Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHNo Bến Tre:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 54)

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của ch

2.2.2 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHNo Bến Tre:

2.2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng

2 49Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, rủi ro tín dụng cũng là vấn đề mà chi nhánh cần phải quan tâm, vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, mà trong đĩ nợ quá hạn, nợ xấu là những chỉ tiêu chính đo lường rủi ro tín dụng của chi nhánh. Nếu các khoản nợ quá hạn, nợ xấu khơng được đánh giá đúng mức một cách hệ thống, dự phịng tổn thất khoản vay sẽ khơng đủ, thu nhập rịng và vốn của ngân hàng sẽ khơng phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của ngân hàng. Khi nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng tăng dẫn tới việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro cũng địi hỏi phải tăng và điều đĩ dẫn đến mức lợi nhuận thực hiện bị giảm sút đáng kể. Do đĩ, ngân hàng cần kiểm sốt được nợ quá hạn, nợ xấu và cĩ giải pháp cải thiện nĩ là điều cần thiết để tồn tại và phát triển bền vững.

Bảng 2.5 Nợ quá hạn của NHNo Bến Tre từ 2007-2009 Đvt : tỷ đồng

2 50Chỉ tiêu 2 51Năm 2007 2 52Năm 2008 2 53Năm 2009

2 54Tổng dư nợ 2 552647 2 562957 2 573545 2 58Nợ quá hạn Trong đĩ: 2 59129,3 2 60145,6 2 6193,7 2 62- Nợ quá hạn đến 90 ngày 2 6396,7 2 64108,4 2 6579,3 2 66- Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày 2 6718,7 2 6821,4 2 694,5 2 70- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày 2 718,3 2 7210,6 2 733,8 2 74- Nợ quá hạn trên 360 ngày 2 755,6 2 765,2 2 776,1 2 78Tỷ lệ nợ quá hạn 2 794,88% 2 804,92% 2 812,64%

2 82(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Bến Tre từ năm 2007 đến 2009)

2 83Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh trong 2 năm 2007 và 2008 khá cao. Cụ thể năm 2007 nợ quá hạn của chi nhánh là 129,3 tỷ đồng chiếm 4,88% tổng dư nợ, năm 2008 nợ quá hạn là 145.6 tỷ đồng, tăng 16,3 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng mức tăng là 12,6%, chiếm tỷ trọng là 4,92%. Tuy nhiên đến cuối năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh giảm xuống cịn 2,64%, điều này cho thấy chi nhánh đã cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống.

2 84Bảng 2.6 : Phân loại nợ của NHNo Bến Tre từ 2007-2009 Đvt : tỷ đồng, %

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhĩm nợ Dư nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 1. Nợ đủ tiêu chuẩn 2272,1 85,84 2493 84,31 3319.3 93,63 2.Nợ cần chú ý 315,8 11,93 407,3 13,77 183,8 5,18 3.Nợ dưới chuẩn 32,9 1,24 31,4 1,06 27,8 0,78 4.Nợ nghi ngờ 7,7 0,29 17 0,58 6,5 0,18 5.Nợ cĩ khả năng mất vốn 18,5 0,7 8,3 0,28 7,6 0,22 Nợ xấu ( nhĩm 3+4+5) 59,1 2,23 56,7 1,92 41,9 1,18 Tổng cộng 2647 2957 3545

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Bến Tre từ năm 2007 đến 2009)

Tuy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh khá cao nhưng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn ở mức thấp và giảm dần qua các năm, từ 2,23% năm 2007 giảm xuống cịn 1,18% năm 2009. Đây chính là kết quả của việc chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm sốt và giảm thiểu nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, hạn chế cho vay đối với những khách hàng cĩ nợ xấu, tích cực đơn đốc thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, xử lý rủi ro…trong đĩ thu hồi nợ xấu và xử lý rủi ro là những nguyên nhân chính làm cho nợ xấu các năm 2008, 2009 giảm mạnh. Trong năm 2008 chi nhánh đã xử lý rủi ro 72 tỷ đồng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro là 61 tỷ đồng, năm 2009 xử lý rủi ro 45,1 tỷ đồng, thu hồi nợ đã xử lý là 75,7 tỷ đồng.

Như vậy, trong giai đoạn vừa qua, chất lượng tín dụng của NHNo Bến Tre khá ổn định và cĩ xu hướng tốt hơn đi đơi với tăng trưởng quy mơ tín dụng, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2009 là một tín hiệu đáng mừng cho việc quản lý rủi ro trong họat động tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, họat động tín dụng của

chi nhánh vẫn luơn ẩn chứa nhiều rủi ro và cịn nhiều tồn tại cần khắc phục, cụ thể việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu cịn gặp nhiều khĩ khăn, nguy cơ phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với một số mĩn nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng khơng cao, dư nợ đã xử lý rủi ro của chi nhánh vẫn cịn khá cao.Vì vậy, trong tương lai sắp tới, để cĩ thể nâng cao hơn nữa hiệu quả họat động kinh doanh của chi nhánh nĩi chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nĩi riêng thì việc tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.

2.2.2.2 Những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHNo Bến Tre:

* Nguyên nhân thuộc về khách hàng:

- Khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích: sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn; sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh để tiêu dùng, đầu cơ…

- Khách hàng cịn thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Phần lớn họ thường sản xuất kinh doanh theo thĩi quen, theo phong trào mà chưa tính đến khả năng quản lý, kỷ thuật sản xuất kinh doanh, quan hệ cung cầu nên sản phẩm làm ra khơng phù hợp với thị trường và khơng mang lại hiệu quả kinh tế cao dẫn đến bị thua lỗ, mất khả năng trả nợ ngân hàng.

* Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

- Việc thu thập và đánh giá thơng tin về khách hàng của CBTD chưa đầy đủ và chính xác, đơi khi hồn tồn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thơng tin và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thơng tin nên việc thẩm định nhiều khi mang tính chủ quan, phiến diện và thiếu cơ sở khoa học, từ đĩ dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm, khơng thu hồi được nợ.

- Chi nhánh chưa thực hiện tốt cơng tác kiểm tra giám sát vốn vay. Do chi nhánh cho vay chủ yếu kinh tế hộ nên một CBTD phải quản lý rất nhiều khách

hàng, đồng thời do chạy theo thành tích chỉ tiêu dư nợ nên CBTD chỉ ưu tiên giải quyết cho vay, chưa quan tâm đúng mức đến cơng tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay. Vì vậy đa số việc kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn sau khi vay đều được CBTD thực hiện đối phĩ, hình thức bằng cách đưa biên bản kiểm tra cho khách hàng ký lúc nhận tiền vay mà khơng kiểm tra thực tế hoặc nếu cĩ kiểm tra cũng qua loa, khơng thể hiện đúng tình hình thực tế của khách hàng trên biên bản kiểm tra.

- Hoạt động kiểm sốt nội bộ của chi nhánh trong thời gian qua cịn lỏng lẻo, chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng . Cơng tác kiểm sĩat nội bộ chưa thể hiện được tính độc lập và khách quan, chưa cảnh báo và phản ánh đầy đủ các rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong trường hợp rủi ro tín dụng phát sinh, kiểm tra viên cĩ thể vì cả nể hoặc chịu áp lực từ giám đốc chi nhánh mà khơng báo cáo trực tiếp lên cấp cao hơn. Báo cáo kiểm sốt nội bộ chỉ mang tính hình thức, thường chỉ tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên rủi ro tín dụng chưa phản ánh được một cách trung thực.

- Năng lực chuyên mơn của đội ngũ CBTD cịn hạn chế. Tuy hầu hết CBTD của chi nhánh đều tốt nghiệp đại học và cĩ kinh nghiệm trong cơng tác tín dụng, nhưng họ vẫn cịn thiếu những kiến thức về mơi trường kinh doanh cĩ thể ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và ngân hàng, cịn hạn chế về khả năng dự báo những thay đổi của mơi trường kinh doanh và những tác động cĩ thể cĩ của những thay đổi này. Họ chưa đáp ứng được những địi hỏi của cơ chế thị trường, khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án cịn hạn chế. Đạo đức nghề nghiệp của một số CBTD chưa tốt và tinh thần làm việc chưa cao. Thực tế trong giao dịch với khách hàng, một số CBTD cịn tìm cách tư lợi. Một số trường hợp khách hàng chưa hội đủ điều kiện vay vốn, nhưng CBTD vẫn hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ , giúp khách hàng hợp thức hĩa hồ sơ để vay vốn như hợp thức hĩa cho đủ vốn tự cĩ, nâng khống nguồn thu nhập để cho dự án cĩ hiệu quả, nâng giá trị tài sản thế chấp để được vay

vốn nhiều. Kết quả là dự án khơng thực hiện được hoặc khơng cĩ hiệu quả và khách hàng khơng cĩ nguồn thu để trả nợ ngân hàng.

- Do sự xuất hiện của hàng loạt các chi nhánh của các NHTM cổ phần trên địa bàn Bến Tre trong những năm gần đây đã tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng. Sự tranh giành khách hàng, tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến khơng ít trường hợp các chi nhánh, phịng giao dịch của NHNo Bến Tre đã bỏ bớt các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thực hiện cho vay khơng đúng quy định, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.

* Nguyên nhân khách quan:

- Do ảnh hưởng của diễn biến thời tiết phức tạp, tình hình dịch bệnh, sâu bệnh luơn diễn ra, và gây thiệt hại lớn cho sản xuất nơng nghiệp đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập để trả nợ vay của khách hàng.

- Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới và suy thối kinh tế Việt Nam làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của nơng dân trở nên khĩ khăn hơn, nhiều sản phẩm xuất khẩu của Bến Tre như tơm, cá tra ,cá basa, dừa…xuất sang các nước do tình hình tế khĩ khăn đã làm cho sản lượng tiêu thụ và giá cả bị giảm sút. Những khĩ khăn này đã ảnh hưởng đến nguồn thu của khách hàng và khả năng trả nợ của họ cho ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)