3.4 .MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.1.4 .Chủ động tích cực tạo mối liên kết, phối hợp giữa các TCTD
Thực hiện tốt việc phối hợp, liên kết giữa các NHTM và TCTD với nhau trong quá trình phát triển các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp cho các NHTM và TCTD sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạn chế được sự lãng phí và kém hiệu quả trong q trình ứng dụng phát triển công nghệ hiện đại.
- Ứng dụng liên kết ngân hàng-bảo hiểm:
Theo xu hướng chung trên thế giới, hệ thống ngân hàng và bảo hiểm Việt Nam cũng đang "xích lại gần nhau" bằng sự liên kết trong các hoạt động kinh quanh, dịch vụ, theo hướng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Bán bảo hiểm qua ngân hàng, ví dụ như Bảo Việt hợp tác với Agribank. Hay khách hàng có thể mua sản phẩm của AIA qua ngân hàng Hong Kong Bank ở TP. HCM hoặc Hà Nội. Các hãng bảo hiểm cũng có thể tìm đến các ngân hàng, bưu điện làm kênh phân phối, hay tương lai có thể bán bảo hiểm qua một công ty điện lực hay một công ty mobile phone... đây sẽ là một xu hướng mới tại Việt Nam. Nếu nó phát triển tốt thì chắc chắn sự liên kết này sẽ nhộn nhịp hơn, có thể tăng đến 5% vào năm 2010.
Các ngân hàng và các hãng bảo hiểm cũng được đánh giá là thu được nhiều lợi ích từ việc này khi kênh phân phối được mở rộng, thế mạnh của mỗi đơn vị được "kết nối" và tận dụng.
Xu hướng này được thiết lập dựa trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, hoạt động có phần phức tạp hơn so với sự liên kết các ngân hàng trong việc cung cấp một số dịch vụ tiện ích. Mơ hình liên kết này giống sự kết hợp của một ngân hàng và một nhà bảo hiểm, một ngân hàng với nhiều nhà bảo hiệm hay một ngân hàng kết hợp với một nhà bảo
hiểm để lập ra một cơng ty liên doanh. Mỗi nơi chọn cho mình hình thức liên kết phù hợp, khơng thể nói mơ hình nào là tốt nhất. Chính khách hàng, người sử dụng sẽ đánh giá nó. Điều quan trọng ở đây là mơ hình nào tạo mơi trường thuận lợi để có thể cạnh tranh với nhau. Và mơ hình tốt nhất cho Việt Nam là khi nhà cung cấp có thể phát triển tốt nhất cùng khách hàng của mình.
Tại Việt Nam, hiện nay một số mơ hình liên kết đang được triển khai, như Bảo Việt, Prudential với các ngân hàng. Hay một hãng bảo hiểm của Pháp liên kết với bưu điện. Khách hàng sẽ tìm thấy sự thuận tiện, tiết kiệm được thời gian qua sự liên kết này khi thực hiện các giao dịch.
Ở những nước khác, vấn đề bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng chiếm một tỉ trọng rất cao. Singapore, Hong Kong có khoảng 20 - 30% số ngân hàng và bảo hiểm thực hiện liên kết và hình thức này được gọi là Bancassurance, tức là hệ thống ngân hàng bán bảo hiểm. Trong tương lai sự khác biệt giữa ngân hàng và bảo hiểm là dần dần sẽ khó phân biệt. Ví dụ, bảo hiểm thì có những dịch vụ tài chính, cịn ngân hàng thì có những lựa chọn về sản phẩm bảo hiểm bán ra. Cịn ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng có bán sản phẩm bảo hiểm thì tỷ trọng cịn nhỏ, chỉ chưa đến một phần trăm.
- Đưa ra sản phẩm liên kết giữa ngân hàng và chứng khoán.
Điều này để tạo thuận lợi cho các công ty chứng khoán và nhà đầu tư trong giao dịch chứng khoán khi mà theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, từ 16/2/2008, các cơng ty chứng khốn sẽ phải thực hiện quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư tách biệt khỏi tiền của chính cơng ty. Như vậy, công ty chứng khốn khơng được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mà phải liên kết với các ngân hàng thương mại để quản lý tài khoản tiền mặt của nhà đầu tư.
Theo đó, các NHTM sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói cho các cơng ty chứng khốn tại những địa phương có chi nhánh, phịng giao dịch của các NHTM hoạt động những dịch vụ như: tài khoản quản lý tiền, quy trình liên kết, thủ tục chứng từ, chương trình tin học kết nối phần mềm giữa NHTM và cơng ty chứng khốn để quản lý tài khoản, các sản phẩm tín dụng khác.
Tài khoản tiền để giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tại NHTM đảm bảo yêu cầu giao dịch tức thời (online) với các cơng ty chứng khốn. Ngồi việc hưởng lãi suất khơng kỳ hạn, nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại NHTM có thể nhận tiền hoặc chuyển tiền tại bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM, được nối mạng tồn hệ thống để đáp ứng u cầu tài chính linh hoạt cho các nhà đầu tư chứng khoán; gởi-rút tiền mặt qua mạng lưới ATM với 200 máy trên tồn quốc; dịch vụ thanh tốn hóa đơn, kiểm tra số dư qua Internet banking và Call Center 24/24h, thông báo số dư tự động qua Mobile Banking, bảo hiểm cá nhân...
3.4.2. Những kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước(NHNN):
3.4.2.1. Cải cách căn bản cơ chế cấp phép cung cấp các dịch vụ ngân hàng của các TCTD:
Do yêu cầu của quá trình cải cách hành chính, NHNN cần thay đổi căn bản cơ chế cấp phép cho việc cung cấp từng dịch vụ ngân hàng cụ thể của các TCTD theo hướng:
- NHNN không cấp phép cho từng dịch vụ của ngân hàng, mà quy định các điều kiện cần thiết để được cung cấp từng dịch vụ (trên cơ sở đảm bảo an tồn, có chính sách quản lý rủi ro phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ). Khi có đủ các điều kiện này, TCTD sẽ được cung cấp dịch vụ và NHNN chỉ giám sát, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của TCTD trên cơ sở sự tuân thủ các điều kiện do NHNN quy định.
- NHNN không quy định cụ thể các loại dịch vụ ngân hàng mà TCTD được phép cung cấp trong giấy phép của từng TCTD, mà quy định nhóm các dịch vụ TCTD sẽ được cung cấp tuỳ thuộc vào loại hình cung cấp dịch.
3.4.2.2. Bổ sung thêm các quy định về các phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng khác
Thực tiễn phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng đòi hỏi các cơ quan nhà nước liên quan (đặc biệt là NHNN) phải nhanh chóng nghiên cứu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ qua các phương thức như cung
cấp qua biên giới và hiện diện thể nhân để đảm bảo cho NHNN có thể thực hiện tốt vai trị thanh tra, giám sát của mình. Ngồi ra, các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ tài chính (Bộ Tài chính, NHNN) phải tăng cường phối hợp thực hiện chức năng giám sát việc cung cấp các dịch vụ tài chính đa lĩnh vực (như dịch vụ ngân hàng + bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng + chứng khoán) của các tổ chức tài chính.
Ngồi ra, để hoàn thiện khung pháp lý cho việc xây dựng hệ thống ngân hàng đa dạng về loại hình tổ chức và loại hình dịch vụ, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành cần được sửa đổi theo hướng quy định rõ hơn về phạm vi hoạt động của từng loại hình ngân hàng và đưa ra các quy định quản lý giám sát khác nhau phù hợp với từng loại hình ngân hàng này.
3.4.2.3. Giải pháp về đào tạo
Sự phát triển thị trường tài chính ngân hàng địi hỏi nguồn nhân lực rất lớn, nhất là nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc và đáp ứng được nhu cầu mới. Do vậy, để đảm bảo cung cấp nhân lực cho thị trường tài chính, khâu đào tạo hiện nay tại các trường đại học cần tích cực chủ động đổi mới chương trình giảng dạy. Mơ hình ngân hàng thực hành cần được áp dụng phổ biến ở các trường đại học, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, có cơ hội cọ xát với thực tế để trang bị các kỹ năng làm việc bên cạnh những kiến thức vĩ mô và tổng hợp từ lý thuyết.
Bên cạnh đó, các ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo, khơng ngừng nâng cao trình độ và chất lượng nhân sự để có cán bộ chun mơn nghiệp vụ, đủ năng lực tiếp nhận và vận hành công nghệ tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa ngân hàng. Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, các ngân hàng phải thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý cùng nhân viên nghiệp vụ theo hướng vừa chuyên sâu vừa tổng hợp, đa năng vì họ là người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, trực tiếp xử lý các mối quan hệ với khách hàng và quyết định hiệu quả cạnh tranh của ngân hàng. Chương trình đào tạo phải đảm bảo trang bị kiến thức kinh tế thị trường tổng hợp, đặc biệt là kiến thức về marketing cho cấp thừa hành. Đối với cấp quản lý,
phải xây dựng thành chuyên gia có tầm quản trị chiến lược, điều hành kinh doanh, đủ khả năng mở đường và hướng dẫn cấp thừa hành làm việc.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, đề tài đã đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt nhằm nâng cao và phát triển chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Phương Nam.
Vì vậy, trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, NHPN cần quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn, thỏa mãn nhu cầu khách hàng cao hơn dể duy trì những khách hàng trung thành và thu hút nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng. Do đó, NHPN cần phải hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các chiến lược đề ra, và trước mắt là làm tốt các giải pháp trên, để khách hàng hồn tồn hài lịng mỗi khi đến giao dịch với NHPN.
KẾT LUẬN
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, trong đó, có tài chính - NH. Chính vì vậy Ngân hàng Phương Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Áp lực cạnh tranh trên lĩnh vực tài chính - NH càng ngày càng gay gắt, trong đó dịch vụ tín dụng là lĩnh vực có mức cạnh tranh mạnh mẽ chủ yếu thông qua chất lượng và chủng loại sản phẩm, thời gian triển khai và chính sách khách hàng. Phát triển loại hình dịch vụ mới đáp ứng kịp thời và có thể đón đầu nhu cầu của khách hàng là yêu cầu cấp thiết đối với NHPN để có thể đứng vững, khẳng định được vị thế và phát huy lợi thế của mình.
Với xu hướng đó việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển chất lượng dịch vụ tại NHPN trong giai đoạn hiện nay là vơ cùng cần thiết nhằm phát triển tồn diện, lâu dài, giúp khách hàng trở nên quen thuộc và ưa chuộng dịch vụ tại NHPN hơn, tạo được lòng tin khách hàng, giúp ổn định thương hiệu, phát triển thị phần, chuẩn bị nội lực đủ mạnh khi các thế lực bên ngoài xâm nhập vào.
Qua việc nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ cộng với kinh nghiệm làm việc của tác giả tại NHPN, luận văn đã tổng hợp một cách có hệ thống các vấn đề có liên quan đến chất lượng dịch vụ tại NHPN, đánh giá đúng nội lực cho việc xây dựng phù hợp các giải pháp phát triển dịch vụ. Luận văn đặc biệt chú trọng đến các giải pháp chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường trong giai đoạn hiện nay nhằm phát triển sản phẩm, định vị sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường từ đó thực hiện các chiến lược chiêu thị, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất…giúp NHPN từng bước khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng.
Luận văn đã hoàn thành với nhiều cố gắng, nổ lực bám sát thực tế tình hình hoạt động tại Ngân hàng Phương Nam nói riêng, tình hình thị trường tài chính tại Việt Nam và thế giới nói chung cùng với những kinh nghiệm thực tiễn, khảo sát, kết luận chặt chẽ từ những kết quả phân tích. Tuy nhiên, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẽ, hỗ trợ để đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền Tệ Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê 2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê
3. PGS.TS Thái Bá Cẩn, Th.S Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ
tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nhà xuất bản Tài chính
4. Phạm Văn Năng (Chủ biên) (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tự do hóa tài chính
và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Cục xuất bản – Bộ văn hóa
thơng tin
5. Phạm Văn Năng, Trần Hịang Ngân, Sử Đình Thành (2002), Sử dụng các cơng cụ tài
chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, Nhà xuất bản Thống kê
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2006), Ngân hàng Việt Nam phát triển và hội nhập, Nhà xuất bản Thanh niên.
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam Thường trực hội đồng khoa học và công nghệ ngân hàng Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2005), Kỷ yếu các cơng trình nghiên cứu khoa
học, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam Thường trực hội đồng khoa học và công nghệ ngân hàng Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2005), Một số vấn đề cơ bản về tài chính tiền
tệ của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nhà xuất bản Thống
kê.
13. Tạp chí ngân hàng (2003 – 2007)
14. Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ (2003 – 2007) 15. Tạp chí Cơng nghệ ngân hàng (2003 – 2007) 16. Báo cáo thường niên NHNN (2001 – 2005)
17. Các website tham khảo:
- Website Bộ thương mai : http://www.mot.gov.vn - Website Bộ tài chính : http://www.mof.gov.vn
- Trang Webside TP. Hồ Chí Minh : http://www.hochiminhcity.gov.vn - Website Thời báo kinh tế Việt Nam : http://www.vneconomy.com.vn - Website NHNN Việt Nam : http://www.sbv.gov.vn
- Website WTO : http://www.wto.org