TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÁC QUỐC GIA EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 46 - 51)

2.1.1. Tổng giá trị nhập khẩu hàng may mặc của EU

Năm 2007, các thành viên EU đã nhập khẩu 5.5 triệu tấn hàng may mặc với tổng giá trị 87.5 tỷ €, trong đó nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển chiếm 50% (Phụ lục 2.1). Tuy nhiên giá nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường này giảm khoảng 20% trong giai đoạn 2003-2007 do những nguyên nhân như: do sự cạnh tranh về giá của các nhà cung cấp và sự giảm giá của đồng USD. Điều đáng chú ý là giá nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường EU trong giai đoạn 2005-2007 chỉ giảm khoảng 3%.

Trong các thành viên của EU, Đức vẫn là quốc gia nhập khẩu hàng may mặc hàng đầu với tổng giá trị nhập khẩu hàng may mặc chiếm 20%, tiếp theo là Anh (16%), Pháp (14%), Italy (11%), Tây Ban Nha (9%) và Bỉ (6%); Hà Lan xếp thứ 6 với 5% và tiếp theo là Áo (4%), Đan Mạch (3%).

Sự gia tăng của hàng may mặc nhập khẩu giữa các thành viên EU rất khác nhau (Phụ lục 2.2), điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như qui mô và cấu trúc sản xuất hàng may mặc, sự gia tăng về cung cầu thị trường về hàng may mặc …

2.1.2. Các nhóm hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường EU

2.1.2.1. Hàng may mặc làm từ vải dệt thoi: tăng 3.8% về số lượng và 13.9% về giá trị

trong giai đoạn 2005-2007 với mức giá tăng trung bình khoảng 10%. Trong đó các quốc gia đang phát triển (DCs) chiếm khoảng 50% (2007 so với 44% trong năm 2005). Trong năm 2007, 46% hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường EU từ các quốc gia không phải là thành viên của EU (so với năm 2005 là 48%). (Phụ lục 2.3, 2.4)

Ba nhóm hàng nhập khẩu chính là: áo khốc ngồi và áo jacket; quần tây, quần short, …; áo sơ mi và áo khoác nữ là ba nhóm hàng may mặc chủ yếu nhập

khẩu vào thị trường EU với khoảng 65% tổng giá trị hàng may mặc dệt thoi nhập khẩu vào thị trường EU.

2.1.2.2. Hàng may mặc làm từ vải dệt kim: với mức tăng trưởng giai đoạn 2005-2007

rất đáng chú ý là 18.4% về giá trị và 17.9% về số lượng với mức giá nhập khẩu tăng khoảng 0.4%. Trong năm 2007, 50% nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển (so với 47% năm 2005) và 44% nhập khẩu từ các quốc gia không phải là thành viên của EU (so với năm 2005 là 46%). (Phụ lục 2.3, 2.4)

2.1.2.3. Hàng may mặc làm từ da: đạt khoảng 1.5 tỷ € trong năm 2007 và giảm 1.6%

trong giai đoạn 2005-2007. Các quốc gia đang phát triển chiếm ưu thế về xuất khẩu hàng may mặc bằng da sang thị trường EU chiếm 63% tổng giá trị nhập khẩu hàng may mặc bằng da. (Phụ lục 2.3, 2.4)

Hàng may mặc làm bằng da: trong năm 2007, 60% giá trị nhập khẩu hàng may mặc làm bằng da của EU là từ bốn quốc gia mạnh về lĩnh vực này là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.

2.1.3. Cơ hội và thách thức dành cho các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU

 Qua phân tích số liệu về nhập khẩu các chủng loại hàng may mặc vào thị trường EU cho thấy rằng 50% thị phần hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường này là từ các quốc gia đang phát triển. Tỷ lệ này được phân thành nhiều nhóm hàng may mặc khác nhau như: áo thun (54%), quần áo trẻ em (68% từ dệt kim và 67% dệt thoi), áo khốc ngồi và jacket (56%), váy ngắn dệt thoi (54%), áo sơ mi và áo choàng nữ (53%) và hàng may mặc bằng da (63%) (Phụ lục 2.5, 2.6, 2.7, 2.8, 2.9)

 EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dành cho Trung Quốc vào 01-01-2008.

 Một vài yếu tố sẽ làm hạn chế sự tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc theo một số khảo sát của tổ chức KSA như là: rủi ro về số lượng hàng tồn

kho quá lớn, tăng chi phí lao động, thiếu lao động, gia tăng chi phí để đảm bảo các tiêu chuẩn và moi trường và an sinh xã hội, thời hạn giao hàng kéo dài do ảnh hưởng về mặt địa lý, không đảm bảo chất lượng cho các đơn dặt hàng quá lớn. So với các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, … thì những yếu tố này khơng cịn mang lại lợi thế cho Trung Quốc.

 Giá nhập khẩu hàng may mặc sẽ bị rất nhiều áp lực cạnh tranh và sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tới và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất hàng may mặc của EU, mà trước mắt là việc bãi bỏ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu vào thị trường EU.

 Để đáp ứng được các yêu cầu của các nhà nhập khẩu EU, các nhà xuất khẩu hàng may mặc của các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với rất nhiều yêu cầu ngày càng cao như chất lượng cao hơn, sản phẩm phải thân thiện với môi trường.

2.1.4. Một số dự báo về thị trường hàng may mặc EU trong tương lai

2.1.4.1. Thị trường tiêu thụ

Sự tiêu thụ hàng may mặc tại thị trường EU tăng trung bình khoảng 8.4%/năm trong giai đoạn 2002-2007, tổng giá trị tiêu thụ hàng may mặc trong năm 2007 là 251 tỉ € (Phụ lục 2.10). Trong đó, Đức vẫn là quốc gia tiêu thụ hàng may mặc nhiều nhất và

khoảng cách giữa Đức, Anh và Italy ngày càng thu hẹp; năm quốc gia Đức, Anh, Italy, Pháp và Tây Ban Nha chiếm khoảng 75% giá trị tiêu thụ hàng may mặc của EU.

Hàng may mặc của nữ giới đang là nhóm hàng dẫn đầu trong thị trường hàng may mặc tại EU. Năm 2007, doanh thu hàng may mặc của nữ giới tại Pháp chiếm 50% và tại Đức là 56% tổng doanh thu hàng may mặc của nữ giới của các quốc gia thành viên EU. Hàng may mặc của nữ giới được xem là nhóm hàng hố nhạy cảm, mang tính thời trang và thường xuyên thay đổi hơn so với của nam giới.

Dự báo về chi phí tiêu dùng dành cho hàng may mặc của các quốc gia thuộc EU là:

 Năm 2010: 261.5 tỷ € (tăng 2.1% so với năm 2008)

2.1.4.2. Phân khúc thị trường tại EU

Những tiêu chuẩn khi phân khúc thị trường tại EU là: theo độ tuổi, theo giới tính, theo các nhóm sản phẩm và chức năng sử dụng, tính thời trang và phong cách, chất lượng sản phẩm. Ngồi ra cịn có những tiêu chuẩn dựa trên những hoạt động cụ thể như lễ cưới, dạ hội, … hay trường hợp đối với sản phẩm dành cho phụ nữ mang bầu.

Phân khúc theo yếu tố nhân khẩu học

Dân số của các quốc gia thuộc EU hiện nay đang trong tình trạng tỉ lệ sinh giảm, dân số đang già hơn. Trong năm 2006, dân số EU từ 15 tuổi trở xuống chiếm chỉ 16%, từ 49 – 64 tuổi chiếm 35%, từ 64 tuổi trở lên chiếm 17% (Phụ lục 2.11).

Phân khúc theo nhóm sản phẩm và chức năng sử dụng

Thị trường hàng may mặc tại EU có thể được chia thành một vài phần khúc dựa trên các nhóm sản phẩm kết hợp với chức năng sử dụng của chúng thông qua hành vi của người tiêu dùng EU. Theo đó, có thể chia hàng may mặc trên thị trường EU như sau: hàng may mặc sang trọng, hàng may mặc thông thường và hàng may mặc dành cho các hoạt động thể thao.

Phân khúc thị trường theo tính thời trang và phong cách sống

Những yếu tố của thời trang đó là màu sắc, kiểu dáng, tính độc nhất và phong cách. Đối với những người tiêu dùng miền Tây Châu Âu ln muốn có một nét riêng biệt và cá tính cho bản thân với phong cách riêng. Đặc biệt là trong phân khúc thời trang giá cao thì sản phẩm may mặc phải có chức năng riêng của nó, vì vậy mà nhu cầu của người tiêu dùng cũng trở nên cụ thể và đặc biệt hơn. Một khuynh hướng khác nữa là khách hàng EU sẽ mua các sản phẩm may mặc khác nhau cho những hoạt động khác nhau.

Chất lượng là một yêu cầu cần thiết khi xem xét phân khúc thị trường hàng may mặc tại EU. Chất lượng phải đáng tin cậy và gắn liền chặt chẽ với các dịch vụ liên quan. Chất lượng sản phẩm cũng phải phù hợp và thuận tiện khi sử dụng, chẳng hạn như việc chọn lựa các loại sợi sử dụng.

Thị trường EU trong những năm gần đây yêu cầu chất lượng hàng may mặc phải cao và sản phẩm đắt tiền hơn nhưng người tiêu dùng EU cũng đòi hỏi giá cả phải tương ứng với xu hướng thời trang và chất lượng nguyên liệu tốt (Phụ lục 2.12).

2.1.4.3. Sự thay đổi về giá

Hàng may mặc trong thị trường của các nước thuộc EU ln ln có sự cạnh tranh mạnh mẽ và giá cả luôn luôn biến động và thay đổi tuỳ thuộc vào chủng loại sản phẩm và các dạng tiêu thụ. Thị trường của một vài quốc gia đã có sự giảm sút rõ rệt, trong khi đó thị trường của hầu hết các quốc gia cịn lại trong EU có sự tăng trưởng chậm lại. Chính sự phát triển này đã tạo áp lực đến giá cả của hàng may mặc. Do sự đa dạng của hàng may mặc nên không thể tập trung cụ thể vào giá của từng chủng loại hàng may mặc. Phụ lục 2.13 nêu ra những phân tích của giá tiêu thụ và giá nhập khẩu của hàng may mặc tại từng quốc gia trong EU.

Mặc dù giá cả không phải là tiêu chuẩn duy nhất sử dụng để tăng khả năng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường EU nhưng nó vẫn là một tiêu chí rất quan trọng. Sự tập trung vào sức mua, tăng khả năng cung ứng hàng may mặc đã tạo ra áp lực cho quá trình sản xuất và lợi nhuận của các nhà cung ứng. Vì thế các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc của Việt Nam cần phải chú ý:

 Sự rõ ràng của các khoản mục chi phí cấu thành giá bán của hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU để có thể thoả thuận được một mức giá bán thấp nhất, ít nhất là các khoản biến phí và định phí phải được tính vào trong giá bán. Nếu giá trên thị trường thấp hơn giá bán thấp nhất thì tính cạnh tranh sẽ mất đi. Mặc dù điều này có thể chấp nhận cho một số đơn hàng cụ thể để ngăn chặn sự thiệt hại lớn hơn như do tồn

kho quá lâu, nhưng trong thời gian dài thì tình trạng này sẽ làm suy yếu sự ổn định về tài chính của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.

 Cố gắng đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu để tiết kiệm chi phí, chẳng hạn như giảm lượng hàng tồn kho, quản lý sản xuất hiệu quả hơn, đàm phán để đạt được mức giá mua các loại nguyên vật liệu thấp hơn, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 46 - 51)