Những bài học kinh nhgiệm rút ra cho hàng may mặcViệt Nam xuất khẩu sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 42 - 46)

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG

1.4.3. Những bài học kinh nhgiệm rút ra cho hàng may mặcViệt Nam xuất khẩu sang

sang thị trường EU

Thứ nhất, tăng lượng hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU thông qua

sử dụng những nhãn hiệu của các hãng may mặc nổi tiếng, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong khi những thương hiệu hàng may mặc Việt Nam chưa được nhiều khách hàng EU biết đến.

Thứ hai, có chính sách thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực

sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU, nhất là đối với các nhà đầu tư từ EU. Điều này tạo điều kiện cho hàng may mặc Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ chất lượng cao, đa dạng mẫu mã sản phẩm và tính thời trang do các nhà đầu tư EU dễ dàng nắm bắt xu hướng tiêu dùng hàng may mặc của khách hàng EU.

Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hướng tới phục vụ nhóm khách

hàng trung và cao cấp. Chất lượng sản phẩm ở đây khơng cịn theo nghĩa đơn thuần là độ bền sản phẩm mà cần hiểu theo hướng có thẩm mỹ cao, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng hoặc không gây ô nhiễm môi trường sinh thái khi sản xuất và tiêu dùng. Đây là quan niệm mới về chất lượng sản phẩm giúp cho hàng may mặc Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.

Thứ tư, đa dạng hóa kênh phân phối trực tiếp hàng may mặc Việt Nam trên thị

trường EU. Hàng may mặc Việt Nam thường tiếp cận với thị trường EU gián tiếp thông qua các trung gian thương mại của Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, ... đã tạo ra sự phụ thuộc và kém linh hoạt trong sản xuất, xuất khẩu và trong cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động trực tiếp tiếp cận với các kênh phân phối của EU như các nhà bán lẻ, các đại lý bán hàng. Như vậy sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.

Thứ năm, nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên mơn và trình độ ngoại ngữ

của các nhà quản lý và nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ trong thương mại quốc tế. Điều này góp phần giúp các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh trên thị trường EU, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam.

Trên đây là những kinh nghiệm quý báu của Trung Quốc và Srilanca trong nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường EU. Những kinh nghiệm này là những bài học quý báu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU do Việt Nam và Trung Quốc, Srilanca có nhiều điểm tương đồng như dồi dào nguồn nhân lực, chi phí nhân cơng khá thấp, sự cần cù, khéo léo của người lao động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong xu thế tự do hoá thương mại và cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thị trường quốc tế, vấn đề khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thu hút sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp, ngành và các quốc gia xuất khẩu. Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá và phân tích những lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh, dù cạnh tranh được đề cập dưới cấp độ nào cũng đều hướng tới thoả mãn tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng và mang lại lợi ích cho quốc gia. Để giải quyết vấn đề khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam, luận văn đã đưa ra cách tiếp cận khi nghiên cứu về khả năng cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm. Từ đó, luận văn đã nêu ra khái niệm và xây dựng những tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm bao gồm: chất lượng, mức độ hấp dẫn của sản phẩm, thương hiệu, giá cả và khả năng tăng thị phần. Và đây là những tiêu chí rất phù hợp với khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong xu thế hội nhập và tự do hoá cạnh tranh.

Một vấn đề quan trọng khác đã được phân tích và làm rõ trong chương 1 là những đặc trưng chủ yếu của hàng may mặc. Những đặc trưng này hết sức quan trọng bởi không giống đặc trưng của đa số hàng hoá tiêu dùng khác, những đặc trưng này tác động mạnh tới hành vi tiêu dùng của khách hàng, khả năng nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc. Những đặc trưng này bao gồm: chu kỳ sống của sản phẩm, sản phẩm được tiêu dùng liên tục, sản phẩm có tính nhạy cảm cao và sản phẩm thể hiện những giá trị khác nhau. Đây là những điểm rất quan trọng trong nghiên cứu về cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm và những đặc trưng của sản phẩm may mặc.

Một điểm quan trọng khác được nghiên cứu trong chương này là những kinh nghiệm quí báu của những đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU, mỗi đối thủ cạnh tranh đều có những thế mạnh khác nhau và điều quan trọng là cách khai thác lợi thế, tiềm năng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc. Trên cơ sở nghiên cứu hàng may mặc của những đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU, những kinh nghiệm được đưa ra là nâng cao chất lượng hàng may mặc xuất khẩu; hạ giá bán hàng may mặc

xuất khẩu; đa dạng hóa mẫu mã và nhu cầu sử dụng hàng may mặc cao cấp, trung cấp và cấp thấp; xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng khắp thị trường EU; đáp ứng những yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, hàng may mặc dán nhãn sinh thái; quan tâm tới đội ngũ lao động; phát triễn các ngành công nghiệp phụ trợ, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên phụ liệu với sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

Đây là những kinh nghiệm quí báu mà các đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU đang áp dụng rất hiệu quả, những kinh nghiệm này có thể được ứng dụng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU.

Trên cơ sở lý luận và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những đối thủ cạnh tranh là nền tảng quan trọng để phân tích và đánh giá về khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)