Nguồn nhân lực trong các doanhnghiệp may mặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 34 - 36)

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG

1.3.3. Nguồn nhân lực trong các doanhnghiệp may mặc

Hiện nay, các doanh nghiệp may mặc trong nước ngoài việc khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất do tình trạng thiếu hụt lao động cịn phải đối mặt với sự sa

sút về chất lượng nguồn lực lao động, lao động liên tục chuyển sang các ngành khác. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã liên tục hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng từ trình độ văn hoá, tay nghề đến sức khoẻ để tuyển đủ lao động. Điều này kéo theo việc sụt giảm chất lượng nguồn lao động.

- Thứ nhất, giá lao động khơng cịn là lợi thế. Một lợi thế là giá nhân công tại

Việt Nam hiện vẫn tương đối thấp, với mức lương 0,3 - 0,6 USD/giờ (cùng nhóm Indonesia, Trung Quốc), thấp hơn giá lao động tại Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan ... (Phụ

lục 1.8) nhưng chi phí cho mỗi lao động lại rất cao do cạnh tranh về nguồn nhân lực và

việc di chuyển của các nguồn nhân lực.

- Thứ hai, về trình độ chun mơn của người lao động. Theo nghiên cứu của

VINATEX năm 2006, số lượng lao động trong ngành may có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0.01%, trình độ đại học và cao đẳng là 4% (Phụ lục 1.9). Quan trọng hơn, những người lao động được coi là lành nghề, có chun mơn cao đạt bậc thợ 5/7 trong ngành may chỉ chiếm 6.03%, trong khi lao động phổ thông trong ngành may mặc chiếm phần lớn với 78.9%.

- Thứ ba, sự phân bổ về lao động. Mức độ tập trung lao động trong các doanh

nghiệp khơng cao, do có hơn 70% các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, có số lao động dưới 300 người, số doanh nghiệp từ 1,000 người trở lên chỉ có 6%. Với độ phân tán như vậy, nếu không liên kết lại thì hoạt động đào tạo sẽ khó triển khai hiệu quả. Lao động trong ngành hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành.

Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện nay đang phân bổ theo các cụm công nghiệp dệt may. Hai vùng tập trung nhiều lao động ngành và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm qua là Vùng Đông Nam Bộ (chiếm gần 62% lao động của toàn ngành) và Đồng bằng sơng Hồng (hơn 22%). Do đó ngành cơng nghiệp dệt may cần có những chiến lược qui hoạch và phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao

động trong các cụm công nghiệp dệt may, nếu không sẽ ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)