Đây cũng là một đặc trưng để định hướng phát triển ni cá bền vững. Can
thiệp của Chính phủ vào phát triển nuôi cá được triển khai theo từng mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức thể chế của quốc gia và mức độ của vấn đề đang
được chính phủ quan tâm.
Ví dụ, năm 1996, tồ án tối cao, Chính Phủ Thái Lan đã có một quyết định khá cực đoan là cấm phát triển nuôi cá thâm canh trên diện rộng nhằm phản ứng lại các tác động về môi trường và kinh tế xã hội do nuôi cá thâm canh quy mơ lớn gây ra. Chính phủ các nước nhập khẩu cũng can thiệp vào ngành nuôi cá trên phương diện an tồn thực phẩm.
Ví dụ, năm 1997, Uỷ ban châu Âu đã ra lệnh cấm sản phẩm cá nhập khẩu từ Băng La Đét do không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Năm 1998, Chính phủ Bănglađét đã lập tức ban hành chính sách quốc gia về thủy sản, nhấn
mạnh đến an tồn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ mơi trường trong ni cá. Chính
sách này tập trung nhiều vào việc áp dụng công nghệ sinh học trong nuôi cá, quản lý nguồn nước để bảo vệ môi trường. Đồng thời chính sách này cũng đề ra một số biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm thủy sản như quy định đăng ký
ương nuôi giống, cấp giấy phép chế biến thủy sản cho các đơn vị trực thuộc Bộ
Thủy sản.
Hay ví dụ của Indonexia: chính phủ nước này đã triển khai nhiều chương trình, chính sách để phát triển nghề cá của mình:
Tăng cường tính hiệu quả và năng suất của ni cá ở các vùng có khả năng bảo vệ môi trường. Cải tiến công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất
lượng và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng
Cải tiến hệ thống ngân hàng, cải tiến hệ thống cấp phép và giảm bớt bộ máy quan liêu để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh.
Chính phủ Indonexia đã đưa ra những chính sách cơ bản, then chốt trong
nghiên cứu và khảo sát để hỗ trợ phát triển nghề cá bền vững và khả quan nhất. Trước tiên phải xây dựng và thực thi nghề cá theo phương thức kết hợp và tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm cá. Hệ thống
thương mại – sản xuất cá bao gồm 3 hệ thống phụ trợ chính: hệ thống sản xuất nguyên liệu, hệ thống công nghệ sau thu hoạch ( vận chuyển và chế biến thủy sản), hệ thống tiếp thị thương mại. Ngịai ra sẽ hỗ trợ về mặt tài chính, cơ sở vật chất, khoa học và công nghệ để hệ thống thương mại – sản xuất có thể vận hành có hiệu lực và hiệu quả.
Bài học 6: Kiểm sốt chặt chẽ về chất lượng và an tồn vệ sinh thực phẩm của các nhà máy chế biến
Mọi hoạt động liên quan đến thủy sản ở Thái Lan đều chịu sự quản lý của tổng cục nghề cá (DOF). DOF ln duy trì sự kiểm sốt chặt chẻ các nhà máy chế biến. Thái Lan hiện nay có 218 nhà máy đơng lạnh. Tất cả các nhà máy đều áp dụng chương trình HACCP và được kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và tuân thủ tiêu chuẩn của DOF. Với 22 phịng thí nghiệm, DOF cung cấp dịch vụ phân tích và chứng nhận y tế cho sản phẩm xuất nhập khẩu. DOF cũng tiến hành các chương trình giám sát dư lượng thuốc, chất gây ơ nhiễm môi trường, độc tố sinh học và mầm bệnh. Do đó việc cần kiểm sốt chặt
chẻ về an tồn vệ sinh thực phẩm, chất lượng nguyên liệu. Nâng cao vai trị và trách nhiệm, trình độ của Nafi Việt Nam
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày một số học thuyết về kinh doanh xuất nhập khẩu. Với những phân tích về tình hình ni trồng, đánh bắt, tiêu thụ, thương
mại thủy sản của EU, phân nhóm thị trường, kênh phân phối, cơ chế quản lý hàng thủy sản EU, chúng ta có thể thấy được EU là một thị trường lớn. Tuy nhiên đây
khơng phải là một thị trường dễ tính mà là một thị trường rất nghiêm khắc về vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với những qui định gắt gao trong cơ chế quản lý xuất khẩu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá của Thái Lan, Indonexia và rút ra 6 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong giai đoạn Việt Namgia nhập WTO, có rất nhiền thời cơ cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang các thị trường nói chung và thị trường EU nói riêng, tuy nhiên xuất khẩu cá tra cũng sẽ gặp khơng ít những thách thức đang đợi phía trước. Do đó cần phải có giải pháp thích hợp để
đẩy mạnh phát triển xuất khẩu cá tra vào thị trường EU một cách hiệu quả và bền