3.2.1 .Giải pháp phát triển thị trường EU cho hàng may mặc
3.2.4.2. Từng bước phát triển thương hiệu hàng may mặc của các doanhnghiệp Việt
Nam trên thị trường EU
Với hàng may mặc, nếu chỉ gia công, phần giá trị gia tăng dành cho các nhà sản xuất Việt Nam rất thấp. Từ khởi điểm gia công thuần túy (nhà sản xuất được cung cấp nguyên phụ liệu và chỉ làm một việc là ráp cho ra sản phẩm), sau đó có thể tiến lên một bước sản xuất theo mẫu (phương thức FOB). Trong q trình này, một số trường hợp cơng ty sản xuất may mặc có khả năng mở rộng hoạt động của mình dọc theo chuỗi hàng hóa và thực hiện theo sản xuất theo mẫu mã của mình. Khi đó, các cơng ty này có thể tự thiết kế quần áo thời trang với thương hiệu của riêng mình hoặc dưới thương hiệu của nhà phân phối chính.
Khi xác định rõ vị trí của mình trong tam giác sản xuất: nhà phân phối - công ty tìm nguồn hàng - nhà sản xuất, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần nỗ lực di chuyển mở rộng cả hai cạnh của tam giác, đặc biệt là chuỗi may mặc sẽ đột phá vào khâu thiết kế và thương hiệu để nâng cao lợi nhuận của mình, giảm sự lệ thuộc đối với các nhà phân phối lớn trên thế giới.
Như vậy, nếu chiến lược phát triển này của VN được mở rộng theo hai cạnh tam giác sản xuất, giá trị gia tăng mang lại từ sản phẩm dệt may sẽ lớn hơn rất nhiều. Khi đó, nhờ chủ động được nguyên liệu, thiết kế, thương hiệu sản phẩm, khả năng tham gia khâu phân phối tăng lên nên có thể kiểm sốt trở lại khâu sản xuất. Hiện nay, các DN hàng đầu ngành dệt may như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, Dệt May Hà Nội, Phong Phú, Sanding, Legafashion… đều đang tập trung đầu tư mạnh mẽ cho công
tác thiết kế mẫu, với việc mỗi DN thu hút hàng chục nhà thiết kế mẫu vào làm việc với những điều kiện khá ưu đãi. Công tác xây dựng hình ảnh DN, quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cũng đã được thực hiện ra nước ngoài. Một số thương hiệu thời trang đã bắt đầu quen với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu được một số bộ thiết kế thời trang như May 10 expert, VeeSendy, T-up, F-house…