Luật Cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 45 - 47)

2.4 SỰ CHUẨN BỊ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.4.2.2.2 Luật Cạnh tranh

Các hành vi cạnh tranh của ngân hàng chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh

tranh và Luật các Tổ chức Tín dụng. Về mục đích điều chỉnh các hành vi cạnh

tranh, hai luật này có thể xem giống nhau3. Bởi vì “an tồn hệ thống các tổ chức tín dụng” – Luật các Tổ chức Tín dụng là một phần của “lợi ích cơng cộng” – Luật Cạnh tranh. Những hành vi có đặc tính thiên về cạnh tranh hơn là ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.

Kiểm soát việc TTKT

Theo Luật Cạnh tranh 2004: hoạt động M&A được xem là một dạng tập

trung kinh tế (TTKT). Theo điều 16 và 17, TTKT là những hành vi sau của doanh nghiệp trong đó bao gồm các ngân hàng :

- Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một

ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Việc quy định các hành vi thuộc dạng TTKT như trên cho thấy sự nhìn nhận về mặt pháp lý các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại liên doanh,… là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Quy định này tạo ra một khung pháp lý cơ bản cho các doanh nghiệp bao gồm cả các ngân hàng trong quá trình phát triển, được tự do lựa chọn định hướng liên doanh liên kết. Quá trình này giúp tăng cường sức mạnh kinh tế của các tập đoàn trong một mức độ cho phép.

Khi việc TTKT vượt qua một giới hạn mà tại đó có thể gây ra những ảnh

hưởng khơng tốt đến sự cạnh tranh cơng bằng trên thị trường thì nó sẽ bị điều chỉnh.

Đó là các trường hợp TTKT mà các doanh nghiệp tham gia TTKT có thị phần kết

hợp chiếm trên 50% trên thị trường liên quan (trừ trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT vẫn thuộc loại nhỏ và vừa) - điều 18.

Ngoài ra, các vụ TTKT đem lại hiệu quả lớn và thiết thực về mặt xã hội có thể được xem xét hưởng miễn trừ nếu rơi vào các trường hợp sau:

- Một hoặc nhiều bên tham gia TTKT đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạnh phá sản, việc một doanh nghiệp khác thâu tóm nó giúp tái cơ cấu lại doanh nghiệp do đó sẽ được xem xét để miễn trừ. Quy định này sẽ tạo điều kiện vực dậy những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tận dụng nguồn lực có sẵn của chúng, giúp cho việc điều phối sử dụng các nguồn lực của xã hội hiệu quả hơn.

- Hoặc việc TTKT có tác dụng mở rộng xuất khẩu hay góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Trong từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cả hai mặt lợi và hại của vụ việc đó. Nếu như mặt lợi mà nó mang lại cho xã hội lớn hơn nhiều so với mặt hại của nó thì vụ việc đó sẽ được chấp nhận. Đây cũng là cách kiểm sốt M&A mang tính tồn diện mà nhiều nước

sử dụng để hình thành các tập đồn có sức mạnh về tài chính, kỹ thuật, ảnh hưởng

xã hội.

Cũng theo quan điểm của Luật Cạnh tranh, những trường hợp TTKT có thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chỉ chiếm dưới 30% thì được xem là chưa có khả năng gây ra tình trạng thống lĩnh thị trường. Hành vi đó được coi là

một biện pháp liên doanh, đầu tư bình thường của các chủ thể kinh tế. Tuy nhiên khi thị phần đó đạt tỷ lệ trong khoảng 30% - 50% thì bị đặt vào diện chú ý nên

doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý trước khi tiến hành TTKT - điều 20.

Căn cứ xác định thị phần

Luật Cạnh tranh chỉ rõ tiêu chí “thị phần kết hợp” của các doanh nghiệp tham gia TTKT trên các thị trường liên quan là căn cứ để xác định việc TTKT đó có thuộc trường hợp bị cấm hay khơng. Những yếu tố cơ bản như thị phần và thị phần kết hợp được định rõ tại điều 3 như sau:

- Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hố, dịch vụ đó trên thị trường liên

quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hố, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.

- Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc TTKT.

Để xác định được thị phần và thị phần kết hợp liên quan cần phải xem xét

những yếu tố bên trong như thị trường sản phẩm liên quan, khả năng thay thế về cung, thị trường địa lý liên quan… Đây là một quá trình khá phức tạp. Vì vậy để

hướng dẫn cụ thể việc xác định thị phần liên quan, ngày 15/09/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2005/NĐ – CP để hướng dẫn về việc này. Tại văn bản này, các tiêu chí thị phần và các yếu tố liên quan được quy định khá rõ ràng từ điều 4

đến điều 13. Trong đó, các tổ chức tín dụng được hướng dẫn cách xác định thị phần

chi tiết tại điều 12 nghị định này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 45 - 47)