Luật Chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 52)

2.4 SỰ CHUẨN BỊ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.4.2.2.3 Luật Chứng khoán

Luật Chứng khoán áp dụng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia hoạt

động trên TTCK và các tổ chức, cá nhân liên quan khác. Các ngân hàng có cổ phiếu

sự điều chỉnh của Luật Chứng khốn giống như các cơng ty đại chúng khác hoạt động trên thị trường này.

Quy định về chào mua cơng khai

Hiện nay, các ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khốn khơng nhiều (gồm ngân hàng Sài Gịn Thương Tín - STB và ngân hàng Á Châu - ACB). Tuy nhiên trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp ngân hàng lên sàn. Khi niêm yết trên thị trường này, các ngân hàng có nhiều cơ hội khếch trương danh tiếng nhưng cũng có thể gặp nhiều rủi ro khi lọt vào ”tầm ngắm” của các đại gia muốn thâu tóm. Do đó, với các giao dịch mang tính thâu tóm trên

TTCK, ln cần có một cơ chế kiểm soát nhằm hạn chế mặt tiêu cực của những giao dịch đó. Liên quan đến việc chào mua công khai cổ phần của doanh nghiệp đại chúng, Luật Chứng khoán đưa ra quy định những trường hợp bắt buộc phải chào mua công khai tại điều 32 như sau:

- Trường hợp việc chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết sẽ dẫn đến việc đối tượng chào mua sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm (25%) trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng.

- Hoặc việc chào mua mà đối tượng được chào mua bị bắt buộc phải bán cổ phiếu mà họ sở hữu.

Trước khi thực hiện chào mua công khai, tổ chức, cá nhân chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng phải gửi đăng ký chào mua đến UBCKNN

(SSC). Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đăng ký chào mua, SSC phải có ý kiến trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không chấp thuận.

Sau khi UBCKNN chấp thuận việc chào mua công khai, tổ chức, cá nhân chào mua phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dự kiến thực hiện. Để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông của công ty đại chúng đang

được chào mua, phía chào mua phải đưa ra các thơng tin sau hết sức chính xác và đầy đủ :

- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chào mua; - Loại cổ phiếu được chào mua;

- Số lượng cổ phiếu được chào mua mà tổ chức, cá nhân đó hiện đang nắm giữ;

- Số lượng cổ phiếu dự kiến chào mua; - Thời gian thực hiện chào mua; - Giá chào mua;

- Các điều kiện chào mua.

Trong quá trình chào mua cơng khai, bên chào mua phải đảm bảo đối xử

công bằng với mọi cổ đông. Luật Chứng khốn cấm các hành vi có thể dẫn đến tình trạng thiên vị một số ít cổ đơng nào đó như:

- Trực tiếp hoặc gián tiếp mua hoặc cam kết mua cổ phiếu đang được chào

mua bên ngoài đợt chào mua;

- Bán hoặc cam kết bán cổ phiếu mà mình đang chào mua;

- Đối xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ phiếu đang

được chào mua;

- Cung cấp thông tin riêng cho một số cổ đông nhất định hoặc cung cấp

thông tin cho cổ đông ở mức độ không giống nhau hoặc không cùng thời điểm. Quy

định này cũng được áp dụng đối với tổ chức bảo lãnh phát hành có cổ phiếu là đối

tượng chào mua.

Thông thường, thời gian thực hiện một đợt chào mua công khai kéo dài

khoảng từ ba mươi ngày (30 ngày) và không quá sáu mươi ngày (60 ngày), kể từ ngày tổ chức chào mua công bố thông tin. Thời gian chào mua này đủ để cơng ty

đại chúng bị chào mua có thể lập ra các phương án phịng thủ cho mình.

Việc chào mua này bao gồm cả việc chào mua bổ sung hoặc có sự điều chỉnh so với đăng ký ban đầu. Việc chào mua bổ sung hoặc có sự điều chỉnh so với đăng ký ban đầu phải được thực hiện với các điều kiện ưu đãi không thấp hơn các đợt

chào mua trước.

Các tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu đã đặt cọc cổ phiếu theo một đợt chào mua cơng khai có quyền rút cổ phiếu vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian chào mua nếu thấy việc bán cổ phiếu đó là bất lợi cho mình.

Nếu số cổ phiếu chào mua nhỏ hơn số cổ phiếu đang lưu hành của một doanh nghiệp hoặc số cổ phiếu đặt bán lớn hơn số cổ phiếu chào mua thì cổ phiếu được mua trên cơ sở tỷ lệ tương ứng.

Để bảo vệ các cổ đông nhỏ, sau khi thực hiện chào mua công khai, bên chào

mua nắm giữ từ tám mươi phần trăm (80%) trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một cơng ty đại chúng thì họ bắt buộc phải mua tiếp trong thời hạn ba mươi ngày số cổ phiếu cùng loại do các cổ đơng cịn lại nắm giữ theo giá chào mua đã cơng bố, nếu các cổ đơng này có u cầu.

Cơng ty đại chúng có cổ phiếu được chào mua công khai phải công bố ý kiến của họ về việc chấp thuận hoặc từ chối việc chào mua. Trường hợp từ chối, công ty phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đây là nghĩa vụ nhưng cũng có thể xem là quyền lợi của những doanh nghiệp đang là đối tượng bị chào mua. Ý kiến của họ có thể khơng tác động tới khả năng bị thâu tóm, nhưng sẽ là cơ hội để Hội đồng quản trị xem xét và đưa ra các khuyến cáo cần thiết cho cổ đơng của mình.

Việc báo cáo SSC bằng văn bản về kết quả đợt chào mua là quy định bắt

buộc về cơng bố thơng tin. Theo đó trong thời hạn mười ngày (10 ngày), kể từ ngày kết thúc đợt chào mua công khai, tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua phải thực hiện báo cáo này.

Như vậy điều 32 quy định khá rõ quy trình cần thiết liên quan đến một cuộc chào mua công khai, từ việc báo cáo UBCKNN đến các thông tin cần thiết trong bản đăng ký chào mua công khai. Đồng thời tại điều này mọi hành vi thao túng như trực tiếp mua hoặc cam kết mua cổ phần bên ngoài đợt chào mua hay việc đối xử không công bằng với những người sở hữu cổ phiếu cùng loại... đều được đề cập và cấm hẳn những hành vi đó nhằm tạo công bằng, sự minh bạch cho một cuộc chào mua, đảm bảo TTCK hoạt động trong môi trường lành mạnh và hiệu quả. Cũng

thông qua cuộc chào mua công khai này giúp cho doanh nghiệp bị chào mua có biện pháp phịng vệ trước việc thâu tóm đó. Đây cũng chính là phương thức giao dịch

phù hợp với thông lệ quốc tế. Những quy định ở điều 32 trên được hướng dẫn cụ

Quy định về kiểm sốt giao dịch của cổ đơng lớn

Phương thức thâu tóm một ngân hàng niêm yết có thể thông qua một cuộc chào mua công khai hoặc thông qua việc lặng lẽ thu gom từ từ cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu trên sàn giao dịch với số lượng lớn. Chính vì vậy cơ chế công bố thông tin cũng là một vấn đề quan trọng trong việc nhận diện và kiểm soát những giao dịch thâu tóm đó. Hiện nay, báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn (từ 5% trở lên)

được quy định tại điều 29 như sau:

Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn, tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, SSC và SGDCK HCM hoặc TTGDCK nơi cổ phiếu của cơng ty đại chúng đó được niêm yết.

Trong một thị trường còn non trẻ như TTCK Việt Nam, rất dễ xảy ra tình trạng thao túng thơng qua việc mua bán chứng khốn trên các sàn giao dịch vì vậy quy định như trên là hết sức cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nhỏ. Chính nó cũng sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch cho thị trường này. Theo tinh thần đó tại điều 3 mục VIII thông tư 38/2007/TT - BTC ngày 18/04/2007 quy

định SGDCK và TTGDCK phải công bố những thông tin giám sát hoạt động TTCK

trong đó có những thơng tin sau:

- Thông tin về giao dịch làm thay đổi từ một phần trăm (1%) trở lên (tăng, giảm) tỷ lệ sở hữu số cổ phiếu cùng loại đang lưu hành của các cổ đông lớn.

- Thông tin về giao dịch của tổ chức, cá nhân hoặc người có liên quan có ý định nắm giữ tới hai mươi lăm phần trăm (25%) vốn cổ phần hoặc đang nắm giữ từ hai

mươi lăm phần trăm (25%) trở lên vốn cổ phần của một tổ chức niêm yết

- Thông tin về giao dịch chào mua công khai của tổ chức, cá nhân hoặc người có liên quan

- Thơng tin về giao dịch thâu tóm tổ chức niêm yết;

Những quy định trên khi được kết hợp với việc giám sát thực hiện chặt chẽ, áp dụng nghiêm túc các hình thức xử lý vi phạm sẽ phần nào ngăn chặn những cá nhân có ý đồ muốn thao túng thị trường để thu lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 52)