2.3.1.3 .Thị trường Ba Lan
2.3.2 Khả năng cạnh tranh của cá tra trên thị trường EU
Cá da trơn được nuôi nhiều ở Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc, một ít ở Nam Mỹ. Các lồi chính có tên khoa học như Ictalurus punctatus (cá nheo Mỹ), pangasius spp (cá tra), pangasius hypophthalmus, Silurus asotus, Leiocassi longirostris, Pelteobagrus fulvidraco, ... trong đó các lồi pangasius, Ictalurus punctatus, Silurus asotus được nuôi với khối lượng lớn nhất và tập trung ở Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc chiếm trên 99% tổng sản lượng.
- Mỹ: Năm 2005, tổng sản lượng đạt 376.850 tấn, đối tượng chính là lồi có tên khoa học Ictalurus punctatus. Cá da trơn ở Mỹ được nuôi chủ yếu ở 4 Bang là
Alabama, Ankansas, Louisiana và Misissipi. Tuy nhiên, gần đây giá thành sản phẩm tăng do giá xăng và giá thức ăn tăng đã gây khó khăn cho người ni. Hơn nữa, thị trường cá da trơn Mỹ đang bị cạnh tranh bởi cá da trơn từ nước ngoài (Trung Quốc, Việt Nam, Nam Mỹ) nên nghề nuôi cá da trơn ở Mỹ hiện gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất thu hẹp dần.
- Trung Quốc: Nổi lên trở thành nhà xuất khẩu cá da trơn lớn nhất vào Mỹ (vượt qua Việt Nam). Xuất phát từ thị trường mở rộng hơn và nhu cầu nội địa rất
lớn nên sản lượng cá da trơn nuôi của Trung Quốc tăng rất nhanh, đạt 478.004 tấn vào năm 2005, tăng 100.000 tấn so với năm 2004 và tăng 160.000 tấn so năm 2003. Các đối tượng ni chính là Silurus asotus, Ictalurus punctatus, Pelteobagrus
- Đông Nam Á: Cũng là khu vực sản xuất cá da trơn quan trọng của thế
giới. Trong đó, nhiều nhất là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Inđơnêxia, Malaysia. Các nước khác sản xuất cá da trơn không đáng kể. Inđônêxia và Campuchia có sự tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 1999-2005 đạt 25%/năm đối với Inđônêxia và
đạt 49% đối với Campuchia.
- Thái Lan: Tổng sản lượng các loài cá da trơn ở Thái Lan tính đến năm
2005 là 130.784 tấn, trong đó lồi pangasius (giống cá tra Việt Nam) đạt 16.473 tấn. Vùng nuôi chủ yếu tập trung ở 2 tỉnh Mụcdahản và Ubôn Rắtchathani nằm ven sông Mê Kông, Đông Bắc Thái Lan. Vụ Nghề cá Thái Lan đã phối hợp với Viện Thực phẩm soạn thảo Kế hoạch phát triển cá da trơn năm 2005, mục tiêu của kế hoạch này là phát triển cá da trơn trên diện rộng, đem về giá trị xuất khẩu 10 tỷ bạt/năm (khoảng 312 triệu USD).
- Inđônêxia: Sản lượng cá da trơn ở Inđônêxia tăng khá nhanh trong giai đoạn 1999-2005, tốc độ tăng bình quân đạt 25%/năm để từ 27.350 tấn năm 1999
tăng lên 102.090 tấn vào năm 2005. Lồi được ni nhiều nhất có tên khoa học Clarias spp (khơng phải cá tra). Sản lượng cá tra của Inđônêxia năm 2005 đạt 32.575 tấn, tăng 8.600 tấn so năm 2004 và chiếm 32% tổng sản lượng cá da trơn cả nước. Ngành Thủy sản Inđônêxia đặt mục tiêu 10,16 triệu tấn vào năm 2010, tăng
hơn 2 triệu tấn so với năm 2007. Vốn đầu tư ban đầu 333,5 triệu USD tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ của ngành.
- Malaysia: Sau khi chính sách an ninh lương thực được ban hành gần đây, Chính phủ Malaixia đã đầu tư 342 triệu Ringgít để xây dựng 49 khu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, chính sách tập trung hơn vào các đối tượng tôm sú, rô phi và nhuyễn thể. Điều này đã thể hiện ở viện xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ trong những tháng đầu năm 2008 giảm so với trước đây. Theo kế hoạch phát triển NTTS đến năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Malaixia sẽ đạt
662.000 tấn, trị giá 6,9 tỷ Ringgít, tăng gấp 4 lần so với mức sản lượng hiện nay (theo Growfish).
- Các nước Đông Nam Á khác: Do cùng có sơng Mê Kơng chảy qua
Myanma, Lào và Campuchia cũng có nhiều lợi thế ni cá tra. Tuy nhiên, đến nay mỗi nước cũng chỉ sản xuất trên dưới 5.000 tấn cá tra, và như vậy, khi cá tra của ta
đã chiếm lĩnh thị trường thế giới thì vấn đề cần làm là duy trì lợi thế và thị phần sau đó tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới.
- Nam Mỹ: Cũng có nhiều nước ni cá da trơn như Braxin, Costa Rica, Êcuador, Chilê nhưng nhìn chung qui mơ ni ở các nước này còn nhỏ so với nước
ở khu vực khác, đặc biệt là so với cá tra của Việt Nam. Vì vậy, khả năng phát triển
trong tương lai của họ sẽ khó cạnh tranh một khi Việt Nam vẫn giữ được lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm. Tính đến năm 2005, tổng sản lượng cá da trơn của Braxin đạt 1.909 tấn, tăng 9% so với năm 2004, trong đó cũng chủ yếu là loài
Ictalurus punctatus. Cũng sản xuất loài cá này ở Costa Rica nhưng sản lượng chỉ đạt 169 tấn.
Như vậy, cá tra xuất khẩu vào thị trường EU dưới dạng cá tra fillet đông block và đông IQF. Chất lượng cá tra được đánh giá cao trên thị trường EU tính bổ dưỡng cao của cá thịt trắng, mùi vị trung tính. Hiện nay các doanh nghiệp ngày càng chú ý hơn vào việc đầu tư công nghệ – khoa học kỹ thuật trong khâu chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng nên tính cạnh tranh của cá tra xuất khẩu ngày càng
được nâng cao. Về giá xuất khẩu, sản phẩm cá tra có giá tương đối cạnh tranh hơn
so với các nước khác trên thị trường EU. Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường EU ở nhóm ngành cá nước ngọt là Tanzania và Trung Quốc.