Các văn bản pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phí nhân thọ của công ty bảo hiểm bảo việt kiên giang (Trang 46)

nhân thọ.

Môi trường pháp lý ngày càng minh bạch, có nhiều chính sách của nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển bảo hiểm phi nhân thọ như:

- Ngày 24/12/1999, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam được thành lập với mục đích tạo ra mơi trường cạnh tranh và phát triển lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên

- Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ban hành ngày 09 tháng 12 năm 2000 bởi Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

- Bộ Luật dân sự năm 2005 - Bộ Luật hàng hải năm 2005

- Luật đầu tư và luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/07/2006 đều quy định các doanh nghiệp phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển sản phẩm của mình.

- Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/09/2003 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm;

- Ngày 07/11/2006, chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ- CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Theo đó, tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm: nhà, cơng trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo, máy móc thiết bị, các loại hàng hóa, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền.

- Bảo hiểm bắt buộc đối với người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế đã có khung pháp lý để phát triển khi luật du lịch có hiệu lực từ 01/01/2006 và nghị định chính phủ hướng dẫn về du lịch lữ hành trong thời gian tới.

- Nghị định số 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/03/2007 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

- Nghị định số 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/03/2007 qui định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

- Thông tư số 155/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/12/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 03 năm 2007 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

- Thông tư 156/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/03/2007 qui định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

- Nghị định 41/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 6 năm 2009 và thay thế Nghị định 118/2003/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 10 năm 2003 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

2.1.3. Tình hình cạnh tranh giữa các cơng ty bảo hiểm.

Tính đến năm 2010, tồn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có đến 28 doanh nghiệp, trong đó có 18 doanh nghiệp trong nước và 10 doanh nghiệp nước ngoài (phụ lục số 1). Các doanh nghiệp này hầu hết đã có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong số đó, đáng chú ý là các công ty bảo hiểm ra đời khá sớm (chỉ sau Bảo Việt) và hiện đang chiếm tỷ trọng đáng kể trên thị trường bảo hiểm Kiên Giang như: Bảo Minh, PJICO và PVI.

Bảng 2.1. Thị phần của các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam.

Đơn vị: % 2006 2007 2008 2009 2010 Bảo Việt 34,83 31,45 30,44 26,93 24,62 PVI 18,00 19,30 18,60 20,30 20,60 Bảo Minh 21,20 19,40 17,40 13,40 11,39 PJICO 11,00 10,70 9,77 9,50 9,34 (Nguồn: Số liệu thị trường bảo hiểm của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

Các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh:

Các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh hầu hết quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung phân khúc khách hàng là liên doanh hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là khách hàng truyền thống của cơng ty mẹ hoặc của cổ đông sáng lập. Một số cơng ty đang có chiến lược tấn cơng vào phân khúc khách hàng cá nhân (như Liberty tấn cơng vào mảng bảo hiểm xe cơ giới), do đó các cơng ty bảo hiểm nước ngoài hay liên doanh áp dụng một số chương trình bảo hiểm có tính đột phá như: chấp nhận cho xe bị tai nạn sửa chữa tại hãng nơi khách hàng mua xe, có cứu hộ miễn phí, thời gian sửa chữa cực kỳ ngắn, thủ tục thanh trả tiền bảo hiểm linh hoạt (khách hàng không phải trả tiền cho nơi sửa chữa mà thay vào đó cơng ty bảo hiểm sẽ chuyển khoản cho nơi sửa chữa).

Ngồi ra, các cơng ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam như: Chatis, Liberty, AIG, ... thừa hưởng được phong cách bán hàng chun nghiệp của cơng ty mẹ vốn có truyền thống hàng trăm năm tại Châu Âu, Châu Mỹ. Các công ty này đều có chương trình huấn luyện nhân viên bài bản, làm việc có mục tiêu rõ ràng, có bảng mơ tả và tiêu chuẩn công việc, hiệu suất làm việc trên đầu người rất cao, phong cách bán hàng chuyên nghiệp,...

Các doanh nghiệp vốn trong nước:

Trong giai đoạn 2004 – 2010 có đến 10 cơng ty bảo hiểm có vốn trong nước được ra đời. Đây chủ yếu là các công ty được thành lập bởi các ngân hàng, các doanh nghiệp lớn trong nước. Khách hàng mục tiêu của họ chính là các khách hàng của các ngân hàng mẹ, các doanh nghiệp cổ đông sáng lập.

- Bảo Minh trước năm 1994 vốn là một công ty thành viên của Tổng cơng ty bảo hiểm Bảo Việt tại Tp.HCM, sau đó vào năm 1994, cơng ty này được Bộ Tài Chính cho phép tách ra hoạt động độc lập và mang theo toàn bộ khách

hàng đã tham gia bảo hiểm trước đây. Với lợi thế này cộng với việc thừa hưởng toàn bộ kinh nghiệm của Bảo Việt từ năm 1976, Bảo Minh hiện đã phát huy rất tốt trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 1995, Bảo Minh thành lập chi nhánh tại tỉnh Kiên Giang với tên gọi là Bảo Minh Kiên Giang, được đánh giá là có điều kiện kinh doanh tương đồng với Bảo Việt Kiên Giang (điều là những cơng ty khơng có lợi thế ngành), mạng lưới phục vụ rất rộng rãi, đứng thứ 2 tại thị trường tỉnh Kiên Giang (sau Bảo Việt Kiên Giang); gần đây được sự hỗ trợ của đối tác chiến lược đang tiến hành cải cách mơ hình kinh doanh, đẩy mạnh áp dụng cơng nghệ thông tin.... và là đối thủ tiềm tàng với sức cạnh tranh rất mạnh.

- PVI: được thành lập năm 1996, là thành viên của Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam, một doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực về tài chính lớn mạnh. Với sự quan tâm đúng mức của công ty mẹ, PVI hiện nay đang rất thành công trong việc khai thác bảo hiểm tại Việt Nam. PVI không ngừng cải tiến về chất lượng phục vụ, tăng vốn điều lệ, quỹ dự trữ bồi thường, hợp tác với các cơng ty bảo hiểm có uy tín của nước ngồi để tư vấn về cách thức bán hàng và chăm sóc khách hàng. Năm 1997, PVI thành lập chi nhánh tại tỉnh Kiên Giang với tên gọi là PVI Kiên Giang, được đánh giá là có lợi thế từ lợi nhuận và chi phí của các dịch vụ trong ngành dùng để hỗ trợ bù đắp cho các chi phí khai thác các dịch vụ ngoài ngành, tăng cao sức cạnh tranh trong một mơi trường cạnh tranh cịn nhiều bất cập như hiện nay.

- Tương tự, PJICO được thành lập năm 1996, là thành viên của Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam, một doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực về tài chính lớn mạnh. Với lợi thế ngành, PJICO cạnh tranh với các đối thủ về giá cả, hoa hồng chiết khấu cho khách hàng. PJICO thành lập chi nhánh tại tỉnh Kiên Giang

với tên gọi là PJICO Kiên Giang vào năm 1997, tạo khơng ít khó khăn cho Bảo Việt Kiên Giang trong việc kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

2.2. TỔNG QUAN CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT KIÊN GIANG.

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Bảo Việt Kiên Giang. Giang.

Công ty Bảo Việt Kiên Giang thành lập vào cuối năm 1980, bắt đầu hoạt động vào đầu năm 1981 thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên lĩnh vực bảo hiểm nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Khi mới thành lập công ty Bảo Việt Kiên Giang chỉ tiến hành 2 nghiệp vụ bảo hiểm là bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện vận tải công cộng và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, doanh thu cịn rất nhỏ bé, khả năng tài chính cịn chưa vững chắc, tầm phục vụ còn hạn hẹp.

Cuối năm 1996, công ty Bảo Việt Kiên Giang bắt đầu đưa các loại hình bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên phục vụ nhu cầu bảo hiểm của nhân dân. Đến nay bảo hiểm nhân thọ đã phát triển nhanh chóng và được nhiều tầng lớp nhân dân trong tỉnh quan tâm, tham gia. Bên cạnh đó cơng ty Bảo Việt Kiên Giang còn phát triển một số nghiệp vụ nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương như: bảo hiểm cây công nghiệp, bảo hiểm con người đối với các đối tượng chính sách, bảo hiểm học sinh v.v..

Năm 2000, cùng với chủ trương của Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam và sự phát triển lớn mạnh, công ty Bảo Việt Kiên Giang đã tách ra thành hai công ty: công ty bảo hiểm Nhân Thọ Kiên Giang hoạt động trên lĩnh vực nhân thọ và công ty Bảo Việt Kiên Giang hoạt động trên lĩnh vực phi nhân thọ.

Đến nay công ty Bảo Việt Kiên Giang đã tiến hành trên các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc hầu hết các lĩnh vực khác nhau như: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm con người.

2.2.2. Mơ hình tổ chức.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của cơng ty Bảo Việt Kiên Giang

(Nguồn: Phịng Tổng hợp cơng ty Bảo Việt Kiên Giang)

- Phòng Tổng hợp: làm chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty và

tổ chức thực hiện các mặt công tác như tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, tuyên truyền quảng cáo, thi đua khen thưởng. Các nhiệm vụ chính: tổ chức cán bộ; tham mưu cho lãnh đạo về quản lý toàn diện đối với cán bộ thuộc quyền quản lý theo phân cấp; thực hiện các công việc như kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, quy hoạch cán bộ; thực hiện cơng tác hành chính quản trị như: cơng văn, kho, quỹ, ấn chỉ các loại…; công tác tuyên truyền, sáng chế.

- Phịng tài chính kế tốn: làm chức năng tham mưu cho lãnh đạo cơng ty về kế hoạch tài chính hàng năm như: kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm tài sản, kế hoạch kinh doanh của công ty tháng, quý, năm - kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chế độ hoá đơn, ấn chỉ, quản lý thu chi và thực hiện các công việc khác trong quy định của ngành, cấp trên.

Phịng BH tàu cá Phịng Tổng hợp Phịng Quản lý đại lý Phịng BH Xe cơ giới Phịng tài chính kế tốn Phịng BH cháy kỹ thuật Phịng Giám định bồi thường Phịng BH con người Phịng BH Khu vực (11 Phịng) Ban Giám Đốc

- Phòng Giám định bồi thường: quản lý chặt chẽ các qui trình về giám định khi có tổn thất xảy ra – phối hợp với các cơ quan chức năng và người có liên quan giải quyết hậu quả tai nạn, Lập các hồ sơ bồi thường theo đúng qui định của ngành, giải quyết bồi thường, thống kê các vụ việc tai nạn nhằm nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn thiệt hại phát sinh tai nạn, đề phòng hạn chế tổn thất, phòng chống gian lận, trục lợi bảo hiểm.

- Phịng quản lý đại lý: có chức năng tham mưu cho lãnh đạo cơng ty

và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau: công tác tuyển dụng và đào tạo quản lý đại lý phi nhân thọ, xây dựng các chế độ chính sách đối với hoạt động đại lý, duy trì tổ chức hoạt động đại lý; thực hiện các công tác khác: thi đua khen thưởng, đề bạt, xây dựng tiêu chuẩn thi đua, tiêu chuẩn tổ trưởng, tổ phó…

- Phòng bảo hiểm Tàu cá: làm tham mưu cho ban Giám Đốc đề ra

các cơ chế chính sách để khai thác bảo hiểm tàu cá: về trách nhiệm dân sự chủ tàu, về thân tàu và thuyền viên đi trên tàu.

- Phòng bảo hiểm Xe cơ giới: tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ bảo

hiểm phương tiện đường bộ và các nghiệp vụ về trách nhiệm; nghiên cứu thị trường, phối hợp các phòng nghiệp vụ, phòng quản lý đại lý để tính tốn đưa ra các mức phí bảo hiểm phù hợp tạo thế chủ động và khả năng cạnh tranh tối ưu trong khai thác; quản lý theo dõi hóa đơn, ấn chỉ,…

- Phịng bảo hiểm con người: có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện bảo hiểm con người, xây dựng kế hoạch khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm con người, bảo đảm duy trì tốt các hợp đồng đến kỳ đáo hạn, tìm kiếm khách hàng mới, nghiên cứu các chế độ chính sách khách hàng phù hợp đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm con người.

- Phòng Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật: có chức năng tham mưu cho

hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hoá vận chuyển nội địa, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản khác; Nghiên cứu thị trường; thực hiện các chế độ thơng tin, báo cáo đúng qui định.

Phịng Bảo hiểm khu vực các huyện thị xã: có chức năng tổ chức thực

hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn 11 huyện thị xã: Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Kiên Lương, thị xã Hà Tiên, Phú Quốc. Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn được phân công; Quản lý cán bộ được phân cấp, quản lý hoá đơn ấn chỉ cơng tác kế tốn thống kê… và các nhiệm vụ khác được lãnh đạo công ty giao; Theo dõi quản lý hệ thống đại lý bảo hiểm phi nhân thọ; Quản lý thống kê theo các nghiệp vụ thu, chi tài chính trong phân cấp quản lý được công ty uỷ quyền…

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN THỌ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010.

2.3.1. Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ đang triển khai tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Kiên Giang. bảo hiểm Bảo Việt Kiên Giang.

Hiện nay, Bảo Việt Kiên Giang đã triển khai hơn 55 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường. Bao gồm các sản phẩm được phân loại vào những nhóm sau:

- Bảo hiểm Xe cơ giới: bao gồm các sản phẩm bảo hiểm Trách nhiệm dân sự bắt buộc, bảo hiểm Thân xe ô tô, mô tô, …

- Bảo hiểm Con người: bao gồm các sản phẩm bảo hiểm Tai nạn con người, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm y tế - sức khỏe, …

- Bảo hiểm Kỹ thuật: bao gồm các sản phẩm bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm lắp đặt, bảo hiểm Máy móc thiết bị xây dựng.

- Bảo hiểm Cháy - Tài sản: bao gồm các sản phẩm bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm Mọi rủi ro cơng nghiệp, bảo hiểm Máy móc thiết bị điện tử,…

- Bảo hiểm Tàu thủy: bao gồm các sản phẩm như: bảo hiểm Trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm Thân tàu,…

- Bảo hiểm Hàng hóa: bao gồm các sản phẩm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa.

- Bảo hiểm Hàng khơng – Dầu khí: bảo hiểm hàng khơng, bảo hiểm dầu khí.

2.3.2. Qui trình nghiệp vụ.

2.3.2.1. Qui trình khai thác bảo hiểm phi nhân thọ.

Quy trình khai thác gồm có những bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin:

- Chuyên viên khai thác tiếp xúc với khách hàng, thu thập thông tin về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phí nhân thọ của công ty bảo hiểm bảo việt kiên giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)