Chính sách tín dụng và dự phòng rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 64)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP .HCM

2.3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH

2.3.3 Chính sách tín dụng và dự phòng rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng tín

nhiệm doanh nghiệp 2.3.3.1 Chính sách tín dụng

Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA và AA :

- Mục tiêu “không ngừng tăng cường mở rộng, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV - Chính sách mở rộng, phát triển”.

- BIDV đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu về tín dụng, bảo lãnh, cho thuê tài chính các loại, trên cơ sở phải đảm bảo tỷ lệ giới hạn an toàn (về dư nợ, số dư bảo lãnh cao nhất đối với một khách hàng/nhóm khách hàng…) thơng qua các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh của BIDV. Đặc biệt Nhóm khách hàng này được xem xét khơng bị áp dụng các chính sách hạn chế trong việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế mà BIDV không ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ.

- Về bảo đảm tiền vay : BIDV xem xét, quyết định cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh đối với Nhóm khách hàng này được bảo đảm bằng tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và khơng có tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước. khách hàng nhóm này được BIDV xem xét

cho vay, bảo lãnh tối đa đến 100% dư nợ vay, số dư bảo lãnh không có tài sản

bảo đảm.

Chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng A và BBB :

- Mục tiêu “ tiếp tục duy trì và khơng ngừng phát triển bền vững các mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV - Chính sách duy trì, phát triển”.

- Nhóm khách hành này được xem xét, khơng bị áp dụng các chính sách hạn chế trong việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế mà BIDV không ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ.

tài sản hình thành từ vốn vay và khơng có tài sản bảo đảm theo đúng quy định của BIDV, của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời khách hàng nhóm này được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh tối đa đến 50% dư nợ vay, số dư bảo lãnh

khơng có tài sản bảo đảm.

Chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng BB và B :

- Với mục tiêu “ Tiếp tục duy trì tích cực các mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV - Chính sách duy trì”.

- Trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ, nếu có những biểu hiện bất thường trong hoạt động, như giảm sút doanh thu, lợi nhuận… hoặc do biến động về thị trường… thì BIDV sẽ xem xét việc bổ sung các điều kiện về bảo đảm tiền vay, về lãi suất, phí. Đồng thời, BIDV sẽ xem xét việc hạn chế cấp tín dụng, bảo lãnh hoặc tạm dừng có thời hạn ( 03 – 06 tháng ) việc cấp tín dụng, bảo lãnh.

- Về bảo đảm tiền vay: BIDV xem xét, quyết định cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh đối với Nhóm khách hàng này được bảo đảm bằng tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo đúng quy định của BIDV, của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước. Yêu cầu 100% dư nợ cho vay mới phải được bảo đảm bằng tài sản.

Chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng CCC và CC:

- Mục tiêu “duy trì các mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV đảm bảo việc thu hồi được nợ vay – Chính sách rút lui”, BIDV sẽ dành các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng hoạt động của khách hàng đạt mục tiêu sớm thu hồi được nợ vay của BIDV.

- Trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ, nếu có những biểu hiện bất thường trong hoạt động, như giảm sút doanh thu, lợi nhuận… hoặc do biến động về thị trường… thì BIDV sẽ xét xét việc bổ sung tăng các điều kiện về bảo đảm tiền vay, về lãi suất, phí. Đồng thời, BIDV sẽ xem xét hạn chế cấp tín dụng, bảo lãnh hoặc dừng việc cấp tín dụng, bảo lãnh.

- Về bảo đảm tiền vay: BIDV xem xét, quyết định cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh đối với Nhóm khách hàng này được bảo đảm bằng tài sản, bảo đảm bằng

tài sản hình thành từ vốn vay theo đúng quy định của BIDV, của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước. Đảm bảo 100% dư nợ cho vay mới, bảo lãnh phải được bảo

đảm bằng tài sản.

Chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng C và D :

- Mục tiêu “ tăng cường các biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay – Chính sách thu hồi nợ”.

- BIDV khơng cho vay mới, bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này đồng thời đặt đối tượng khách hàng này trong diện kiểm sốt đặc biệt, tăng cường đơn đốc, thực hiện các biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay của BIDV.

- Về bảo đảm tiền vay: Thường xuyên phải rà soát tài sản đảm bảo, định giá lại… và yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm (nếu được). Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định để thu hồi nợ.

2.3.3.2Chính sách dự phịng rủi ro

- Căn cứ vào kết quả của Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống

Xếp hạng Tín dụng Nội bộ Phân loại Nhóm nợ

AAA AA A Nợ nhóm 1 BBB BB Nợ nhóm 2 B CCC CC Nợ nhóm 3 C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5 Trong đó :

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng

đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh

giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng

đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh

giá là khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín

dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

- Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với các nhóm nợ áp dụng theo quy định tại tại Điều 7 – Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau :

Nhóm 1 : 0%

Nhóm 2 : 5%

Nhóm 3 : 20%

Nhóm 4 : 50%

Nhóm 5 : 100%.

2.3.4 Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín nhiệm của BIDV

2.3.4.1Ưu điểm

Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tại BIDV đã cho thấy đây là một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng, thể hiện:

• Việc phân loại khách hàng đã giúp cho ban lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về danh mục tín dụng của BIDV từ đó có chính sách tín dụng phù hợp. Để phù hợp với thực tế tình hình tín dụng và đặc thù của BIDV sau khi ban hành chính sách khách

hàng dựa trên kết quả phân loại, BIDV đã kịp thời thay đổi chính sách khách hàng. Căn cứ vào kết quả xếp loại khách hàng đang quan hệ tín dụng, BIDV điều chỉnh danh mục khách hàng, mạnh dạn mở rộng đối tượng phục vụ khách hàng theo hướng phát triển đến lĩnh vực sản xuất, thương mại, xuất khẩu hoặc ngoài lĩnh vực xây lắp truyền thống.

• Kết quả xếp loại được sử dụng như là một căn cứ để xác định lãi suất cho vay. Lãi suất vay và phí bảo lãnh áp dụng cho mỗi khách hàng sẽ khác nhau tương ứng với kết quả xếp hạng. Doanh nghiệp được xếp hạng có mức độ rủi ro thấp thì sẽ được hưởng lãi suất thấp và ngược lại. Điều đó cho phép BIDV thực hiện hoạt động tín dụng theo hướng tích cực, đầu tư hay cho vay đúng đối tượng và hạn chế được rủi ro tốt hơn.

• Dựa trên dữ liệu thu thập được, BIDV tiến hành xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Với phương pháp và hệ thống xếp hạng tín nhiệm sẵn có, chỉ trong thời gian ngắn sẽ biết được khách hàng xếp hạng nào, có nằm trong diện được ngân hàng đặt quan hệ hay không. Nếu hạng thấp hơn mức quy định để cho vay, BIDV sẽ từ chối. Nếu hạng của khách hàng phù hợp quy định định để cho vay, BIDV sẽ tiến hành phân tích và thẩm định các yếu tố khác trước khi quyết định cho vay như phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo, tư cách pháp nhân…Như vậy kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng là một căn cứ khoa học, khách quan để cấp tín dụng của BIDV.

• Từ khi BIDV thực hiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng, việc phịng ngừa rủi ro tín dụng đã được nâng lên. Định kỳ hàng quý, BIDV đều thực hiện xếp hạng lại tín nhiệm khách hàng từ đó đưa ra cách ứng xử thích hợp. Đối với những khách hàng xuống hạng cho thấy rủi ro cho vay cho khoản vay đã gia tăng, BIDV cần phải có ngay những ứng xử thích hợp như giảm dư nợ, yêu cầu tài sản đảm bảo bổ sung…Đối với những khách hàng tăng hạng cho thấy mức tín nhiệm của khách hàng đã gia tăng, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, rủi ro cho khoản vay giảm xuống, trong trường hợp này BIDV sẵn sàng áp dụng một số quy định có tính ưu đãi hơn như số tiền cho vay có thể lớn hơn giá trị tài sản đảm

2.3.4.2 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được của hệ thống xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam như hiện nay, thì hệ thống cũng còn một số hạn chế nhất định cụ thể:

Tính trung thực, minh bạch của các thông số đầu vào theo báo cáo tài

chính cịn hạn chế : Tuy BIDV cũng đã quy định thêm trọng số điểm các chỉ tiêu tài chính căn cứ vào báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm tốn hay khơng (có kiểm tốn thì trọng số 35% và khơng được kiểm tốn thì trọng số 30 %) nhưng đối với nhóm khách hàng báo cáo tài chính khơng qua kiểm tốn việc kiểm tra tính trung thực, minh bạch của các số liệu này là tương đối khó khăn (hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào số liệu và thông tin do khách hàng cung cấp), từ đó ảnh hưởng lớn đến kết quả đánh giá xếp hạng khách hàng của BIDV.

Chưa có sự khác biệt trong thang điểm đối với những Doanh nghiệp có

niên độ kế toán khác nhau: Một số Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường có niên độ kế tốn khác với các doanh nghiệp trong nước ( thông thường là

từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm) trong khi hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào mùa vụ kinh doanh ( Vd : mùa mưa, dịp tết nguyên đán … ) dẫn đến sai lệch trong đánh giá số liệu báo cáo tài chính giữa các Doanh nghiệp.

Chưa có phương pháp đánh giá phù hợp đối với các Doanh nghiệp kinh

doanh đa ngành nghề: Khi đánh giá xếp hạng đối với các Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề thì hệ thống xếp hạng của BIDV chỉ có thể thực hiện đánh giá xếp loại theo ngành mà Doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu cao nhất điều này dẫn đến việc chưa thể phản ánh hết được những ảnh hưởng cũng như tác động của các mảng kinh doanh còn lại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

• Đối tượng xếp hạng tín nhiệm cịn hạn chế: Hiện tại hệ thống xếp hạng tín nhiệm BIDV chỉ mới thực hiện việc xếp hạng cho các khách hàng là doanh nghiệp, chưa thể xếp hạng các khách hàng là các pháp nhân hành chính (như bệnh viện, cơ quan hành chính sự nghiệp…) và các doanh nghiệp mới thành lập chưa có đủ báo

cáo tài chính 02 năm. Hiện các khách hàng này buộc phải xếp loại theo tuổi nợ như Điều 6 –Quyết định 493. Do đó rất bị động trong việc xác định mức độ rủi ro của nhóm khách hàng này.

Các bộ chỉ tiêu xếp hạng theo ngành chưa đầy đủ: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV bao gồm 35 ngành nghề hiện tại chưa bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà BIDV đang quan hệ tín dụng.

Chưa có những tiêu chí xếp hạng đặc thù để phân biệt giữa các doanh

nghiệp nhỏ và lớn: Hệ thống xếp hạng nội bộ của BIDV chỉ mới xây dựng được sự

khác biệt về tỷ trọng điểm giữa các Doanh nghiệp theo các quy mô lớn – vừa – nhỏ . tuy nhiên tất cả các Doanh nghiệp hiện đang sử dụng chung các tiêu chí xếp hạng. Trong khi đặc thù các doanh nghiệp nhỏ thường có báo cáo tài chính kém chưa phản ánh đúng kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp ( để đối phó với chính sách thuế ), ngoài ra một số chỉ tiêu phi tài chính có tính chất vĩ mơ chủ yếu xây dựng cho các doanh nghiệp lớn không phù hợp so với doanh nghiệp nhỏ, do đó cần có bộ chỉ tiêu riêng đặc thù cho loại hình doanh nghiệp này.

Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng:

o Các chỉ tiêu tài chính

- Khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, BIDV chủ yếu sử dụng các chỉ số tài chính thơng thường mà chưa chú trọng đến các chỉ số tài chính quan trọng khác như nhóm các chỉ tiêu về lưu chuyển tiền tệ. Các hệ số tài chính có thể làm sáng tỏ về khả năng sinh lợi, hiệu quả quản lý tài sản có, tài sản nợ của doanh nghiệp nhưng khơng trực tiếp nói lên số tiền mà doanh nghiệp sẵn có trong những khoảng thời gian khác nhau để hoàn trả đúng hạn các khoản vay. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phải được kết hợp phân tích với lưu chuyển tiền tệ để hiểu được doanh nghiệp có tiền từ đâu và tiền đã được sử dụng như thế nào nhằm đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh và thanh toán của doanh nghiệp.

- Một vài chỉ tiêu tài chính theo tiêu thức nước ngồi áp dụng ở Việt Nam còn chưa thật sự phù hợp chủ yếu do các tiêu chí này được tổ chức tư vấn đánh giá điểm

trường kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước có nhiều nhiều khác biệt ảnh hưởng đến điểm số và kết quả đánh giá.

o Các chỉ tiêu phi tài chính

- Vị thế cạnh tranh là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá rủi ro và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hai doanh nghiệp có rủi ro tài chính như nhau nhưng sẽ có thứ hạng rất khác nhau tùy vào các thách thức đến từ môi trường kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp gặp phải và các cơ hội kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có được và có thể nắm bắt được, tức là tùy thuộc vào vị thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Hiện tại hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của BIDV vẫn còn thiếu các tiêu thức để phân tích vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Rủi ro ngành cũng là một chỉ tiêu quan trọng để phân tích xếp hạng doanh nghiệp bởi vì đây là loại rủi ro hệ thống, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau sẽ chịu tác động về rủi ro của ngành đó. Hiện tại BIDV chưa xây dựng được đầy đủ các tiêu thức để phân tích rủi ro ngành. Mặt khác, các thông tin, số liệu kinh tế vĩ mô liên quan đến ngành kinh tế, thông tin về thị trường trong và ngồi nước có thể sử dụng trong phân tích rủi ro ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động có độ tin cậy chưa cao ( chủ yếu phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)