Chính sách của EU đối với hàng may mặcViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 54 - 56)

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH XUẤT KHẨU

2.3.1. Chính sách của EU đối với hàng may mặcViệt Nam

Chính sách của EU đối hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU dựa trên cơ sở các Hiệp định về Dệt – May và Hiệp định hợp tác được ký kết giữa Việt Nam và EU. Các chính sách được thay đổi theo từng thời điểm khác nhau, quan hệ ngoại giao, theo mức độ phát triển kinh tế của hai bên. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam khi muốn thúc đẩy xuất khẩu

và cạnh tranh trên thị trường này. Với mỗi quốc gia hoặc khu vực, EU đều có những chính sách riêng biệt phù hợp với quan hệ ngoại giao kinh tế giữa các bên.

 Ngày 18/12/1992, Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định về các sản phẩm Dệt – May tạo ra hành lang pháp lý đầu tiên cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU. Các mặt hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU dựa vào Danh biểu thuế quan chung và Danh biểu thuế quan thống kê của EU.

 Tháng 08/1995, trước sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ ngoại giao của hai bên và đòi hỏi của phát triển kinh tế cần thay đổi cho phù hợp với sự phát triển chung của hai bên, EU và Việt Nam đã ký kết sửa đổi lại Hiệp định Dệt – May. Lần sửa đổi này, EU đã đồng ý tăng hạn ngạch cho Việt Nam 23 chủng loại hàng “nóng” lên 20% - 23%, đồng thời giảm chủng loại hàng có hạn ngạch từ 105 xuống còn 54, số lượng hạn ngạch gia công thuần tuý tăng lên gấp đôi. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể chuyển đổi giữa các chủng loại hàng.

 Để tạo điều kiện cơ sở pháp lý, ngày 16/07/1996 Việt Nam và EU đã ký chính thức Hiệp định trao đổi mậu dịch hàng dệt – may với các điều khoản không thay đổi so với Hiệp định đã ký sửa đổi trước đây, trong đó thiết lập chế độ cho buôn bán hàng dệt – may từ Việt Nam sang EU.

 Trước yêu cầu phát triển thương mại giữa hai bên, ngày 07/11/1997, Hiệp định thương mại hàng dệt – may giữa Việt Nam và EU được ký kết lại. EU đã đồng ý tăng 40% khối lượng so với Hiệp định ký lần trước, một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU và hàng may mặc Việt Nam đã thuyết phục được các nhà nhập khẩu EU trước khả năng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả rẻ và khối lượng sản xuất ngày càng tăng.

 Ngày 15/02/2003, EU và Việt Nam đã ký tắt một bản Hiệp định dưới dạng thư trao đổi về sản phẩm dệt – may. Hiệp định mới cho phép Việt Nam tăng hạn ngạch dệt

– may thêm hơn 250 triệu USD mỗi năm và thời gian của Hiệp định này kéo dài cho tới cuối năm 2005.

 Ngày 03/12/2004, EU và Việt Nam đã ký tắt Thoả thuận hạn ngạch dệt – may với EU, theo đó kể từ ngày 01/01/2005 EU sẽ dỡ bỏ hạn ngạch hàng may mặc cho Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU không bị hạn chế về số lượng. Đây là một thoả thuận vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU, đánh dấu việc mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU.

 Ngày 01/01/2005, EU và Canađa thông báo cho Việt Nam hưởng qui chế miễn hạn ngạch vào thị trường của họ, cùng với thời điểm WTO bãi bỏ hạn ngạch dệt may Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may theo Hiệp định đa sợi (MFA) có hiệu lực suốt 30 năm qua, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong ngành dệt may thế giới, đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng của xu thế tự do hoá thương mại quốc tế. Sự kiện này có tác động rất khác nhau đến các quốc gia liên quan, nó sẽ mở ra những cơ hội, nhưng cũng nảy sinh những khó khăn, thách thức mới cho các nước sản xuất, kinh doanh mặt hàng dệt may.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức WTO nên không phải chịu chế độ hạn ngạch dệt may, tạo điều kiện cho Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh hơn nữa với những nước thành viên khổng lồ của WTO và trên thị trường EU mà tiêu biểu là Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)