Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo Bến Tre:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 63)

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của ch

2.2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo Bến Tre:

Quản lý rủi ro tín dụng là việc tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động, các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an tồn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng cĩ thể chấp nhận được. Cơng tác quản lý này được thực hiện ngay từ khi xem xét hồ sơ xin vay vốn, thẩm định khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng và việc thực hiện giải ngân và kiểm sốt khi cho vay đến việc thu nợ và xử lý nợ quá hạn.

Là chi nhánh thành viên, nên NHNo Bến Tre luơn tuân thủ theo quy định của NHNo Việt Nam. Quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh được bố trí theo hướng phịng tín dụng quản lý, ra quyết định tồn bộ khoản vay. Mơ hình quản lý tín dụng tại chi nhánh như sau:

Giám đốc chi nhánh ( Phịng giao dịch)

- Kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập của chi nhánh ( thuộc phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ)

-Định kỳ hay đột xuất cĩ tiến hành kiểm tra hồ sơ tín dụng, thực tế khách hàng

Phịng ( tổ ) tín dụng

Theo qui định chung hiện nay của NHNo Việt Nam thì quy trình nghiệp vụ cho vay của chi nhánh được bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi CBTD tất tốn- thanh lý hợp đồng tín dụng. Như vậy, với quy trình cho vay trên cho thấy cơ cấu tổ chức khơng cĩ sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản lý rủi ro tín dụng trong mơ hình tổ chức tín dụng. Một CBTD hầu như quản lý khoản vay ở mọi khâu. Điều này mang đến lợi ích là tiện lợi cho khách hàng, đơn giản trong việc giải trình hồ sơ chỉ với một CBTD, giải quyết hồ sơ nhanh chĩng, cịn đối với ngân hàng thì CBTD dễ nắm bắt và hiểu rõ hồ sơ, giám sát chặt chẽ khoản vay. Tuy nhiên, điểm bất lợi là quyết định cấp tín dụng cĩ thể thiếu yếu tố khách quan, thiếu cái nhìn vĩ mơ đối với tồn bộ danh mục cho vay. Từ đĩ cĩ thể xảy ra những lựa chọn bất lợi do trình độ, đạo đức CBTD kém, thiếu thơng tin giám sát thường xuyên, chủ quan trong đánh giá. Kết quả dễ nảy sinh nợ cĩ vấn đề, ảnh hưởng chất lượng tín dụng ngân hàng.

2.2.3.2 Chính sách và quy trình cho vay của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn tỉnh Bến Tre nhằm hạn chế rủi ro.

Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chĩng và đảm bảo an tồn vốn vay địi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra. Hiện nay quy trình cho vay

tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn tỉnh Bến Tre được thực hiện thơng qua các bước sau:

*Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thơng tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:

CBTD tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn khách hàng cung cấp thơng tin sơ bộ, cần thiết và thiết lập các lọai hồ sơ vay vốn. Trên cơ sở các thơng tin đã thu thập, CBTD chọn lọc các thơng tin của khách hàng; đồng thời khai thác thơng tin từ trung tâm thơng tin tín dụng, các bạn hàng/đối tác làm ăn, các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay, các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn hoặc trước đĩ đã vay vốn,… để làm cơ sở đánh giá, phân tích, thẩm định và lập báo cáo thẩm định.

* Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng

CBTD tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ pháp lý; tính xác thực của hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Nếu hồ sơ vay đáp ứng đầy đủ theo quy định thì CBTD sẽ báo cáo TPTD/Phịng kế họach kinh doanh để phối hợp với các bộ phận liên quan để kiểm tra nguồn vốn cho vay, giới hạn tín dụng…

Sau khi cĩ ý kiến chấp thuận của Trưởng phịng, CBTD tiến hành thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay

* Bước 3: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay:

Căn cứ hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp, kết quả điều tra, thu thập các thơng tin CBTD thực hiện thẩm định cho vay theo các nội dung như sau:

- Thẩm định về tư cách khách hàng, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mơ hình tổ chức, bố trí lao động.

- Thẩm định mục đích vay vốn, xem xét tính hợp pháp của mục đích vay vốn và cĩ phù hợp với ngành nghề đã ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu cĩ)

- Thẩm định về khả năng, năng lực tài chính của khách hàng để đánh giá được khả năng quản trị điều hành, tình hình tài chính, vốn tự cĩ tham gia vào phương án, dự án vay vốn, khả năng thanh tốn nợ của khách hàng…

- Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư: xem xét tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro cĩ thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.

- Thẩm định về tài sản bảo đảm trong trường hợp cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản. Căn cứ danh mục tài sản bảo đảm của khách hàng, CBTD tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay, đối chiếu với quy định hiện hành xem cĩ đầy đủ điều kiện để nhận làm tài sản bảo đảm, xác định giá trị tài sản bảo đảm để làm căn cứ xác định mức cho vay, xác định khả năng thu hồi nợ nếu phải xử lý tài sản bảo đảm…

- Đánh giá tình hình khách hàng quan hệ với ngân hàng thơng qua việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng để áp dụng các chính sách tín dụng thích hợp.

- Đánh giá lợi ích ngân hàng được hưởng từ việc cho vay: mức chênh lệch lãi suất, khả năng sử dụng dịch vụ, gia tăng tiền gửi, thu hút khách hàng tiềm năng…

- Lập báo cáo thẩm định cho vay: Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá, thẩm định nêu trên, tùy theo từng dự án, phương án cụ thể, CBTD tổng hợp các nội dung thích hợp vào báo cáo thẩm định cho vay, trong đĩ nêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng, ý kiến đề xuất của mình đối với đề nghị của khách hàng và trình tồn bộ hồ vay vốn cho TPTD.

* Bước 4 : Phê duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng:

- Nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của CBTD, TPTD cĩ trách nhiệm rà sốt lại danh mục hồ sơ vay vốn theo qui định, trong trường hợp cần thiết cĩ thể

thu thập thơng tin và thẩm định lại. Nếu đồng ý cho vay thì ghi rõ ý kiến đề xuất và trình giám đốc phê duyệt, nếu khơng cho vay phải ghi rõ lý do, chỉ đạo CBTD soạn thơng báo trình giám đốc ký và gửi khách hàng biết

- Căn cứ vào bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của CBTD và TPTD, sau khi kiểm tra lại hồ sơ, giám đốc chi nhánh sẽ quyết định phê duyệt khoản vay Trường hợp cần thiết giám đốc chi nhánh cĩ thể triệu tập hội đồng tư vấn tín dụng. Nếu đồng ý cho vay , thì ngân hàng cho vay và khách hàng vay sẽ ký kết Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay .

- Đối với những hồ sơ vượt quyền phán quyết của chi nhánh, nếu đủ điều kiện và đồng ý cho vay, thì chi nhánh phải trình lên chi nhánh cấp trên tái thẩm định lại. Việc tái thẩm định cĩ thể thực hiện thẩm định trực tiếp đối với khách hàng hoặc thẩm định gián tiếp.thơng qua hồ sơ đã cĩ. Căn cứ vào phê duyệt của NHNo cấp trên, NHNo nơi cho vay thực hiện cho vay nếu được chấp thuận, cịn nếu khơng được chấp thuận thì CBTD lập thơng báo bằng văn bản trình giám đốc ký, gửi cho khách hàng biết lý do từ chối cho vay.

- Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay thì CBTD yêu cầu khách hàng thực hiện chứng thực của UBND xã phường, thị trấn hoặc chứng nhận của cơ quan cơng chứng trên các hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật; phối hợp với các bộ phận liên quan hồn thiện các thủ tục nhận, bảo quản, gửi giữ … tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của NHNo Việt Nam.

* Bước 5 Giải ngân tiền vay:

- Sau khi khách hàng đã hồn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã cơng chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho hoặc gửi giữ tài sản( nếu cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản), CBTD tiếp nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối. Nếu hồ sơ vay vốn của khách hàng đầy đủ, bảo đảm các yếu tố pháp lý thì kế tốn cho vay yêu cầu khách hàng ký nhận trên giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng, sau đĩ lập thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng/ chuyển vào tài

khỏan tiền gửi của khách hàng hoặc thực hiện giải ngân bằng tiền mặt theo thỏa thuận với khách hàng.

- Thực hiện lưu giữ bộ hồ sơ vay vốn theo quy định * Bước 6: Theo dõi, kiểm tra khoản vay

- Cán bộ tín dụng được giao theo dõi khoản vay cĩ trách nhiệm theo dõi, đơn đốc việc trả nợ gốc, lãi của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ. Các khoản nợ đến hạn đều phải lập thơng báo gửi khách hàng trước 5 ngày làm việc so với ngày đến hạn nợ.

- Sau khi cho vay, CBTD phải thường xuyên, định kỳ kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính và tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng. Tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể, giám đốc ngân hàng nơi cho vay quyết định các biện pháp kiểm tra đột xuất đối với một hoặc một số khoản vay. Việc kiểm tra sau khi cho vay được lập thành văn bản và lưu cùng hồ sơ tín dụng.

* Bước 7 Thu nợ gốc, lãi tiền vay và phí:

- Các căn cứ để tính tốn thu nợ gốc, lãi là: kỳ hạn trả nợ gốc, lãi, mức lãi suất và phí đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Việc thu nợ được thực hiện theo trật tự ưu tiên: nợ gốc, lãi vay quá hạn và phí; gốc, lãi vay đến hạn và phí.

- Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ.

* Bước 8: Xử lý những phát sinh đối với khoản vay

- Cơ cấu lại thời gian trả nợ: Trường hợp khách hàng chưa trả nợ theo cam kết và cĩ nhu cầu thì khách hàng lập giấy đề nghị ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời gian trả nợ. CBTD kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, tình hình tài chính của khách hàng, xem xét nguyên nhân khách quan, chủ quan và khả năng trả nợ, nếu đủ điều kiện cơ cấu lại thời gian trả nợ thì ghi rõ

ý kiến đồng ý hay khơng đồng ý trình Trưởng phịng xem xét. Trưởng phịng xem xét và ghi ý kiến đồng ý hay khơng đồng ý trình giám đốc nơi cho vay quyết định. CBTD cĩ trách nhiệm thơng báo lại cho khách hàng biết quyết định của giám đốc.

- Chuyển nợ quá hạn: Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi, nếu khách hàng khơng trả nợ đầy đủ, đúng hạn và khơng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì tồn bộ số dư nợ trên hợp đồng tín dụng đĩ được chuyển sang nợ quá hạn. Hoặc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, bị chấm dứt cho vay theo quy định, CBTD phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc đề nghị giám đốc phê duyệt chuyển ngay sang nợ quá hạn tồn bộ số dư nợ của hợp đồng tín dụng đĩ và dừng giải ngân tiếp (nếu cĩ)

- Khoanh nợ, xĩa nợ: trường hợp thiên tai dịch bệnh trên diện rộng, khách hàng gặp khĩ khăn về tài chính, được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thơng báo cho khoanh nợ, xĩa nợ, ngân hàng nơi cho vay hồn thiện hồ sơ thủ tục gửi ngân hàng cấp trên trực tiếp để xem xét cho khoanh nợ, xĩa nợ. Ngân hàng nơi cho vay chỉ thực hiện khoanh nợ, xĩa nợ cho khách hàng khi nhận được thơng báo của ngân hàng cấp trên.

- Phân loại nợ: Cán bộ tín dụng phải thực hiện phân loại và phân loại lại các khoản nợ vào nhĩm nợ thích hợp để trích lập dự phịng rủi ro dựa theo các căn cứ sau: số lần cơ cấu lại nợ; số ngày quá hạn; thơng báo nợ được khoanh, nợ chờ xử lý của Tổng giám đốc; báo cáo đánh giá khả năng trả nợ; khách hàng cĩ nhiều khoản vay tại chi nhánh, trong đĩ một chi nhánh đã phân loại vào nhĩm nợ cĩ độ rủi ro cao hơn; theo thơng báo của ngân hàng đầu mối ( nếu vay đồng tài trợ)

* Bước 9: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm

- Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực, các bên khơng cần lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng cĩ yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng trình trưởng phịng kiểm tra, xem xét trước khi trình giám đốc ký biên bản thanh lý.

- Tùy theo điều kiện cụ thể, NHNo nơi cho vay cĩ thể giải chấp tồn bộ hay một phần tài sản bảo đảm. Theo đề nghị giải chấp tài sản bảo đảm của khách hàng, CBTD tiến hành dối chiếu số lượng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay với dư nợ hiện tại của khách hàng , yêu cầu khách hàng lập đơn yêu cầu xĩa đăng ký giao dịch bảo đảm ( nếu cĩ), ghi ý kiến đề nghị giải chấp một phần hoặc tồn bộ tài sản trình trưởng phịng xem xét, ghi ý kiến trước khi trình giám đốc phê duyệt. căn cứ phê duyệt của giám đốc, CBTD cùng phối hợp với cán bộ cĩ liên quan kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan, lập thủ tục xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản với khách hàng.

Ngồi ra, định kỳ hoặc đột xuất cĩ đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng và thực tế khách hàng của phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong ngân hàng. Bên cạnh đĩ nếu mĩn vay vượt mức phán quyết của chi nhánh thì một CBTD của chi nhánh cấp trên đồng thẩm định.

Như vậy, chi nhánh đã xây dựng quy trình tín dụng khá khoa học và chính xác, tuy nhiên quá trình thực hiện chưa được tuân thủ nghiêm túc, cịn buơng bỏ một số nguyên tắc, điều kiện, đặc biệt là ở khâu thẩm định, kiểm tra sau khi cho vay.

2.2.3.3 Đánh giá chất lượng khoản vay

Ngân hàng đã sử dụng phương pháp đo lường rủi ro tín dụng truyền thống qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Việc xác định nợ xấu của chi nhánh được thực hiện theo điều 6 QĐ493 của NHNN. Điều này cĩ nghĩa là chi nhánh mới chỉ thực hiện phân loại nợ theo định lượng, chỉ căn cứ vào thời hạn quá hạn của khoản vay để phân loại, thiếu hẳn sự đánh giá kết hợp các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Do đĩ dẫn đến việc đánh giá phân lọai nợ chưa chính xác, khơng phản ánh đúng thực chất của khoản nợ.

Ngồi ra, ngân hàng đã thiết lập hệ thống chấm điểm tín dụng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)