rất

mạnh bởi sản phẩm may mặc của Trung Quốc luôn được đầu tư để đi trước các đối thủ cạnh tranh để giành lợi thế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng chất lượng sản phẩm may mặc còn gắn liền với vấn đề sức khoẻ và an tồn của người sử dụng, EU có những quy định khắt khe về bảo vệ an toàn và sức khoẻ cho người tiêu dùng. Chỉ thị về An toàn sản phẩm chung 92/59/EC yêu cầu các nhà sản xuất và phân phối chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm an toàn. Một sản phẩm an toàn là một sản phẩm nếu xét về thiết kế, yếu tố cấu thành, điều hành chức năng, bao bì, điều kiện lắp ráp, bảo dưỡng hay loại bỏ, hướng dẫn sử dụng hoặc bất cứ đặc tính nào khác của nó, một sự rủi ro khơng thể chấp nhận đối với an tồn và sức khoẻ con người một cách trực tiếp và gián tiếp. Sản phẩm may mặc nếu không được quản lý tốt trong khâu sản xuất, các nguyên phụ liệu sử dụng cho sản phẩm may mặc nếu không theo đúng tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng khơng tốt tới sức khoẻ người tiêu dùng. Vấn đề an toàn và sức khoẻ cho người tiêu dùng luôn được các Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và Chính phủ các nước quan tâm. Họ đang và sẽ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng may mặc rất cao nhằm bảo vệ người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu phải đầu tư vào những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất thì mới cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đây chính là một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất và kinh doanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thiếu vốn và công nghệ hiện đại.

Đánh giá về chất lượng sản phẩm theo nghĩa chất lượng vượt trội của khách hàng EU cũng được họ rất quan tâm, hàng may mặc Việt Nam không tạo ra những giá trị vượt trội so với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh khi khách hàng cùng bỏ ra một khoản tiền để mua. Giá trị vượt trội này thể hiện sự khác biệt hố, tính độc đáo của sản phẩm về kiểu dáng, mẫu mã, đổi mới trong thiết kế sản phẩm do việc ứng dụng các công nghệ mới. Các sản phẩm may mặc của Việt Nam sử dụng nguyên liệu giống nhau, kiểu dáng giống nhau và thời gian đưa các sản phẩm may mặc mới ra thị trường

quá lâu. Đây là quan niệm về chất lượng rất thực tế và hiện đại, giá trị của sản phẩm mà khách hàng EU sử dụng phải đúng với số tiền bỏ ra, thậm chí cịn cao hơn. Rõ ràng, sản phẩm may mặc của Trung Quốc hay một vài đối thủ cạnh tranh khác đã thực hiện được điều này, tức là tạo ra được chất lượng vượt trội cho sản phẩm, các mẫu mã liên tục xuất hiện trên thị trường với những kiểu dáng khác nhau, chất liệu sản phẩm khác nhau mà giá rẻ hơn. Vì thế hàng may mặc của Trung Quốc luôn được khách hàng EU đánh giá cao, khả năng thu hút khách hàng lớn và khả năng cạnh tranh rất cao. Một đối thủ cạnh tranh lớn đó là Ấn Độ cũng được đánh giá rất cao về chất lượng, do thế mạnh của Ấn Độ là tự sản xuất được những loại vải bông tốt và đẹp, vải sợi nhân tạo như visco, acrilic, vải lụa, len, lanh cùng với những thiết kế phụ như thêu, đan đã tạo ra những sản phẩm may mặc có giá trị gia tăng rất cao, được khách hàng EU rất ưa chuộng và dễ dàng nhận biết đặc trưng sản phẩm may mặc của Ấn Độ. Mặc dù, Ấn Độ xuất khẩu hàng may mặc với qui mô lớn và đa dạng nhưng sản phẩm ln có những thiết kế mang tính tự nhiên, những hoạ tiết được làm thủ cơng rất tinh xảo địi hỏi lao động lành nghề và chuyên môn cao. Tất cả những yếu tố trên của các đối thủ cạnh tranh đã thể hiện chất lượng vượt trội và khả năng cạnh tranh cao mà ngành dệt may Việt Nam cần phải học hỏi và nâng cao năng lực của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 60 - 64)