3.4 .MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.1 .Những kiến nghị đối với Nhà Nước
3.4.1.1. Hoàn chỉnh quy định về điều kiện cấp phép cho TCTD phù hợp thông lệ
tế và thực tiễn Việt Nam
Hiện tại, theo quy định của Luật các TCTD, một điều kiện bắt buộc để được xem xét cấp phép là “có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn”. Tuy nhiên, điều kiện này là định tính, khó xác định chính xác trên thực tế và không phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) và yêu cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Về bản chất, điều kiện phải có “nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn” chính là yêu cầu “kiểm định nhu cầu của nền kinh tế”. Để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam sẽ phải bãi bỏ điều kiện này khi xem xét cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài như đã cam kết với các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng Hoa Kỳ tại Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Do vậy, khi bỏ điều kiện này, đương nhiên rào cản tiếp cận thị trường đối với lĩnh vực ngân hàng đã được dỡ bỏ. Tuy nhiên, do khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam cịn yếu, năng lực tài chính cịn hạn chế, nhu cầu bảo hộ đối với các ngân hàng trong nước vẫn còn. Mặt khác, NHNN Việt Nam vẫn cần công cụ mới để loại bỏ các ngân hàng yếu kém tham gia thị trường. Để đạt được mục tiêu này, khi bỏ quy định điều kiện cấp phép “có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn”, Luật các TCTD cần phải bổ sung quy định về các điều kiện cấp phép mới (phù hợp với thông lệ quốc tế và được WTO chấp thuận) dựa trên các quy định về “biện pháp cẩn trọng” của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ. Theo đó, Quy định về cấp phép cần bổ sung các điều kiện cấp phép mới đối với các TCTD như:
- NHNN phải thoả mãn rằng giấy phép mới được cấp phục vụ tốt nhất lợi ích của hệ thống tài chính Việt Nam.
- Phải tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn của TCTD xin cấp phép và trong chừng mực nhất định có thể quy định những hồn cảnh (mang tính tạm thời) khơng cấp phép mới cho các tất cả các TCTD như giai đoạn chấn chỉnh, củng cố hoạt động của các TCTD hiện có, hoặc khi tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vượt quá mức
nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo các quy định này không trái với quy định của GATS, các quy định cần phải được áp dụng trên cơ sở đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
3.4.1.2. Sửa đổi các quy định về loại hình dịch vụ ngân hàng mà TCTD được cung cấp:
Theo quy định hiện hành của pháp luật về dịch vụ ngân hàng, TCTD được huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác và được cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, cung cấp dịch vụ thanh tốn và cho th tài chính (thơng qua cơng ty độc lập). Nhiều dịch vụ ngân hàng thông dụng khác chưa được quy định trong Luật các TCTD như mơi giới tiền tệ, bao thanh tốn, các nghiệp vụ phái sinh. Trong khi đó, các TCTD Hoa Kỳ tại Việt Nam, cũng như các TCTD nước ngoài khác tại Việt Nam (khi Việt Nam trở thành thành viên WTO) lại được phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ ngân hàng theo quy định của Phụ lục G của BTA hoặc theo Phụ lục về dịch vụ tài chính của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng, các TCTD Việt Nam được cung cấp ít hơn về số lượng dịch vụ ngân hàng so với các TCTD nước ngồi tại Việt Nam. Hay nói cách khác, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập ở khía cạnh quy định về loại hình dịch vụ mà TCTD được cung cấp. Do vậy, để đảm bảo sân chơi bình đẳng và tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD Việt Nam triển khai việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới và cho phép NHNN có đủ cơ sở pháp lý thực hiện chức năng giám sát, thanh tra, việc sửa đổi các quy định về các loại hình dịch vụ ngân hàng mà TCTD được cung cấp theo mở rộng các loại hình dịch vụ được phép cung cấp là yêu cầu cấp thiết. Để đảm bảo khả năng điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo sự phát triển của thị trường và năng lực cung cấp dịch vụ của các TCTD, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành nên quy định “danh sách các dịch vụ ngân hàng” được phép cung cấp theo hướng mở và NHNN có thể bổ sung các dịch vụ mới vào danh sách này, tuỳ theo yêu cầu thị trường và năng lực quản lý. Tuy nhiên, cùng với việc cho phép các TCTD mở rộng loại hình dịch vụ ngân
hàng, các quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ ngân hàng mới, thanh tra, giám sát việc cung cấp các dịch vụ này cũng phải được ban hành một cách đồng bộ.