CUỘC KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG TẠI MỸ LAN RỘNG TRÊN PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 41)

2.3 NHỮNG NHÂN TỐ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NGÂN HÀNG

2.3.4 CUỘC KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG TẠI MỸ LAN RỘNG TRÊN PHẠM

PHẠM VI TOÀN THẾ GIỚI

Bắt đầu từ cuối năm 2007, đến nay cuộc khủng hoảng tín dụng của Hoa Kỳ

của thế giới. Cuộc khủng hoảng này có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến các tập

đoàn ngân hàng lớn trên thế giới. Trong hoàn cảnh đó, các nhà đầu tư quốc tế phải

cơ cấu lại danh mục, chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác an toàn hơn. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định nhiều năm qua. Do đó, việc lựa chọn đầu tư vào Việt Nam là phù hợp.

Tuy nhiên đây vốn là ngành ln có sự cạnh tranh rất cao và rất nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ mơ và các chính sách kinh tế của Nhà nước. Vì vậy việc thành lập những ngân hàng ngoại được kiểm soát chặt chẽ. Để nhanh chóng tiếp cận thị trường Việt Nam, con đường M&A tỏ ra khá thích hợp. Thực tế từ đầu năm

2008 đến nay đã chứng minh cho nhận định trên. Hàng loạt các vụ bán cổ phần cho

đối tác nước ngồi xảy ra trong ngành chứng khốn, ngân hàng thời gian gần đây

như: công ty chứng khoán Âu Lạc bán 49% vốn điều lệ cho Technology CX; Tập đoàn Morgan Stanley của Singapore liên doanh với cơng ty cổ phần Chứng khốn

Hướng Việt (GSI); Sacombank bán 10% cổ phần cho ngân hàng ANZ;…

2.3.5 CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng ln chịu những ảnh hưởng lớn từ tình hình kinh tế vĩ mơ. Chính sách kiềm chế lạm phát gây ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Trong khi đó hàng loạt cơng ty chứng khốn của các ngân hàng hoạt động

khơng hiệu quả vì sự suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam kéo dài từ nhiều tháng nay. Việc này cũng tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của ngân hàng mẹ. Bản thân những ngân hàng niêm yết như STB, ACB cũng phải đối mặt với bất lợi do giảm giá cổ phiếu. Trong tình hình đó, nếu như các ngân hàng lớn đang phải cơ cấu lại danh mục đầu tư, cắt bỏ những mảng kinh doanh không

mang lại hiệu quả thì các ngân hàng nhỏ đang phải đối mặt với nguy cơ bị sáp nhập. Ngành ngân hàng đang thực sự phải đối mặt với làn sóng sáp nhập và nó sẽ gây ra nhiều thay đổi trong hệ thống ngân hàng trong một vài năm tới.

2.3.6 HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT

ĐỘNG M&A CỦA VIỆT NAM ĐÃ KHÁ ĐẦY ĐỦ

Để hoạt động phức tạp như M&A phát triển lành mạnh luôn cần một hành

lang pháp lý rõ ràng để điều chỉnh nó. Hoạt động M&A của các ngân hàng tại Việt Nam cũng cần một nền tảng pháp lý như thế. Các luật quan trọng liên quan đến M&A như: Luật Cạnh tranh; Luật Chứng khoán; Luật Doanh nghiệp 2005... đã ra

đời và có những sửa đổi cho phù hợp với thông lệ chung trên thế giới. Sự thay đổi

theo hướng này sẽ càng khuyến khích FDI đi vào M&A nói chung và lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng nhiều hơn. Tuy nhiên, trong các quy định về M&A vẫn còn nhiều chỗ chưa thực sự hợp lý với thực tế do M&A là một hoạt động rất mới ở Việt Nam. Do đó, chúng ta phải theo sát những diễn biến trong thực tế và tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của các nước để hoàn thiện hệ thống luật này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)