2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH XUẤT KHẨU
2.3.3.3. Khả năng cạnh tranh về giá cả của hàng may mặc
Các hàng hố xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng may mặc nói riêng, khi cạnh tranh đều dựa trên lợi thế giá nhân công rẻ là chủ yếu. Chính nhờ lợi thế này mà giá cả nhiều sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh với nhiều sản phẩm của các quốc gia khác. Hàng may mặc của Việt Nam cũng được xếp vào nhóm hàng có khả năng cạnh tranh nhờ vào lợi thế chi phí về lao động tương đối thấp.
Tuy nhiên, Trung Quốc và Bangladesh đã không đứng cùng phân đoạn thị trường với mức giá như nhau nữa, còn Việt Nam lại tiếp tục hạ giá xuống các mức thấp hơn (Phụ lục 2.24, 2.25, 2.26, 2.27, 2.28). Theo số liệu chính thức về ba quý đầu năm 2007, mức độ xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam sang thị trường châu Âu hết sức trái ngược nhau. Trong năm qua, Châu Âu vẫn giữ các hạn ngạch đối với hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng lượng hàng xuất khẩu của Bangladesh sang châu Âu vẫn giảm ở một loạt các cat hàng quan trọng.
Cạnh tranh về hàng T-shirt
Từ tháng 1 đến tháng 9/2007, xuất khẩu hàng may mặc dệt kim của Bangladesh vẫn tăng mạnh, ngoại trừ áo len chui đầu (pullover) giảm 11% tính theo đồng Euro. Lượng hàng may mặc dệt thoi đương nhiên bị sụt giảm với việc giảm 2 chỉ số lãi ở các cat quan trọng như đồ veston và quần dài dành cho phụ nữ vào thiếu nữ (mã HS 6204). Ngược lại, ở các cat hàng may mặc dệt thoi, hàng của Trung Quốc xuất sang châu Âu
vẫn rất mạnh, với lượng hàng veston và quần dài dành cho đàn ông và nam thanh niên (mã HS 6203) tăng 51%.
Cùng trong thời điểm này, hàng may mặc Việt Nam xuất sang Châu Âu tăng lên trơng thấy nhưng vẫn cịn ở mức tương đối thấp. Thêm vào đó, việc giá hàng may mặc Việt Nam giảm mạnh khiến số lượng xuất khẩu tăng lên nhưng lại không gây ấn tượng nhiều lắm xét về mặt giá trị.
Tác động của xóa bỏ hạn ngạch
Xét về mặt thị phần, ở cat hàng sơ mi dệt kim và T-shirt, Bangladesh vẫn chiếm thị phần cao hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Châu Âu xóa bỏ các hạn ngạch cho Trung Quốc trong năm nay có thể làm tình hình thay đổi. Bangladesh có thể cũng mất đi vị trí đứng đầu về xuất khẩu hàng áo len chui đầu (pullover) của mình. Ở các cat hàng may mặc dệt thoi, Trung Quốc đã chiếm được thị phần cao.
Mặc dù Bangladesh được miễn thuế nhập khẩu trên thị trường châu Âu, nhưng các quy định chi tiết về xuất xứ hàng hóa lại đang làm cho lợi nhuận thu được từ xuất khẩu hàng may mặc dệt thoi bị hạn chế. Tuy nhiên, nhìn chung xuất khẩu hàng may mặc dệt kim như T-shirt có thể vẫn được hưởng lợi từ chính sách miễn thuế nhập khẩu này. Mặc dù Ủy ban châu Âu đã lên kế hoạch sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa, nhưng một loạt các quốc gia thành viên hiện vẫn đang phản đối đề xuất mà cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu đưa ra này.
Cạnh tranh về giá
Xét về mặt giá cả, Bangladesh khơng cịn đứng cùng phân đoạn thị trường giá với Trung Quốc nữa, tuy nhiên, Bangladesh vẫn có được lợi thế cạnh tranh giá của nó. Các đơn giá hàng Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu từ Việt Nam và Bangladesh. Nhưng so với Việt Nam, các đơn giá hàng Bangladesh nhìn chung vẫn cao hơn, sau khi Việt Nam liên tục hạ giá trong các năm qua. Tuy nhiên, hàng Việt Nam xuất khẩu vẫn đang nhắm tới thị trường Mỹ nhiều hơn, còn Bangladesh lại xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Châu Âu nhiều hơn.
Hiện nay, công nhân Việt Nam đang rời khỏi các nhà máy dệt may để tìm việc ở những ngành được trả lương cao hơn. Thực tế này ngày càng gây khó khăn cho ngành cơng nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ đối thủ Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển rất tốt nhờ tay nghề của người lao động khá cao nhưng chi phí lao động thấp thì khơng cịn là lợi thế của Việt Nam. Mặc dù theo các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện nay thì cơng nhân trong ngành mỗi người thu nhập khoảng 100 USD/tháng, gấp gần 2 lần so với mức lương tối thiểu 55 USD, nhưng nhiều người vẫn đang chuyển sang những cơng việc có lương cao hơn.
Theo VinaCapital ước tính chi phí lao động ở Việt Nam thấp hơn 20% so với các thành phố duyên hải của Trung Quốc. Lương tại các vùng nông thôn Trung Quốc thấp hơn 10-15% so với TP. Hồ Chí Minh. Để cắt giảm chi phí, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may đang di chuyển tới các vùng nơng thơn, nơi chi phí lao động bằng 70% so với TP. Hồ Chí Minh.
Việc cắt giảm chi phí và củng cố lại sản xuất có thể chưa đủ để gia tăng khả năng cạnh tranh của một nền công nghiệp đang thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu nội địa. Các nhà sản xuất ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu, trong khi Trung Quốc có thể tìm nguồn cung ngay trong nước.
Theo thống kê của hiệp hội dệt may Việt Nam, năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn 30% – 50% so với mức bình quân của doanh nghiệp các nước trong khu vực, có 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn xa lạ với ba chữ ERP (Hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực)…
Như vậy, vấn đề thiếu công nhân ngành may mặc cần phải giải quyết dựa trên mức lương, nếu khơng nó sẽ là rào cản chặn tốc độ tăng trưởng của cả ngành. Trong khi đó, đàm phán tăng giá gia công xuất khẩu không dễ. Chỉ cần công ty Việt Nam có dấu hiệu nâng giá lên là đối tác bỏ sang thị trường các nước khác đặt hàng.
Tuy nhiên, chi phí nhân công chỉ là một yếu tố cấu thành nên giá bán, nhiều hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam có giá cao hơn giá sản phẩm xuất khẩu của
nhiều quốc khác trong khu vực do những chi phí khác tạo nên, các chi phí này đều ở mức cao hơn của các nước trong khu vực .
Giá vải của Việt Nam thường đắt hơn vải cùng loại của Trung Quốc từ 15%- 20%.
Chi phí cơ sở hạ tầng cũng ở mức cao khi thuê mặt bằng sản xuất của Việt Nam là 20-60USD/m2/năm, còn Trung Quốc là 10-12USD/m2/năm.
Ngồi ra, các chi phí như vận tải biển, hàng khơng, các loại phí, lệ phí cao đã làm tăng giá thành của các sản phẩm may mặc xuất khẩu. Ngồi những chi phí chính thức cịn nhiều chi phí khơng chính thức do thủ tục hành chính, tệ quan liêu, tham nhũng cũng góp phần làm tăng chi phí trong sản xuất.
Ngoài ra, điều bất hợp lý là trong cơ cấu chi phí tạo nên giá thành sản phẩm may mặc của Việt Nam thể hiện rất rõ (Phụ lục 2.23). Riêng chi phí các nguyên phụ liệu phải nhập khẩu của Việt Nam đã chiếm tới 40.4% giá trị sản phẩm; so với Trung Quốc, quốc gia tự sản xuất được hầu hết các nguyên phụ liệu cho hàng may mặc xuất khẩu thì chi phí này chỉ chiếm 5.7%; Ấn Độ cịn thấp hơn vì tự sản xuất được nhiều loại nguyên phụ liệu cho hàng may mặc xuất khẩu nên chi phí này chỉ chiếm 1.8%. Do vậy, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU phụ thuộc rất nhiều và chịu ảnh hưởng rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu nhập khẩu về thời hạn giao hàng, chất lượng và giá bán.
Việc EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may, giá hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường EU còn tiếp tục giảm khoảng 11% trong các năm tiếp theo. Trong khi đó, Trung Quốc đã được EU bãi bỏ hạn ngạch từ 01/01/2008 nên việc cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Sự chênh lệch về giá và khả năng cung ứng hàng hoá không cao sẽ làm các nhà nhập khẩu EU sẽ chuyển nhiều đơn hàng sang Trung Quốc hoặc các quốc gia khác trong khu vực do có lợi thế về giá rẻ hơn, khối lượng hàng cung cấp nhiều hơn và thời gian giao hàng chính xác hơn. Hàng may mặc của Việt Nam nếu không giảm chênh lệch về giá sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh, nếu
khơng muốn nói rằng khơng có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm may mặc của các đối thủ cạnh tranh.
2.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
Qua phân tích khả năng cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU, trong khuôn khổ giới hạn luận văn này khơng thể phân tích hết các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam mà chỉ đánh giá tổng quát qua phân tích SWOT sau:
Thế mạnh (S)
- Các mặt hàng truyền thống vẫn đang
được ưu chuộng như: áo jacket, áo thun, quần tây, …
- Các mặt hàng may mặc được kiểm soát
theo các tiêu chuẩn của EU như ISO, ECOTEX, …
- Chi phí nhân cơng trên mỗi đơn vị hàng thấp,
- Đối với vật tư dùng cho sản xuất hàng may mặt xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu.
Điểm yếu (W)
- Giá trị gia tăng trong mặt hàng sản xuất thấp do duy trì q lâu hình thức gia cơng,
- Chưa chủ động tạo được nguồn nguyên phụ liệu trong nước phù hợp yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu,
- Các mặt hàng còn quá phụ thuộc vào các đối tác nước ngồi, ít mối liên hệ với khách hàng cuối cùng,
- Khả năng tiếp thị hạn chế, đặc biệt trong việc đột phá để đưa ra những mặt hàng mới cho thị trường mới,
- Hầu như chưa có thương hiệu riêng và chủng loại sản phẩm cịn hạn chế,.
Cơ hội (O)
- Chi phí tiêu dùng cho hàng may mặc của người dân EU tăng trong 2008-2010, - Chiếm vị trí quan trọng trong giá trị nhập khẩu hàng may mặc của EU,
- Xu thế lựa chọn hàng may mặc cao cấp
Thách thức (T)
- Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở thị trường EU đang tăng,
- Sự đa dạng về nguyên liệu sản xuất,
- Giá cả nhập khẩu hàng may mặc trên thị trường EU có xu hướng giảm từ 10%-20%,
đang tăng,
- Các thị trường mới do việc gia nhập của các thành viên mới trong Liên minh Châu Âu (EU-27).
- Cạnh tranh với các thành viên mới của EU (các quốc gia thuộc Đơng Âu) vốn có thế mạnh trong xuất khẩu hàng may mặc,
- Chi phí cho các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng cao: cước phí điện thoại, dịch vụ viễn thơng, giá điện, nước, …
- Cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc do ở đó cơng nghiệp dệt và phụ liệu đã phát triển, và có nguồn nhân cơng rẻ hơn, năng suất lao động cao hơn,
- EU bãi bỏ hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc (01/01/2008).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hàng may mặc của Việt Nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU và thị trường EU là một trong những thị trường trọng điểm của xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam. Qua phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU như trên đã cho thấy:
- Nhìn chung, chất lượng sản phẩm may mặc của Việt Nam chưa cao và không ổn định, chất lượng cao chỉ tập trung vào một số mặt hàng của các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế.
- Mức độ hấp dẫn của các sản phẩm may mặc chưa tạo được sự thu hút đối với khách hàng. Mặc dù trong nhiều năm qua, mẫu mã hàng may mặc Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi nhưng mức độ thay đổi chưa theo kịp với thị hiếu của khách hàng và cạnh tranh trên thị trường EU.
- Khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam thấp do thương hiệu sản phẩm chưa được xây dựng và phát triển mạnh mẽ, một số sản phẩm may mặc của Việt Nam có chất lượng tốt nhưng thương hiệu chưa được nhiều khách hàng EU biết đến.
- Giá cả hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Đây là điều bất lợi cho hàng may mặc của Việt Nam khi cạnh tranh với hàng may mặc của các đối thủ khác có giá rẻ hơn.
Sau khi phân tích rõ thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam theo các tiêu chí trên, ta có thể khẳng định rằng khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU đang đi xuống bởi các điểm sau:
- Khả năng cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường EU chưa cao bởi những hạn chế nội tại của hàng may mặc Việt Nam như chất lượng sản phẩm chưa ổn định, mẫu mã thiếu đa dạng, thương hiệu sản phẩm chưa được nhiều người biết đến và sản phẩm thiếu sự khác biệt.
- Các doanh nghiệp quá tập trung sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng dễ bán, dễ sản xuất và chịu sức ép cạnh tranh cao.
- Hàng may mặc Việt Nam chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu.
Trên đây là những mặt còn tồn tại và thách thức làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU. Việc tìm ra những điểm này là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU