CHƯƠNG 2 Thực trạng xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang thị trường EU
2.3 Thực trạng xuất khẩu cá tra của ĐBSCL vào EU
2.3.1.1 Thị truờng Tây Ban Nha
Tây Ban Nha là nhập khẩu thủy sản lớn nhất EU và cũng là nước nhập khẩu cá tra lớn nhất của ĐBSCL trong khối EU.
Bảng 2.7 Tình hình xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang Tây Ban Nha
Đơn vị: KL (tấn) GT (triệu USD)
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khối lượng 109 941 6.903 12.718 25.090 36.133 46.237
% tăng giảm 763.30% 633.58% 84.24% 80.27% 44 % 27.96% Giá trị 355 2,472 21,895 34,412 72,732 101,016 121,863
% tăng giảm 596.34% 785.72% 57.17% 111.36% 38.89% 20.64%
Nguồn: tổng hợp số liệu của bộ thủy sản Trong năm 2008, xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang Tây Ban Nha đạt 46 ngàn tấn tăng 570 % so với 2004 và 27.96 % so với năm 2007 về khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt trên 121 triệu USD tăng 20.64 % so 2007.
Đặc điểm của thị trường tiêu dùng: Theo báo cáo của Intrafish, người
tiêu dùng mặt hàng cá nói chung cá tra nói riêng đều địi hỏi những thơng tin tốt từ cá họ mua về như: cá có tốt cho sức khoẻ khơng? Chế biến có nhanh khơng? Thương hiệu của nhà nhập khẩu cá có nổi tiếng được biết nhiều không? Mức tiêu thụ cá tra lớn nhất của Tây Ban Nha bao gồm: vợ chồng tuổi trung niên khơng có con cái và người lớn tuổi về hưu, những người đọc thân hoặc gia đình có trẻ nhỏ thì tiêu dùng ít sản phẩm cá.
Kênh phân phối: Hầu hết cá tra xuất khẩu sang Tây Ban Nha được phân
phối chủ yếu qua các nhà xuất khẩu và các đại lý, các nhà xuất khẩu và đại lý sau khi nhận hàng tại cảng sẽ phân phối cho các cơng ty tái đơng và đóng gói giao cho những nhà bán sỉ và các cơng ty chế biến, sau đó cá tra mới được phân phối đến nhà bán lẻ, quán ăn, nhà hàng, căn tin, trường học…
Sản phẩm: Cá tra bán tại thị trường Tây Ban Nha chủ yếu là fillet đông
lạnh; đông block 5kg/carton hoặc đông IQF 1kg/bag ( túi in).
Giá: Đối với các loại cá nước ngọt khác được nhập khẩu vào EU thì giá cá
tra có giá rất cạnh tranh thịt cá ngon, chất lượng khá tốt nên chiếm thị phần khống chế ở thị trường này.
Bảng 2.8 Giá và thị phần các nước xuất khẩu cá nước ngọt sang Tây Ban Nha Giá (Euro /kg) Thị phần (%) 2006 2007 2006 2007 Việt Nam 2.42 2.29 83 87 Tanzania 3.68 3.57 10 8 Hà Lan 3.3 3.4 5 2 Bồ Đào Nha 2.98 2.66 1 1 Uganda 3.76 3.65 1 1 Khác 2.61 2.83 1 1 Nguồn: Vasep Việt Nam và Tanzania vẫn tiếp tục là nhà cung cấp hàng đầu của thị trường cá nước ngọt đông lạnh philê Tây Ban Nha (không bao gồm các loại họ cá hồi và cá tráo). Việt Nam vẫn giữ mức thị phần khống chế với thị phần tăng từ 83% lên 87%. Việt Nam hiện đang có ưu thế lớn về mức giá cạnh tranh tại thị trường này cũng như tồn EU nói chung. Mức giá trung bình năm 2006 của Việt Nam là 2,42 euro/kg, năm 2007 là 2,29 euro/kg, cách khá xa so với mức 3,68 euro/kg năm 2006 và 3,57 euro/kg năm 2007 của Tanzania.
Xúc tiến: Như vậy để đẩy mạnh xuất khẩu cá tra các doanh nghiệp chú ý:
Vấn đề sức khoẻ, an toàn vệ sinh thực phẩm là lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng Tây Ban Nha khi tiêu thụ sản phẩm cá nói chung cá tra nói riêng.
Xuất xứ nguồn gốc cá tra cũng như những thông tin liên quan về nhà cung cấp rất được người tiêu dùng Tây ban Nha yêu cầu.
Giá cả cũng là yếu tố quyết định đến vấn đè tiêu dùng mặt hàng cá tra. Do cách sống đã thay đổi khi thời gian giành cho việc chuẩn bị bữa cơm ít đi, người
tiêu dùng Tây Ban Nha đòi hỏi sản phẩm phải sẵn sàng để ăn do đó cá tra cần chú ý
đến vấn đề này để đưa ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của một sản phẩm giá trị
gia tăng ít do chế biến.
Để xúc tiến thương mại ở thị trường này doanh nghiệp có thể tham gia hội
chợ CONXEMA đây là một trong những hội chợ chuyên về thủy sản lớn nhất Tây Ban Nha