THAY ĐỔI CÁCH KIỂM SOÁT TTKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 68 - 70)

3.1 CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

3.1.3 THAY ĐỔI CÁCH KIỂM SOÁT TTKT

Cần quản lý một cách chủ động việc TTKT, giảm tình trạng bị động

như hiện nay. Hướng đi này sẽ liên quan trực tiếp đến việc nâng cao năng lực của

cơ quan quản lý (Cục quản lý cạnh tranh, UBCKNN, NHNN... ). Theo kinh nghiệm quốc tế, cơ quan quản lý này cần có trình độ chun mơn rất cao, đặc biệt là khả năng phân tích xu hướng, dự đoán được xu thế mua bán sáp nhập của các ngân

hàng, các doanh nghiệp trong tương lai để chủ động phịng ngừa các trường hợp có thể gây ra tác động xấu với nền kinh tế. Trong khi đó, trình độ nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý Việt Nam chưa đồng đều, còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Do đó, phải chú trọng đến khâu đào tạo, tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu của công việc

ngày càng phức tạp. Trong xu thế tăng cao của trào lưu M&A trong ngành tài chính – ngân hàng, việc này lại càng mang tính quyết định đối với các cơ quan quản lý.

Về tính độc lập của Cục quản lý cạnh tranh: cơ quan này hiện trực thuộc

Bộ Thương Mại. Đây là cơ quan có chức năng kiểm sốt TTKT. Cần phải đảm bảo tính độc lập của cơ quan quản lý này với Bộ Thương mại trong việc ra quyết định những vụ việc cạnh tranh, những vụ việc TTKT của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng. Để làm được điều này cần có một quy trình làm việc minh bạch, rõ ràng, xác định rạch ròi quyền hạn của các cơ quan quản lý trực tiếp xử lý vụ việc với cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản có thể can thiệp nhưng chỉ nên trong những trường hợp vụ việc có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế hay liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Về vấn đề đảm bảo tính độc lập của cơ quan quản lý cạnh

tranh, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm một số nước như:

Tại Anh, cơ quan quản lý cạnh tranh Văn phòng Thương mại công bằng (Office of Fair Trading) là một cơ quan của chính phủ nhưng nó được tổ chức độc lập, không thuộc bộ nào. Tuy nhiên, bộ trưởng Thương mại là người có quyền trực tiếp bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên của văn phòng.

Ở Nhật Bản, cơ quan quản lý cạnh tranh là Ủy ban Thương mại công bằng

(Fair Trade Commission), nằm trong Bộ Nội vụ - Quản lý cơng - Bưu chính và viễn thơng. Tuy nhiên, Ủy ban này lại có một quy chế đặc biệt để đảm bảo tính độc lập.

Hàn Quốc cũng thành lập riêng một ủy ban giống như của Nhật Bản.

Nhìn chung dù tổ chức như thế nào thì tính độc lập của cơ quan Quản lý cạnh tranh vẫn phải được quan tâm nhất. Bởi chính đó sẽ là điều quyết định tính

hiệu quả, tính chính xác trong việc ra quyết định cạnh tranh của cơ quan này.

Từ tình trạng kiểm sốt giao dịch cổ đơng lớn và giao dịch thâu tóm

kém hiệu quả được đề cập ở phần trên cho thấy sự quản lý của Nhà nước với vấn đề TTKT trên TTCK còn lỏng lẻo. Cần thay đổi cách quản lý cục bộ này.

Việc mua bán, sáp nhập của các ngân hàng về sau này sẽ liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực mà mỗi ngành nghề và lĩnh vực đó lại chịu sự giám sát của một cơ quan Nhà nước khác nhau (UBCKNN, Cục quản lý cạnh tranh, Công an kinh tế, NHNN ...). Hiện nay giữa các cơ quan quản lý này chưa có một kế hoạch phối hợp thống nhất và kịp thời trong kiểm soát các hành vi mua bán, sáp nhập của các chủ

thể kinh tế. Với sự phối hợp thiếu đồng bộ như trên sẽ rất khó để phịng ngừa và

ngăn chặn những hành vi sai phạm của các chủ thể kinh tế. Việc này là một trong những nguyên nhân làm cho tính minh bạch của mơi trường kinh doanh Việt Nam khơng cao. Do đó, cần xây dựng một kế hoạch phối hợp, trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, khoa học và kịp thời giữa các cơ quan quản lý trên... để kiểm soát hiệu quả hơn các hoạt động liên quan đến M&A của các ngân hàng. Thơng qua đó giảm bớt tình trạng thơng tin khơng minh bạch và khuyến khích các giao dịch mua bán sáp nhập ngân hàng sang hướng công khai hơn. Đây sẽ là một hướng thay đổi

rất có lợi cho các ngân hàng Việt Nam đang cần rao bán.

Bảo vệ các ngân hàng nội địa: bằng việc thiết lập cơ chế mua lại, sáp

nhập trong lĩnh vực ngân hàng. Việc mở rộng các điều kiện đầu tư, khuyến khích

đầu tư nước ngồi là cần thiết nhưng cũng cần xây dựng nền tảng pháp lý cạnh

tranh hướng đến bảo vệ các ngân hàng trong nước trước sự cạnh của các ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, cần có cơ chế khuyến khích mua bán, sáp nhập các ngân hàng trong nước với nhau để tăng cường tiềm lực kinh tế đối phó với các ngân hàng

nước ngoài. Bởi ngành ngân hàng được ví như trái tim của nền kinh tế. Nếu nó yếu thì bản thân nền kinh tế cũng khơng thể thực sự khỏe mạnh được. Hầu như các quốc gia có hoạt động M&A phát triển mạnh đều bảo vệ các ngân hàng trong nước bằng cách này. Dù Hoa Kỳ hay các nước trong liên minh Châu Âu cũng đều có xu hướng khuyến khích các ngân hàng nội địa thâu tóm lẫn nhau. Tuy nhiên, vấn đề này với Việt Nam lại phức tạp hơn. Bởi vì khả năng về kinh tế của chúng ta còn yếu, việc phát triển của các ngân hàng nhỏ còn bị phụ thuộc lớn vào đầu tư nước ngồi. Do

đó việc “bảo hộ” các ngân hàng trong nước theo hướng này cần được xem xét sao

cho không mâu thuẫn với cam kết gia nhập WTO và với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài mà chúng ta đang đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 68 - 70)