Thành tựu và hạn chế trong chế biến xuất khẩu cá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực đồng bằng sông cửu long sang thị trường EU , luận văn thạc sĩ (Trang 55)

CHƯƠNG 2 Thực trạng xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang thị trường EU

2.2.6 Thành tựu và hạn chế trong chế biến xuất khẩu cá tra

2.2.6.1: Thành tựu

Xuất khẩu cá tra thể hiện khả năng lớn góp phần tạo nên sức tăng trưởng mạnh cho ngành thủy sản xuất khẩu. Về lượng cá tra là mặt hàng có sản lượng xuất khẩu lớn nhất và về giá trị xuất khẩu chỉ sau tôm sú.

Năm 2003, khi bộ thương mại Mỹ đánh thuế chống bán phá giá cá tra, các doanh nghiệp ĐBSCL tích cực tìm thị trường mới, chỉ sau năm năm cơ cấu thị

trường đã thay đổi: Mỹ chỉ còn 5.4 %, EU cao nhất 40 %, Nga 13 %, Mehico 4.1%, Ucraina 9.4 %, trung Quốc + Hồng Kơng 2.5%. Cá tra ĐBSCL đã có mặt 144 nước, sản lượng nuôi từ 22.500 tấn lên 1 triệu tấn. Theo nhận định của VASEP các thị

trường xuất khẩu cá tra ĐBSCL nhất là EU, Nga, tiếp tục có mức tăng trưởng cao. Các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đã nâng cấp, đầu tư các cơ sở sản xuất, đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm,

sản xuất mặt hàng mới, hàng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp đã áp dụng HACCP

đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.2.6.2: Hạn chế:

Tỉ lệ xuất khẩu cá tra dưới dạng thô như cá fillet đông block chiếm tỉ trọng rất lớn, hàng giá trị tăng như : cá tẩm bột; xuyên que; cá seasoning; tẩm gia vị chiếm tỉ trọng rất thấp.

Chất lượng sản phẩm cá tra chưa ổn định: tình trạng ngâm bơm tiêm phụ

gia tăng trọng trong cá, mạ băng cao (40%-50%) gây hậu quả giảm lượng đạm trong cá.

Tính cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ĐBSCL chưa cao mặc dù cá tra ĐBSCL đã được biết ở nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu được phân phối qua các nhà xuất khẩu và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác

nhau của nhà xuất khẩu chứ không phải thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Mức xuất khẩu cá tra hơn 1453 triệu USD (2008), đây là thành tích của ngành chế biến cá tra xuất khẩu, tuy nhiên mức này vẫn còn thấp so với tiềm năng phát triển nuôi trồng chế biến cá tra xuất khẩu.

Ở nhiều thị trường mạnh như: Nga, Mỹ, EU xuất hiện nguy cơ hạn chế tăng

trưởng xuất khẩu như Nga vì doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu mới được phép xuất vào Nga, Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá. EU luôn yêu cầu về an toàn chất lượng: vi sinh, kháng sinh, hàm lượng P2O5 trong cá tra … Một số thị trường tiềm năng phát triển tốt nhưng chưa khai thác hiệu quả: Brazin; Mexico; Ai Cập; Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE)…

2.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀO EU

2.3.1 Kết quả xuất khẩu cá tra vào EU 2005-2008

Cá tra của ĐBSCL mới được đưa vào rộng rãi trên thị trường EU từ năm

2003, sau khi xảy ra vụ Hiệp hội CFA kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này vào Mỹ - một sự kiện nổi bật năm 2002. Trong thời gian này, xuất khẩu cá tra của ĐBSCL tuy gặp rủi ro ở thị trường Mỹ, nhưng lại mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sang EU. Cùng với sự phục hồi xuất khẩu trở lại với thị trường EU sau những vấn đề về kiểm soát nghiêm ngặt an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường này, chất lượng hàng cá tra ĐBSCL đã đáp ứng yêu cầu của thị trường, cũng là lúc cá tra ĐBSCL được nhiều thị trường trên thế giới biết đến. Hình ảnh cá tra

Eurrofish, Seafood Business Tại Hội chợ CONXEMAR 2004, mặt hàng cá tra của

ĐBSCL đã xuất hiện khá nhiều trên các quầy trưng bày của một số nhà nhập khẩu

thủy sản Tây Ban Nha.

Bảng 2.6 Xuất khẩu cá tra của ĐBSCL sang thị trường EU

Đơn vị: KL (tấn) GT (triệu USD)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khối lượng 70 2.521 6.680 22.422 55.172 123.212 172.871 224.311

% tăng giảm 3501.43% 164.97% 235.66% 146.06% 123.32% 40.30% 29.76%

Giá trị 0.225 8,155 17,754 67,097 139,393 343,427 469,541 581,500

% tăng giảm 3524.44% 117.71% 277.93% 107.75% 146.37% 36.72% 23.84% Nguồn: tổng hợp số liệu của bộ thủy sản

Biểu đồ 2.4: Tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường EU

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU

0 50000 100000 150000 200000 250000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 t n 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 tr i u U S D

Khối lượng (tấn) Giá trị (triệu USD)

Sau vụ kiện bán phá giá cá tra sang Mỹ, cá tra ĐBSCL đã được biết và

chuyển hướng thâm nhập sang thị trường EU mạnh mẽ tăng 235% về khối lượng của năm 2004 so với năm 2003 và tăng 278% về giá trị.

Các năm tiếp theo xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang EU tiếp tục tăng không. Trong năm 2008, xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 224 triệu tấn, trị giá 851.5 triệu USD, tăng 29.8% về khối lượng và 23.8 % về giá trị với 4 thị trường chính là Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Đức. Các nước này cũng là thị trường hàng đầu ở EU đối với sản phẩm fillet cá nước ngọt đông lạnh. Việt Nam vẫn duy trì là nhà

Eu với 27 thành viên, tuy nhiên 27 thành viên nhập khẩu cá tra của ĐBSCL

được chia thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất gồm: Bỉ, Đức, Ý, Pháp, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Anh, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển. Đây là nhóm khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng và qui cách như cá tra phải trắng, trắng hồng, lột da, bỏ xương, sạch mở, cắt tỉa chỉ máu và dè đẹp. Giá của nhóm thị trường này khá cao ổn định.

Nhóm thứ hai gồm: Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Romania, Bulgaria. Nhóm thị trường này khơng địi hỏi cao về qui cách của cá tra như nhóm thứ nhất và giá bán của nhóm thị trường này cũng rẻ hơn

Ở đây tác giả nghiên cứu 3 ba thị trường điển hình chính của hai nhóm thị

trường nêu trên nhằm thấy được sự đa dạng của thị trường Eu trong việc tiêu thụ cá tra của ĐBSCL.

Thị trường Tây Ban Nha là thị trường đầu tiên biết đến về nhập khẩu cá tra của ĐBSCL. Trong những năm qua, đây là thị trường nhập khẩu cá tra đứng đầu và có sức ảnh hưởng lớn đến các thị trường khác trong khối Eu. Những biến động của thị trường này sẽ tác động đến các nước khác trong khối. Như năm 2005, Tây Ban

Nha phát hiện dư lượng Malachit green trong cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, những lô hàng hàng đã bị giữ kiểm tất cả và các doanh nghiệp có hàng bị nhiễm được vào danh sách đỏ cảnh báo toàn Eu.

Thị trường Hà Lan đại diện cho nhóm thứ nhất của Eu. Thị trường này trong những năm qua cũng là một trong những thị trường nhập khẩu cá tra lớn của

ĐBSCL. Xu hướng tiêu dùng, qui cách chế biến, qui cách đóng gói cá tra, giá cả

của các thị trường khác như Bỉ, Đức, Ý…đều giống thị trường Hà Lan.

Thị trường Ba Lan đại diện cho nhóm nước thứ hai, hầu hết là những nước

Đông Âu, tách ra từ Liên Xô cũ. Ba Lan là một trong những thị trường xuất khẩu cá

2.3.1.1 Thị truờng Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là nhập khẩu thủy sản lớn nhất EU và cũng là nước nhập khẩu cá tra lớn nhất của ĐBSCL trong khối EU.

Bảng 2.7 Tình hình xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang Tây Ban Nha

Đơn vị: KL (tấn) GT (triệu USD)

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khối lượng 109 941 6.903 12.718 25.090 36.133 46.237

% tăng giảm 763.30% 633.58% 84.24% 80.27% 44 % 27.96% Giá trị 355 2,472 21,895 34,412 72,732 101,016 121,863

% tăng giảm 596.34% 785.72% 57.17% 111.36% 38.89% 20.64%

Nguồn: tổng hợp số liệu của bộ thủy sản Trong năm 2008, xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang Tây Ban Nha đạt 46 ngàn tấn tăng 570 % so với 2004 và 27.96 % so với năm 2007 về khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt trên 121 triệu USD tăng 20.64 % so 2007.

Đặc điểm của thị trường tiêu dùng: Theo báo cáo của Intrafish, người

tiêu dùng mặt hàng cá nói chung cá tra nói riêng đều địi hỏi những thơng tin tốt từ cá họ mua về như: cá có tốt cho sức khoẻ khơng? Chế biến có nhanh khơng? Thương hiệu của nhà nhập khẩu cá có nổi tiếng được biết nhiều khơng? Mức tiêu thụ cá tra lớn nhất của Tây Ban Nha bao gồm: vợ chồng tuổi trung niên khơng có con cái và người lớn tuổi về hưu, những người đọc thân hoặc gia đình có trẻ nhỏ thì tiêu dùng ít sản phẩm cá.

Kênh phân phối: Hầu hết cá tra xuất khẩu sang Tây Ban Nha được phân

phối chủ yếu qua các nhà xuất khẩu và các đại lý, các nhà xuất khẩu và đại lý sau khi nhận hàng tại cảng sẽ phân phối cho các cơng ty tái đơng và đóng gói giao cho những nhà bán sỉ và các công ty chế biến, sau đó cá tra mới được phân phối đến nhà bán lẻ, quán ăn, nhà hàng, căn tin, trường học…

Sản phẩm: Cá tra bán tại thị trường Tây Ban Nha chủ yếu là fillet đông

lạnh; đông block 5kg/carton hoặc đông IQF 1kg/bag ( túi in).

Giá: Đối với các loại cá nước ngọt khác được nhập khẩu vào EU thì giá cá

tra có giá rất cạnh tranh thịt cá ngon, chất lượng khá tốt nên chiếm thị phần khống chế ở thị trường này.

Bảng 2.8 Giá và thị phần các nước xuất khẩu cá nước ngọt sang Tây Ban Nha Giá (Euro /kg) Thị phần (%) 2006 2007 2006 2007 Việt Nam 2.42 2.29 83 87 Tanzania 3.68 3.57 10 8 Hà Lan 3.3 3.4 5 2 Bồ Đào Nha 2.98 2.66 1 1 Uganda 3.76 3.65 1 1 Khác 2.61 2.83 1 1 Nguồn: Vasep Việt Nam và Tanzania vẫn tiếp tục là nhà cung cấp hàng đầu của thị trường cá nước ngọt đông lạnh philê Tây Ban Nha (không bao gồm các loại họ cá hồi và cá tráo). Việt Nam vẫn giữ mức thị phần khống chế với thị phần tăng từ 83% lên 87%. Việt Nam hiện đang có ưu thế lớn về mức giá cạnh tranh tại thị trường này cũng như tồn EU nói chung. Mức giá trung bình năm 2006 của Việt Nam là 2,42 euro/kg, năm 2007 là 2,29 euro/kg, cách khá xa so với mức 3,68 euro/kg năm 2006 và 3,57 euro/kg năm 2007 của Tanzania.

Xúc tiến: Như vậy để đẩy mạnh xuất khẩu cá tra các doanh nghiệp chú ý:

Vấn đề sức khoẻ, an toàn vệ sinh thực phẩm là lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng Tây Ban Nha khi tiêu thụ sản phẩm cá nói chung cá tra nói riêng.

Xuất xứ nguồn gốc cá tra cũng như những thông tin liên quan về nhà cung cấp rất được người tiêu dùng Tây ban Nha yêu cầu.

Giá cả cũng là yếu tố quyết định đến vấn đè tiêu dùng mặt hàng cá tra. Do cách sống đã thay đổi khi thời gian giành cho việc chuẩn bị bữa cơm ít đi, người

tiêu dùng Tây Ban Nha đòi hỏi sản phẩm phải sẵn sàng để ăn do đó cá tra cần chú ý

đến vấn đề này để đưa ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của một sản phẩm giá trị

gia tăng ít do chế biến.

Để xúc tiến thương mại ở thị trường này doanh nghiệp có thể tham gia hội

chợ CONXEMA đây là một trong những hội chợ chuyên về thủy sản lớn nhất Tây Ban Nha

2.3.1.2 Thị trường Hà Lan

Hà lan là một trong những nước tiêu thụ thủy sản dưới trung bình của EU, nhưng là nhà nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam.

Bảng 2.9 Tình hình xuất khẩu cá tra sang Hà Lan

Đơn vị: KL (tấn) GT (triệu USD)

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khối lượng 216 631 763 4.635 22.108 29.966 33.278

% tăng giảm 192.13% 20.92% 507.47% 376.98% 35.54% 11.05% Giá trị 728 1,877 2,467 11,924 65,250 87,438 91,996

% tăng giảm 157.83% 31.43% 383.34% 447.22% 34.00% 5.21%

Nguồn: tổng hợp số liệu của bộ thủy sản Trong năm 2008 xuất khẩu cá tra sang Hà Lan đạt 33 ngàn tấn tăng 11.05 % so với năm 2007 về khối lượng và 5.21 % về giá trị.Tốc độ tăng trưởng ở thị trường này chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, sức tiêu thụ cá tra ở thị trường này bị chựng lại

Hà Lan nhập khẩu chủ yếu cá tuyết, cá hồi và cá nước ngọt fillet đơng lạnh. Các nước xuất khẩu chính sang Hà Lan ( Việt Nam, Tanzania, Kenya và Uganda).

Bảng 2.10 Giá và thị phần các nước xuất khẩu cá nước ngọt sang Hà Lan Thị phần (%) Giá (Euro /kg) 2006 2007 2006 2007 Việt Nam 76 81 2.39 2.32 Tanzania 8 3 3.45 3.26 Đức 3 4 5.65 5.58 Trung Quốc 2 3 3.03 2.46 Nga - 3 5.75 6.49 Khác 11 6 Nguồn: Vasep Việt Nam vẫn chiếm thị phần khống chế tại thị trường nhập khẩu cá nước ngọt đông lạnh của Hà Lan với thị phần 67%. Tuy nhiên thị phần đã bị thu hẹp so

với 76% năm ngoái do sự gia tăng của Tanzania và Ðức. Xu hướng giảm giá xuất hiện với hầu hết các nhà cung cấp nằm ngoài Châu Âu tại thị trường này, đặc biệt là Trung Quốc có mức giảm mạnh mẽ từ 3,03EUR/kg xuống 2,46EUR/kg.

Kênh phân phối cá tra của Hà Lan qua nhiều nhà chế biến và bán sỉ trước khi đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên quan trọng nhất trong chuỗi vẫn là

nhà xuất khẩu và nhà bán lẻ siêu thị.

Để xuất khẩu sang Hà Lan cần chú ý :

Đây là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá vì cá tốt sức khoẻ và giá trị

dinh dưỡng cao, có thể thay thế đạm từ thịt.

Trong tiêu thụ cá họ rất chú ý đến mùi, dễ dàng chế biến. Ngoài ra giá cả cũng là yếu tố quyết định chính. Cụ thể như cá tra đã trở nên phổ biến nhanh chóng ở thị trường này do giá cạnh tranh hơn so với cá tuyết, cá minh thái. Cộng thêm mùi trung tính dể kết hợp thức ăn khác nên được nhiều người Hà Lan chấp

nhận.

Để xúc tiến thương mại ở thị trường này doanh nghiệp Việt Nam có thể

tham gia hội chợ BRUSSEL, Bỉ đây là một trong những hội chợ chuyên về thủy sản lớn nhất Châu Âu

2.3.1.3.Thị trường Ba Lan

Trong những năm gần đây, Ba Lan nổi lên là nhà nhập khẩu cá tra với tốc

độ tăng trưởng nóng

Bảng 2.11 Tình hình xuất khẩu cá tra sang Ba Lan

Đơn vị: KL (tấn) GT (triệu USD)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Khối lượng 155 547 5.202 27.328 38.578 37.056

% tăng giảm 252.90% 851.01% 425.34% 41.17% -3.95% Giá trị 384 1.612 12.097 66.624 88.399 81,026

% tăng giảm 319.79% 650.43% 450.75% 32.68% -8.34%

Nguồn: tổng hợp số liệu của bộ thủy sản Trong năm 2007 xuất khẩu cá tra sang Ba Lan đạt hơn 38 ngàn tấn, Kim ngạch xuất khẩu 88 triệu USD tăng 642% so năm 2005 và 41% so với năm 2006 về khối lượng; 630% so với 2005 và 32,68% năm 2006 về giá trị. Sau khi tham gia EU, Ba Lan là thị trường chính của cá tra ĐBSCL. Bên cạnh nhập khẩu cá nước ngọt Ba lan còn nhập cá nước ngọt khác như cá rô phi từ các nước khác.

Tuy nhiên sang năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên thị trường này giảm mạnh, giảm -8.34% so với năm 2007. Đây là kết quả do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Hàng ngàn containers xuất sang Ba Lan không thông quan được, phải trả về hoặc chuyển sang bán cho các thị trường khác do ngân hàng Ba Lan không đủ USD để bán ra cho các doanh nghiệp nhập khẩu Ba Lan.

Bảng 2.12 Giá và thị phần các nước xuất khẩu cá nước ngọt sang Ba Lan Thị phần (%) Giá (Euro /kg) 2006 2007 2006 2007 Việt Nam 89 91 2.11 1.89 Trung Quốc 1 4 2.58 2.01 Nga 1 1 4.54 4.85 Hà Lan 2 1 2.47 3.84 Kazakhstan 1 1 4.46 5.99 Lithuania 1 1 4.85 7.77 Khác 4 1 3.22 3.69 Nguồn: Vasep Quốc gia Châu Á liền sau Việt Nam tại thị trường này là Trung Quốc. Cho dù khối lượng philê cá nước ngọt đông lạnh hiện tại Ba Lan nhập khẩu từ Trung

Quốc chỉ là 1.650 tấn, nhưng Trung Quốc đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực đồng bằng sông cửu long sang thị trường EU , luận văn thạc sĩ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)