1.1.7. Sự cần thiết của bảo hiểm phi nhân thọ đối với đời sống kinh tế – xã hội. xã hội.
Bảng 1.1 Những thảm họa lớn trên thế giới và bồi thường của bảo hiểm
Đơn vị: triệu USD
Ngày Sự cố Khu vực Người chết Bồi thường
27/09/1991 Bão nhiệt đới Nhật 51 8.357
23/08/1992 Bão Andrew Mỹ, Bahama 43 22.987
17/01/1994 Động đất Mỹ 61 19.040
11/09/2001 Khủng bố WTC Mỹ 2,982 21.379
11/08/2004 Bão Charley Mỹ, Nhật, Jamaca 24 8.590
02/09/2004 Bão Ivan Mỹ, Caribe 124 13.651
25/08/2005 Bão Katrina Mỹ, vịnh Mehico,
Bắc đại tây dương 1,836 66.311
20/09/2005 Bão Rita Mỹ, Mehico, Cuba 34 10.382
19/10/2005 Bão Wilma Mỹ, Mêhicô,
Jamaica, Hati 35 12.953
18/01/2007 Bão Kyrill Đức, Anh, Hà lan,
Bỉ 54 6.410
06/09/2008 Bão Ike Mỹ, Caribe, Vịnh
Mexico 136 20.483
24/01/2009 Bão Klaus Pháp, Tây Ban Nha 25 3.315
27/02/2010 Động đất Chile 562 8.000
Trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, con người với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động có ý thức ln phải đối đầu với các rủi ro, bất trắc. Hai loại rủi ro thường gặp là:
- Rủi ro gắn liền với tự nhiên;
- Rủi ro nhân tạo (nguồn gốc kỹ thuật và xã hội).
Tác động của rủi ro của các yếu tố khơng thể kiểm sốt được như đã nêu trên làm cho con người, trong đời sống, sản xuất không thu hái được kết quả như đã định trước và hậu quả là tạo ra sự mất cân đối trong q trình sản xuất, xã hội. Đó chính là tiền đề khách quan cho sự ra đời của bảo hiểm nói riêng và các loại quỹ dự trữ nói chung. Tồn tại song song với các quỹ dự trữ trong nền kinh tế xã hội, bảo hiểm có vai trị như là một cơng cụ an tồn thực hiện các chức năng cơ bản của mình, đó là: bảo vệ con người, bảo vệ tài sản của cải vật chất xã hội.
Sự tích lũy của quỹ dự trữ (trong đó có quỹ bảo hiểm) là một tất yếu về kinh tế và được PH. Anghen chứng minh là “đã và sẽ tồn tại trên cơ sở tất cả các
q trình phát triển xã hội, chính trị và văn minh”.
Sự tồn tại của quỹ bảo hiểm càng có cơ sở vững chắc khi kinh tế hàng hóa hình thành và phát triển với khối lượng sản phẩm xã hội ngày càng nhiều và một phần trong đó là sản phẩm thặng dư.
Hiện nay, ở nước ta, việc chuyển hướng nền kinh tế sang cơ chế thị trường đã tạo ra động lực thúc đẩy việc khai thác và phát triển mọi tiềm năng sáng tạo, tạo ra được một nguồn hàng hóa, dịch vụ phong phú, trong đó một khối lương lớn giá trị mới. Đây chính là tiền đề làm nảy sinh và phát triển mạnh mẽ nhu cầu đảm bảo bảo hiểm và là cơ sở vững chắc cho sự hình thành và tồn tại của quỹ bảo hiểm.