VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP .HCM
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV HCMC
2.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV HCMC
( Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 % so với
2005 % so với 2006 % so với 2007
Tổng dư nợ 5,736 5,751 6,084 6,092 106.21% 105.93% 100.13%
Phân theo loại hình
- Dư nợ thương mại 5,195 5,329 5,871 5,960 114.73% 111.84% 101.52% - Dư nợ chỉ định, KHNN 541 422 213 132 24.40% 31.28% 61.97%
Phân theo kỳ hạn nợ
- Dư nợ trung dài hạn 2,696 2,760 2,312 2,056 76.26% 74.48% 88.93% - Dư nợ ngắn hạn 3,040 2,991 3,772 4,036 132.76% 134.96% 107.00%
- Dư nợ ngoài quốc doanh 1,836 2,300 3,833 2,397 130.59% 104.20% 62.54% - Dư nợ quốc doanh 3,900 3,451 2,251 3,695 94.73% 107.08% 164.14%
Phân theo loại tiền tệ
- Dư nợ VNĐ 3,499 3,451 3,864 4,431 126.64% 128.41% 114.67% - Dư nợ USD 2,237 2,300 2,220 1,661 74.25% 72.20% 74.82%
Tỷ lệ dư nợ cá nhân ( bán lẻ) 2.3% 4.25% 4.19% 2.54% 110.43% 59.76% 60.62%
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo 45% 51% 57% 65% 144.44% 127.45% 114.04%
( nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động BIDV HCM năm 2005-2008 )
− Tổng dư nợ cuối kỳ tính đến 31/12/2008 là 6.092 tỷ đồng, tuơng đương năm 2007, hoàn thành 100% kế hoạch BIDV giao. Thị phần tín dụng chiếm 1,39% so với địa bàn, giảm 0,27% so với năm 2007.
− Dư nợ ngắn hạn đến 31/12/2008 đạt 4.036 tỷ đồng, chiếm 66% tổng dư nợ, tăng 236 tỷ đồng (#6,23%) so với cuối năm 2007; Dư nợ trung dài hạn đạt 2.056 tỷ đồng, giảm 4% so với cuối năm 2007 (# 228 tỷ đồng), chiếm 34% tổng dư nợ.
− Dư nợ bình quân 2008 đạt 5.841 tỷ đồng, giảm 176 tỷ đồng (#3%) so với năm 2007. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ đạt 2,54%, hoàn thành 101% kế họach giao tuy nhiên có giảm 1,65% so với đầu năm.
− Dư nợ VND đạt 4.431 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm (#746 tỷ đồng), chiếm 73% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ đạt 1.661 tỷ đồng, giảm 738 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 27% tổng dư nợ. Nguyên nhân do NHNN hạn chế đối tượng cho vay bằng ngọai tệ trước tình hình lạm phát tăng cao vào thời điểm cuối năm, BIDV cũng đã thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ như ban hành các chính sách như kiểm sóat chặt chẽ cho vay nhập khẩu, chỉ tập trung cho vay nhập khẩu các nhóm mặt hàng thiết yếu, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu.
− Chuyển dịch cơ cấu tín dụng, tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo và tăng dư nợ ngòai quốc doanh và giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Tỷ trọng dư nợ Trung dài hạn giảm từ 40% (năm 2006) xuống còn 34%( năm 2008). Dư nợ có TSBĐ ngày càng tăng, từ 51% năm 2006 tăng lên 56% của năm 2008. Tỷ trọng dư nợ ngòai quốc doanh từ 49% năm 2006 tăng lên 59% năm 2008.
− Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế:
Bảng 2.4: Dư nợ theo ngành kinh tế của BIDV HCMC
( Đơn vị tính: tỷ đồng) S TT Ngành lĩnh vực hoạt động Năm 2006 Tỷ lệ Năm 2007 Tỷ lệ Năm 2008 Tỷ Lệ
1 Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 44,698 0.84% 110,851 1.89% 326,530 5.48% 2 Ngành công nghiệp 3,001,758 56.33% 3,070,086 52.29% 2,671,400 44.82% 3 Ngành xây dựng 705,413 13.24% 727,976 12.40% 689,483 11.57% 4 Ngành Bất động sản 359,698 6.75% 279,022 4.75% 272,227 4.57% 5 Ngành thương mại 600,366 11.27% 952,917 16.23% 828,283 13.90% 6 Ngành dịch vụ 246,099 4.62% 174,565 2.97% 145,397 2.44% 7 Ngành lĩnh vực khác 370,968 6.96% 555,583 9.46% 1,026,680 17.23% Tổng Dư nợ 5,329,000 100.00% 5,871,000 100.00% 5,960,000 100.00%
( Nguồn: thông tin tổng hợp từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV HCMC )
Nhìn chung tổng dư nợ của Chi nhánh qua các năm có tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao do trong giai đoạn từ 2005 đến nay, BIDV thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ dư nợ tín dụng, cơ cấu và sàng lọc lại khách hàng, kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm tiến tới cổ phần hóa BIDV (dự kiến là cuối năm 2009 đầu năm 2010).
− Song song với việc kiểm soát chặt chẽ dư nợ tín dụng, cơ cấu tín dụng cũng được đặt lên hàng đầu, theo đó, dư nợ tín dụng quốc doanh và dư nợ tín dụng trung dài hạn được kiểm soát và giảm dần nhằm đưa BIDV thốt khỏi “cái bóng của chính mình” trước đây đó là: ngân hàng chun phục vụ tín dụng cấp phát (cho vay kế hoạch nhà nước và chỉ định). Chính vì vậy, trong giai đoạn từ 2005 đến 2008 dư nợ tín dụng ngồi quốc doanh và dư nợ tín dụng thương mại tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên tổng dư nợ. Đi kèm với việc đẩy mạnh tín dụng ngồi quốc doanh thì tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo cũng tăng theo vì cho vay các DNNN thường đi kèm với tín chấp, về điểm này nguyên nhân là do, các DNNN thường chỉ được giao tài sản để quản lý chứ khơng có quyền sở hữu đối với tài sản.
− Bên cạnh đó, cho vay tín dụng cá nhân cũng được chú trọng phát triển, nếu năm 2005 tỷ lệ cho vay cá nhân chỉ ở mức 2.13% thì đến 2006, 2007 tỷ lệ này đã tăng lên trên 4% tổng dư nợ. Con số này tuy nhỏ, tuy nhiên nó thực sự thể hiện một bước chuyển đổi đáng kế trong cơ chế điều hành hoạt động tín dụng của BIDV, đó là giảm bớt dần lĩnh vực truyền thống trước đây cho vay kế hoạch nhà nước, chỉ
định, tập trung đẩy mạnh tín dụng lĩnh vực ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dung hướng đến một ngân hàng bán lẻ toàn diện. Tuy nhiên, đến năm 2008, do ảnh hưởng của tình hình suy thối kinh tế, lạm phát của đất nước, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng, thắt chặt cho vay, kiên quyết hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư chứng khoán, bất động sản .v.v. đặc biệt lĩnh vực tín dụng bán lẻ (trong cơ cấu tín dụng bán lẻ đa số là cho vay mua nhà ở, đất ở, cho vay mua ô tô) dư nợ ở mảng tín dụng này giảm mạnh. Thực tế, tín dụng bán lẻ tại BIDV HCM chưa được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài do đó nếu có phát sinh rủi ro thì cũng chỉ tác động ở mức thấp đến tổng danh mục cho vay của Chi nhánh.
− Chất lượng tín dụng : Cùng với q trình cải thiện cơ cấu tín dụng, quản lý
danh mục cho vay, việc kiểm sốt chất lượng tín dụng ln được BIDV HCM quan tâm thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu của BIDV HCMC
( Đơn vị tính : tỷ đồng, % )
TT Chi tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Tỷ lệ nợ quá hạn 2.75% 1.90% 0.85% 0.48% 2 Dư nợ quá hạn 158 109 50 29 3 Dư nợ hạch toán ngoại bảng 151 180 235 215 4 Xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR 59 64 - - - Tín dụng thương mại 47 64 - - - Tín dụng chỉ định & KHNN 12 - - - 5 Tỷ lệ nợ xấu - Theo điều 6/QĐ 493 12.67% 2.11% - - - Theo điều 7/QĐ 493 7.47% 3.25% 0.11% 6 Dư nợ xấu - Theo điều 6/QĐ 493 727 122 - - - Theo điều 7/QĐ 493 430 198 147
( nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động BIDV HCM năm 2005-2008).
− Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2008 đạt 0.11%. Nợ xấu phân lọai theo điều 7/QĐ493 là 6 tỷ đồng, giảm 427 tỷ đồng (#99%) so với năm 2006 là năm đầu tiên áp dụng phân loại theo điều 7/QĐ493.
− Nợ quá hạn đến đến 31/12/2008 là 29 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.48% tổng dư nợ, trong đó Nợ quá hạn thương mại 29 tỷ đồng, tăng 29 tỷ đồng so với đầu năm.
− Tận thu nợ hạch toán ngoại bảng đến 31/12/2008 là 39,4 tỷ đồng, trong đó tận thu nợ gốc đạt 37,7 tỷ đồng hòan thành 102% kế hoạch BIDV giao và 1,7 tỷ đồng nợ lãi.
Bảng 2.6 : Phân nhóm dư nợ theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
( Đơn vi tính : tỷ đồng )
Dư nợ STT Nhóm nợ
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Nhóm 1 1,881 3,093 4,405 4,065 2 Nhóm 2 2,654 1,441 713 712 3 Nhóm 3 257 217 198 147 4 Nhóm 4 24 - - - 5 Nhóm 5 262 214 - - Nợ xấu nhóm 3 + 4 + 5 543 430 198 147
( Nguồn: thông tin tổng hợp từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV HCMC )
Ghi chú: Tổng dư nợ các năm không bằng tổng dư nợ của Chi nhánh do một
số khách hàng không được xếp loại theo hệ thống tín dụng nội bộ như các khách
hàng cá nhân, khách hàng chưa có đủ số liệu báo cáo tài chính đầu kỳ và cuối kỳ, khách hàng dư nợ dưới 5 tỷ.
Trước khi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ra đời, việc xếp nhóm nợ khách hàng được đánh giá theo Điều 6 - Quyết định 493, đến năm 2006 BIDV HCMC áp dụng phân loại nợ theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cụ thể: Điều 6- Quyết định 493: 2.11%, Điều 7- Quyết định 493: 7.47 %.
Thực sự tỷ lệ nợ xấu khi xếp theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm dư nợ xấu tại chi nhánh tăng cao tại thời điểm ban đầu mới áp dụng, tuy nhiên, đến năm 2008, sau 02 năm khi đã hoàn toàn xếp nhóm nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì tỷ lệ nợ xấu và dư nợ xấu giảm đáng kể từ 430 tỷ đồng (7.47%) xuống 147 tỷ đồng (0.11%).
Đến năm 2008, trong khi tình hình kinh tế của cả nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, chi nhánh đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế
rủi ro tín dụng. Tình hình nợ xấu có chuyển biến mạnh theo hướng tích cực. Tuy nhiên, do đến cuối năm 2008 các doanh nghiệp xếp loại theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn cịn sử dụng báo cáo tài chính năm 2007 để xếp loại và những ảnh hưởng chưa bộc lộ hết, doanh nghiệp vẫn cịn khả năng cầm cự được, do đó, kết quả xếp loại từng kỳ trong năm vẫn chưa có nhiều biến động.