Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 69)

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo Bến Tre

3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, an tồn, hiệu quả và kiểm sốt được rủi ro cũng như tiến dần đến thơng lệ quốc tế, chi nhánh cần phải xây dựng chính sách tín dụng phù hợp. Cụ thể, chính sách tín dụng nên được xây dựng theo hướng sau:

3.2.1.1 Cơ chế phân cấp, ủy quyền:

Việc phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng về hoạt động tín dụng, đảm bảo an tồn, chất lượng và hiệu quả.

- Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tn thủ quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm sốt .

- Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức và họat động, quy mơ, điều kiện, khả năng và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, ủy quyền cũng như năng lực kiểm sốt rủi ro của đơn vị được phân cấp.

- Phân cấp ủy quyền trên cơ sở quy mơ khoản vay, tính phức tạp của khoản vay, các điều kiện đảm bảo trong đĩ cĩ tình hình tài sản đảm bảo.

3.2.1.2 Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng:

Việc xây dựng chính sách khách hàng là điều cần thiết nhất trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện nay nhằm giữ khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hĩa thành phần từ cá nhân, hộ gia đình đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro. Chính sách khách hàng nên được xây dựng trên cơ sở phân loại khách hàng theo

các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Căn cứ vào kết quả phân loại khách hàng, ngân hàng cĩ chính sách cụ thể áp dụng với từng khách hàng và nhĩm khách hàng theo hướng ưu đãi đối với khách hàng được xếp hạng chất lượng cao và ngược lại về lãi suất tiền vay, các loại phí cĩ liên quan, các điều kiện vay vốn ( tài sản bảo đảm, hạn mức tín dụng)…

3.1.2.3 Xây dựng danh mục cho vay :

Đích hướng tới trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là xây dựng được một danh mục cho vay an tồn hiệu quả. Vốn cho vay phải được phân bổ một cách hợp lý vào các lĩnh vực, ngành nghề, cơ cấu khách hàng theo các giới hạn quy định, tránh tập trung tín dụng quá mức vào một lĩnh vực hay một nhĩm khách hàng cụ thể, thực hiện phân tán rủi ro nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Danh mục cho vay phải được rà sốt và cĩ báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro chính, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và các biện pháp áp dụng để giảm thiểu rủi ro.

3.1.2.4 Tài sản bảo đảm tiền vay:

Tài sản bảo đảm là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi cĩ rủi ro xảy ra, vì vậy chi nhánh phải thực hiện viêc bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh cần phải quy định cụ thể về tài sản bảo đảm tiền vay theo một số nội dung cơ bản sau:

- Giới hạn về các loại tài sản được nhận là đảm bảo nợ vay - Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định.

- Quy định về việc định giá và kiểm tra, giám sát, định giá lại tài sản đảm bảo như: cơng trình đang xây dựng thì kiểm tra ít nhất 1 tháng/lần, đối với bất động sản thì định kỳ 12 tháng/lần hoặc khi cĩ biến động lớn về giá, đối với động sản thì định giá 6 tháng/lần,…

- Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)