VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34 - 35)

2.3 NHỮNG NHÂN TỐ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NGÂN HÀNG

2.3.1 VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Tham gia vào WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút sự đầu tư nước ngoài

đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức lớn. Bản thân ngành ngân hàng

cũng có những cơ hội và khó khăn của riêng nó.

Về cơ hội việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới này giúp cho Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt của các nhà đầu quốc tế. Trong năm 2007, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn bên ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất trong nước. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)2, hoạt động đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007 tiếp tục có sự tăng trưởng về lượng và chất. Tính riêng 2007, Việt Nam có hơn 1.400 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ USD. Đồng thời có khoảng 380 lượt dự án đầu tư đang hoạt động đăng ký tăng vốn, với tổng

vốn tăng thêm đạt 2,4 tỷ USD. Như vậy, thu hút FDI năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001-2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua. Tài chính - ngân hàng là một trong những ngành có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư

quốc tế nhưng cũng hết sức nhạy cảm nên luôn được đặt ra những điều kiện nghặt nghèo trong việc cấp phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Và để nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã chọn con đường M&A. Bởi M&A có nhiều ưu điểm có thể giúp họ nhanh chóng có mặt tại một thị trường mới, gia tăng cơ may thành công trong thị trường đó và tránh

được các rào cản, khó khăn về mặt pháp lý của các nước nhận đầu tư.

Cùng với cơ hội trên, một thách thức lớn mà ngành ngân hàng phải vượt qua là lộ trình 7 năm để mở cửa hoàn toàn theo cam kết gia nhập WTO. Khi có sự xâm nhập mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, các NHTMCP nhỏ trong nước sẽ phải tính đến bài tốn sáp nhập. Bởi vì các ngân hàng nước ngồi, với nhiều ưu thế trong năng lực tài chính, cung cấp các dịch vụ trọn gói thuận tiện, cơng nghệ phục vụ hiện đại, bảo mật… sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và đẩy cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trở nên khốc liệt hơn. Trong tình thế đó nếu các ngân hàng khơng thể tự nâng cao năng lực của bản thân thì việc sáp nhập sẽ là một giải pháp tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)