TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ M&A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 63 - 67)

3.1 CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

3.1.1 TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ M&A

Nhu cầu nội tại của các ngân hàng Việt Nam về việc mua bán và sáp nhập trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, ngay bản thân các tổ chức này vẫn còn hiểu biết rất mù mờ về M&A, các phương thức vận hành, những lợi ích và khó khăn khi thực hiện nó. Vì vậy tăng cường các hoạt động truyền thông sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam hiểu rõ các lợi ích, rủi ro, quy trình M&A cũng như các vấn đề liên quan như thuế, lao động, các thủ tục pháp lý liên quan... khi tham gia vào một thương vụ M&A. Một khi nắm rõ những điều này, các ngân hàng Việt Nam sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận các giao dịch

M&A. Nó cũng tạo điều kiện đàm phán một cách cơng bằng hơn cho phía Việt Nam khi thực hiện các giao dịch này. Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam sẽ có những chiến lược phát triển cụ thể để đối phó với khả năng bị thơn tính bởi các ngân hàng nước ngồi. Vì theo quy luật thị trường, một khi không chủ động tăng cường khả

năng cạnh tranh của bản thân thì cũng chính là tạo điều kiện cho các đối thủ phát triển và thâu tóm.

Để đẩy mạnh việc tuyên truyền các kiến thức về M&A cho các ngân hàng,

cần phải tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu về M&A. Hiện nay, công tác nghiên cứu hoạt động này cịn khá ít. Chưa có những cuộc nghiên cứu mang tầm quốc gia về M&A mà hầu như chỉ dừng lại ở mức độ bàn bạc, trao đổi ở các cuộc hội thảo do các doanh nghiệp tư vấn M&A thực hiện. Do đó, Nhà nước cần khuyến khích các ban ngành liên quan như Cục quản lý cạnh tranh, các cơ quan quản lý kinh tế... tăng cường việc nghiên cứu về M&A. Hiện nay để tiếp cận với hoạt động này, các doanh nghiệp tư vấn, các ngân hàng, các doanh nghiệp tham gia TTKT... gặp khá nhiều khó khăn vì cịn q ít các cơng trình nghiên cứu của Việt Nam trong khi tài liệu của nước ngồi thì rất nhiều nhưng cịn nhiều chỗ khơng phù hợp với nền kinh tế

đang chuyển đổi của Việt Nam. Mặt khác, khơng phải tất cả đều có thể tiếp cận vì

rào cản về ngơn ngữ.

Hiện nay, các trường đại học cũng giảng dạy về M&A chưa nhiều mà chủ

yếu mới dừng ở mức độ giới thiệu, hướng dẫn để sinh viên tiếp cận vấn đề. Do đó, nên chăng đưa mơn học về M&A vào giảng dạy trong các trường đại học cũng là

một cách để nâng cao tầm hiểu biết trong cộng đồng về hoạt động này.

3.1.2 ĐIỀU CHỈNH NHỮNG BẤT HỢP LÝ TRONG CÁC VĂN BẢN

PHÁP LUẬT HƯỚNG DẪN CHO HOẠT ĐỘNG M&A CỦA NGÂN

HÀNG

3.1.2.1 GIẢI QUYẾT NHỮNG VƯỚNG MẮC KHI XÁC ĐỊNH THỊ PHẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THAM GIA TTKT

Đây là một vấn đề mấu chốt để kiểm sốt TTKT của các ngân hàng. Vì

vậy cần phải giải quyết những vướng mắc sau:

Thứ nhất, vấn đề xác định thị phần và thị phần kết hợp khi M&A còn khá

nhiều vướng mắc chưa giải quyết được. Nên có thêm những quy định một cách chi tiết hơn việc xác định thị phần kết hợp của các ngân hàng tham gia TTKT. Trong đó

- Quy định cụ thể hơn việc xác định thị phần kết hợp của các ngân hàng để

tạo sự thống nhất trong cách tính tốn tiêu chí này. Nên tính thị phần theo phương pháp riêng lẻ từng dịch vụ. Bởi vì trong nhiều trường hợp cách này cho kết quả chính xác hơn. Các ngân hàng có thể đưa ra những gói dịch vụ bao gồm nhiều dịch khác nhau trong đó nhưng họ biết thực chất khách hàng của mình sẽ chỉ chọn những dịch vụ có giá rẻ trong đó. Vì vậy, cách tính thị phần dựa trên từng dịch vụ sẽ tránh

được sự lợi dụng này của các tổ chức tín dụng.

- Các văn bản hướng dẫn cho hoạt động M&A của các ngân hàng cũng phải xem xét lại để đưa ra những định nghĩa “thị trường liên quan” có tính bao qt, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của dịch vụ ngân hàng.

- Thời gian để ghi nhận doanh thu của các dịch vụ phải được quy định chi

tiết để tránh những sai lệch thuộc về kỹ thuật tính tốn.

Thứ hai, NHNN cần xem xét để hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá thế

nào là một doanh nghiệp ngân hàng nhỏ và vừa. Để đánh giá quy mô ngân hàng nên dựa vào một số những tiêu chí sau:

- Vốn điều lệ

- Thị trường phục vụ (nông thôn hay thành thị)

- Đối tượng và các dịch vụ chính của các ngân hàng đó.

Thứ ba, việc sử dụng tiêu chí thị phần kết hợp của các doanh ngân hàng làm

căn cứ duy nhất xác định ngưỡng kiểm soát TTKT gây khó khăn cho phía ngân hàng lẫn cơ quan quản lý vì sự chưa rõ ràng trong cách tính tốn thị phần kết hợp. Nên đặt thêm một mức giá trị (ví dụ từ 200 triệu USD) làm căn cứ đầu tiên cho việc kiểm sốt. Khi đó, việc kiểm sốt TTKT sẽ dựa vào hai tiêu chí hoặc % thị phần hoặc giá trị giao dịch thương vụ. Việc này giúp cho cơ quan quản lý kiểm soát TTKT dễ hơn, tránh bỏ sót các thương vụ lớn.

Đồng thời nghiên cứu để mở rộng các công cụ xác định thị phần nhằm giảm

bớt khó khăn cho các đối tượng liên quan khi phải xác định thị phần. Về vấn đề này, Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều kinh nghiệm với một hệ thống khá nhiều hướng dẫn chi tiết để xác định ngưỡng TTKT cho Việt Nam có thể học hỏi. Các cơ quan quản

lý của Hoa Kỳ xem xét mức độ TTKT theo các nguyên tắc được định sẵn. Các

nguyên tắc này được dựa trên các văn bản hướng dẫn cụ thể như:

- Theo “1968 Justice Deparment Merger Guidelines”, một ngành được coi là có mức TTKT cao nếu bốn doanh nghiệp lớn nhất nắm giữ ít nhất 75% tổng thị phần ngành.

- “1982 Justice Deparment Merger Guidelines” hướng dẫn cách xác định mức độ TTKT bằng hệ số HH – Herfindahl Hirschman Index:

n HH = ∑ Si2

(3.1) i

Với Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i

Theo đó, HH< 1.000 : thị trường khơng có tình trạng TTKT.

1800> HH>1.000: thị trường TTKT vừa phải HH > 1.800: thị trường có tình trạng TTKT cao.

- “1984 Justice Deparment Merger Guidelines” đưa hệ số co giãn của cầu để tính tốn với giả định giá cả tăng lên 5%.

1. Nếu e >1 cầu co giãn, phần trăm thay đổi của cầu lớn hơn phần trăm

thay đổi của giá.

2. Nếu e = 1 cầu hoàn toàn co giãn, phần trăm thay đổi của cầu bằng phần trăm thay đổi của giá.

3. Nếu e < 1 cầu co giãn ít, phần trăm thay đổi của cầu nhỏ hơn phần trăm thay đổi của giá.

- “1992 Justice Deparment Merger Guidelines” đưa thêm vào việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của vụ TTKT đối với tình hình cạnh tranh bằng một quy trình

đánh giá năm bước như sau:

1. Ước đốn có hay khơng tình trạng tăng mức độ tập trung bằng việc xác định thị trường liên quan.

3. Ước đốn khả năng chống lại sự cạnh tranh có thể được làm giảm đi khi

có một đối thủ cạnh tranh mới.

4. Xác định những ảnh hưởng tích cực có thể bù đắp cho những tác động tiêu cực nếu có.

5. Xác định có hay khơng những đối thủ rời bỏ thị trường nếu chấp nhận vụ việc đó.

Chúng ta nên xem xét để thêm những chỉ số kiểm soát TTKT mà Hoa Kỳ đã sử dụng ở trên để tạo thêm những cơng cụ hữu ích cho cơ quan quản lý và các ngân hàng tham gia TTKT. Càng về sau này các công cụ đưa ra càng thể hiện được ưu

điểm là có tính mở và tiếp cận các vụ việc trên phương diện rộng hơn. Điều này thể

hiện rõ trong “1992 Justice Deparment Merger Guidelines”. Theo đó, việc xem xét các thương vụ M&A được dựa trên những câu hỏi mang tính phổ quát cao và tính

đến ảnh hưởng từ nhiều mặt mà thương vụ đó mang đến cho nền kinh tế.

Thứ tư, bên cạnh sự quan tâm đến những cuộc thâu tóm theo chiều ngang,

cần nghiên cứu để kiểm soát tốt cả những thương vụ sáp nhập theo chiều dọc, theo dạng tập đồn của các ngân hàng lớn. Những hình thức này ln có ảnh hưởng đặc biệt đến sự cạnh tranh khơng chỉ trong ngành ngân hàng mà cịn lan sang các ngành khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 63 - 67)